Tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên bằng quy trình chặt chẽ, phù hợp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 70 - 78)

chẽ, phù hợp

* Ý nghĩa của biện pháp

Quy trình được hiểu là thứ tự các bước tiến hành trong một quá trình sản xuất. Trong kế hoạch đã có đầy đủ nội dung hoạt động mà xét về khía cạnh nào đó giống như các bước. Nhưng đó không phải và không thể hiện đầy đủ quy trình. Quy trình đòi hỏi phải thực hiện tuần tự, nề nếp giống như các quy định để hoạt động vận hành trơn tru, nhanh, hiệu quả.

Từ khi bắt đầu làm kế hoạch cho đến khi kết thúc, tổng kết là một quá trình gồm nhiều bước. Đặc điểm của của hoạt động BDGV là trong một năm có nhiều lớp với nhiều nội dung chuyên đề khác nhau. Có khi hết lớp này đến lớp khác. Có khi vài ba lớp cùng học. Như vậy các bước của quá trình vừa tuần tự vừa lồng vào nhau. Thậm chí, có những bước nhỏ trong một bước. Xây dựng thành quy trình, chuẩn hóa các quy trình đó trong đơn vị, tạo thành nề nếp và thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại nhiều kết quả, hiệu quả tốt đẹp.

Vì vậy, người quản lý muốn điều khiển tốt quá trình BDGV cần phải xác định và xây dựng quy trình để mọi người thực hiện một cách đồng bộ, hệ

thống, không rối, không lỏng lẻo. Có như vậy thì hoạt động BDGV ứng dụng CNTT mới suôn sẻ, đạt chất lượng và hiệu quả tốt. Thực tế đã cho thấy xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình BDGV đã làm cho chất lượng BDGV được nâng lên, cả người dạy và người học hài lòng, các nhà trường tin cậy.

* Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện

Để hoạt động BDGV ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho GV THCS Hải Phòng đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả cần có các quy trình cụ thể sau:

+ Quy trình thực hiện hoạt động BD năm

Bước 1: Quán triệt nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ BDGV ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT..., nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp BDGV của TTDDT.

Những nội dung đó đã được thực hiện đều đặn, rải đều trong cả năm thông qua các sinh hoạt tập thể như hội nghị cán bộ công chức, triển khai các chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước hay các buổi họp cơ quan hàng tháng. Tuy nhiên, bắt đầu vào một năm BDGV vẫn cần thiết phải quán triệt thêm, kỹ lưỡng như một lần nhấn mạnh, định hướng sự tập trung suy nghĩ của mọi cán bộ, giảng viên.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch BDGV năm

Trên cơ sở nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ BDGV ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT..., tiếp cận nhu cầu ứng dụng CNTT tại các trường học và cân đối nguồn lực của TTTH gồm con người, cơ sở vật chất (máy tính, thiết bị, phòng học...), tài chính để xây dựng kế hoạch BDGV một năm. Xây dựng kế hoạch BDGV năm được tiến hành theo các bước sau:

- Bước 2.1: Đề xuất chuyên đề BDGV năm

dưỡng mới. Cho nên, đề xuất chuyên đề BDGV năm gồm cả việc rà soát, lựa chọn các chuyên đề đã bồi dưỡng và suy nghĩ, cân nhắc đưa ra chuyên đề mới. Quá trình hình thành các chuyên đề BDGV để đề xuất với Sở GD&ĐT cũng được tiến hành tuần tự. Đầu tiên, từng giảng viên rà soát, suy nghĩ và ghi đề xuất của mình vào giấy. Tiếp theo, các phòng chuyên môn họp, thảo luận, thống nhất đề xuất chung. Cuối cùng, là hội nghị lãnh đạo, cốt cán TTTH bàn bạc, thông qua và thống nhất các chuyên đề sẽ BDGV trong năm tới.

- Bước 2.2: Xây dựng và duyệt kế hoạch BDGV năm

hòng đào tạo bồi dưỡng tiếp thu, tổng hợp các đề xuất đã thống nhất trong hội nghị lãnh đạo, cốt cán để xây dựng kế hoạch BDGV năm. Kế hoạch BDGV năm được giám đốc TTTH ký kèm tờ trình để Sở GD&ĐT duyệt.

Bước 3: Kiểm tra, hoàn thiện các điều kiện để tiến hành BDGV

Khi Sở GD&ĐT đồng ý, thông qua kế hoạch BDGV năm thì TTTH khẩn trương bắt tay vào bước tiếp theo là kiểm tra, hoàn thiện các điều kiện để tiến hành BDGV. Các việc thực hiện ở bước này là:

- Bước 3.1: Xây dựng chương trình, tài liệu cho từng chuyên đề. Nếu là chuyên đề đã bồi dưỡng thì phải tiến hành rà soát, chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu cho hoàn thiện và phù hợp hơn. Nếu là chuyên đề mới đề xuất thì phải xây dựng chương trình tài liệu mới. Dù là chuyên đề đã bồi dưỡng hay chuyên đề mới cũng phải tiến hành các việc đúng quy trình sau: Chương trình, tài liệu của mỗi chuyên đề được giao cho một người nắm vững chuyên đề đó soạn thảo. Soạn thảo xong, chương trình, tài liệu đó đưa ra bàn bạc, thảo luận, thông qua ở nhóm chuyên gia gồm từ 3 đến 5 người đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ chuyên đề đó. Lãnh đạo TTTH xem lần cuối rồi in chương trình tài liệu đó ra gửi Sở GD&ĐT thẩm định. Sau khi thẩm định, chương trình, tài liệu chính thức đưa vào sử dụng BDGV.

- Bước 3.2: Rà soát, bồi bổ kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giảng viên nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc lên lớp. Nếu có một đội ngũ giảng viên am tường các chuyên đề bồi dưỡng với các mức độ nông, sâu khác nhau thì việc phân công giảng viên, tổ chức BDGV rất chủ động, thuận lợi. Do vậy, việc rà soát, bồi bổ kiến thức, kỹ năng cho giảng viên được quan tâm lúc này là rất cần thiết, phù hợp. Tuy đã chú trọng đến kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên liên tục trong cả năm, nhưng khi đã có kế hoạch BDGV thì càng phải quan tâm, chuẩn bị kỹ càng hơn. Lúc này cần phải chú trọng đến kiến thức, kỹ năng của đội ngũ giảng viên ở các chuyên đề mới. Các cách làm để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giảng viên có nhiều tác dụng là phân công, giao nhiệm vụ sẽ làm giảng viên cho từng nhóm, hoặc tổ chức các buổi tập huấn hay tự bồi dưỡng lẫn nhau trong Trung tâm, hoặc tổ chức thi sử dụng, ứng dụng các phần mềm tới đây sẽ BDGV.

- Bước 3.3: Kiểm tra, chỉnh sửa máy tính, máy chiếu, hệ thống mạng: Cần phải kiểm tra số lượng, chất lượng các máy tính, máy chiếu, thiết bị và hệ thống mạng có đáp ứng đủ yêu cầu của nội dung, số lượng BDGV hay không. Nếu phát hiện ra hỏng hóc, hay bất cập thì có phương án sửa chữa, bổ sung kịp thời. Không để xảy ra tình trạng “nước đến chân mới nhảy” hay khai giảng xong vào học mới phát hiện ra rồi vội vàng khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả BDGV.

- Bước 3.4: Kiểm tra, tu bổ phòng học (bàn, ghế, bảng, đèn, điều hòa) và các diều kiện khác phục vụ BDGV.

Để hoạt động BDGV đạt được mục tiêu, có chất lượng tốt phải chú ý đến các điều kiện phục vụ dạy học như bàn ghế, bảng, đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ trong phòng học, coi xe, nước uống, nhà vệ sinh... cần quan tâm tu bổ trước khi bắt tay vào BDGV để người giáo viên THC đến dự bồi dưỡng tăng thêm sự hài lòng, yên tâm học tập. Đôi khi chỉ sơ suất, thiếu sót

nhỏ ở những điều kiện phục vụ lại gây khó chịu lớn, thậm chí phản ứng dữ dội từ người học.

Bước 4: Thực hiện BDGV

Hoạt động BDGV nói chung, BDGV cấp THC nói riêng được thực hiện gần như cả năm. Nhưng không phải liên tục. Dịp hè, có thể thực hiện bồi dưỡng nhiều lớp liên tục. Có thời kỳ các nhà trường và giáo viên đều bận để chuẩn bị khai giảng, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học TTTH phải ngừng BDGV 2 đến 3 tuần. Ngay từ khi xây dựng kế hoạch đã chú trọng đến đặc điểm đó mà phân bổ thời gian tiến hành BDGV phù hợp để không ảnh hưởng đến các hoạt động của các giáo viên trong nhà trường. Do vậy, thực hiện BDGV một năm là thực hiện từng lớp và cộng dồn trong năm. Khi thực hiện BDGV từng lớp cũng phải có quy trình, nề nếp thì mới ăn khớp, suôn sẻ.

Quy trình thực hiện một lớp BDGV được trình bày ở sau bước 4.

Bước 5: Tổng kết hoạt động BDGV

Việc gì cũng thế, hoạt động nào cũng vậy, có bắt đầu thì có kết thúc, có khai giảng thì có bế giảng. Qua một năm thực hiện BDGV cần thiết phải tổng kết hoạt động BDGV. Tổng kết là nhằm đánh giá hoạt động BDGV trong một năm, những mặt được cùng những mặt chưa được để có những rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn hoạt động BDGV trong năm tới.

Để có tổng kết BDGV năm đầy đủ, bổ ích cần theo dõi, tổng hợp từ tất cả tổng kết các lớp BDGV trong năm và xem xét đến tất cả các bước, các khâu từ đầu đến cuối của quá trình BDGV của năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng kết hoạt động BDGV phải được trình bày và thảo luận dân chủ trong đội ngũ cán bộ, giảng viên TTTH. au đó, viết thành báo cáo và họp với lãnh đạo cùng các chuyên viên CNTT của Sở GD&ĐT để xin ý kiến nhận xét và chỉ đạo cho năm tới.

+ Quy trình thực hiện một lớp BDGV Bước 1: Triệu tập học viên

Để việc cử người dự học và sau đó triển khai tốt ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường được thực hiện nghiêm túc và đúng chỉ đạo của Sở GD&ĐT thì việc triệu tập học viên cần do Sở GD&ĐT ban hành. Tuy nhiên, là đơn vị tham mưu, đề xuất kế hoạch BDGV năm nên TTTH bám sát vào kế hoạch BDGV năm đã được Sở GD&ĐT duyệt để soạn thảo công văn triệu tập trình lãnh đạo Sở ký, ban hành. Để tránh ban hành nhiều công văn, mỗi tháng một lần triệu tập gồm tất cả các lớp BDGV sẽ thực hiện trong tháng. Trong công văn cần nêu rõ căn cứ mở lớp, triệu tập BDGV, tên chuyên đề, nội dung chính của chuyên đề, thời gian, địa điểm BDGV, ngày giờ khai mạc lớp học. Công văn triệu tập cần gửi các Phòng Giáo dục, nhà trường trước khai giảng lớp học đầu tiên của tháng từ 5 đến 7 ngày để họ còn cử người, sắp xếp công việc.

Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện để tiến hành lớp BDGV cụ thể

Bắt đầu năm BDGV đã có bước kiểm tra, hoàn thiện các điều kiện để tiến hành BDGV. Tuy vậy, mỗi khi thực hiện một lớp BDGV cần phải chuẩn bị các điều kiện để tiến hành lớp BDGV một cách cụ thể. Theo công văn triệu tập, trước khi khai giảng lớp học từ 5 đến 7 ngày phải tiến hành:

- hòng đào tạo bồi dưỡng lập kế hoạch thực hiện lớp BDGV. Trong kế hoạch thực hiện lớp BDGV nêu rõ tên chuyên đề BD, địa điểm (phòng học), nội dung cụ thể từng phần, thời lượng (số tiết), tên giảng viên cùng trợ giảng. Kế hoạch thực hiện này được giao cho giảng viên để chuẩn bị bài lên lớp, được dán bảng để mọi người biết, thực hiện các việc theo chức trách phục vụ lớp học và được lưu hồ sơ giáo vụ.

- Họp phân định, nhắc nhở các phòng ban, giáo vụ các nhiệm vụ phục vụ lớp học.

- Giảng viên cùng trợ giảng trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra phòng học, máy tính, thiết bị, cài đặt phần mềm dạy học cho các máy.

- Giáo vụ chuẩn bị hồ sơ lớp học giao cho giảng viên, chuẩn bị buổi khai mạc

- Phòng hành chính chuẩn bị nước uống, coi xe, vệ sinh chung

Bước 3: Khai giảng lớp BDGV cụ thể

Khi giáo viên THC đến dự học theo công văn triệu tập thì công việc đầu tiên là tập trung khai giảng. Khánh tiết của khai giảng được chuẩn bị chu đáo. Khai giảng lớp BDGV cụ thể tổ chức ngắn gọn, thiết thực, chỉ trong vòng 30 phút để vào chương trình học ngay. Tại lễ khai giảng, các nội dung chính gửi tới người học là mục đích, yêu cầu cần đạt được, kế hoạch thực hiện lớp BDGV; phổ biến nội quy học viên; thông báo phân chia lớp học, nơi học.

Bước 4: Thực hiện giảng dạy lớp BDGV cụ thể.

Sau khai giảng, học viên về ngay lớp của mình, nhận tài liệu và bắt đầu vào chương trình, nội dung học tập.

Bước 5: Tổng kết lớp BDGV cụ thể.

- Bước 5.1: Lấy ý kiến học viên

- Bước 5.2: Kiểm tra cuối khóa:

Để tiến tới tổng kết, theo kế hoạch thực hiện lớp BDGV cụ thể, giảng viên phải cho kiểm tra cuối khóa học. Bài kiểm tra cuối khóa học của bất kỳ chuyên đề nào cũng yêu cầu học viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thao tác đã học để ứng dụng vào bài lên lớp ở trường THCS.

- Bước 5.3: Cấp giấy chứng nhận hoàn thành bồi dưỡng về chuyên đề cụ thể:

Nhận được kết quả kiểm tra cuối khóa từ giảng viên, giáo vụ khẩn trương in giấy chứng nhận hoàn thành bồi dưỡng.

- Bước 5.4: Phòng đào tạo bồi dưỡng tổng hợp các ý kiến học viên, làm báo cáo tổng kết lớp học.

- Bước 5.5: Tổ chức tổng kết lớp BDGV cụ thể.

Kết thúc mỗi lớp BDGV đều dành 45 đến 60 phút tiến hành tập trung tổng kết. Trong buổi tổng kết, bên cạnh những nội dung mang tính thủ tục diễn ra ngắn gọn như đọc báo cáo tổng kết, ý kiến phát biểu của lãnh đạo, giảng viên học viên, phát giấy chứng nhận... thì quan trọng nhất là cho học viên trình bày bài kiểm tra cuối khóa học, ít nhất là 3 bài/ lớp. Các bài kiểm tra cuối khóa học được trình bày vừa để báo cáo kết quả học tập vừa để các học viên thêm một dịp trao đổi, học tập lẫn nhau nhằm vận dụng tốt nhất các kiến thức, kỹ năng, thao tác đã học để ứng dụng vào dạy học của mình ở trường THCS. Chính vì vậy mà buổi tổng kết trở nên thiết thực, bổ ích.

+ Quy trình thực hiện một việc của một lớp BDGV

Ví dụ 1: Việc tổ chức khai giảng của một lớp BDGV: gồm các bước - Phân công công việc cho các bộ phận

- Gửi giấy mời đại biểu ( nếu có )

- Chuẩn bị hội trường: Trang trí, loa đài...

- Tiếp đón, hướng dẫn đại biểu, người học vào hội trường

- Khai giảng: Ngắn gọn 30 phút theo chương trình chung cho các buổi khai giảng

- Thu dọn hội trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 2: Việc cấp giấy chứng nhận BD cho học viên: gồm các bước - Giáo vụ nhận bảng điểm từ giảng viên, kiểm tra lại, trình ký. - Nhập kết quả vào máy tính.

- In giấy chứng nhận - Trình ký

- Phân công công việc cho các bộ phận - Gửi giấy mời đại biểu (nếu có)

- Chuẩn bị hội trường: trang trí, loa đài...

- Tiếp đón, hướng dẫn đại biểu, người học vào hội trường - Bế giảng: theo chương trình chung cho các buổi bế giảng - Thu dọn hội trường

Bằng cách đưa các việc của hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT thành quy trình cụ thể, chuẩn hóa các quy trình đó và tổ chức thực hiện nghiêm túc sẽ tạo thành nề nếp, ăn khớp, sẽ mang lại nhiều kết quả, hiệu quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 70 - 78)