Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 59 - 62)

giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH

a/ Cái được: Đa số giáo viên THC của Hải hòng, đặc biệt các giáo viên trẻ có khả năng sử dụng CNTT khá tốt. Trang thiết bị CNTT ở các trường THC của Hải hòng bước đầu đã được bổ sung. Các lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến việc yêu cầu giáo viên vận dụng CNTT vào dạy học và một số giáo viên đã vận dụng có hiệu quả CNTT vào dạy học.

b/ Cái chưa được: ột số giáo viên, đặc biệt giáo viên lớn tuổi có trình độ CNTT kém, ngại ứng dụng CNTT vào dạy học. Trang thiết bị CNTT trang bị không đồng bộ và ở một số trường THC còn quá thiếu làm hạn chế khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học. Việc kiểm tra khả năng vận dụng CNTT của giáo viên chưa được coi trọng. Cán bộ quản lý giáo dục cấp ở có đề ra chủ trương nhưng chủ trương chưa được quán triệt sâu rộng cho mọi giáo viên và chưa làm tốt công tác đánh giá giáo viên theo yêu cầu có sử dụng CNTT cho dạy học, đặc biệt các môn có thể phát huy vai trò CNTT để tăng hiệu quả giờ lên lớp.

c /Nguyên nhân: Nguyên nhân của cái được là các trường sư phạm gần đây đã rất coi trọng việc ứng dụng CNTT vào giáo dục & dạy học thông qua việc đưa CNTT vào dạy học các môn nghiệp vụ sư phạm nói chung và môn Phương pháp & Chuyên ngành dạy học ở các trường sư phạm nói riêng.

tốt nghiệp cách đây chục năm. Các cấp quản lý giáo dục đã ngày càng quan tâm việc đưa CNTT vào nhà trường; các dự án của ngành giáo dục cũng tích cực hỗ trợ các nhà trường trang thiết bị cũng như học liệu cho việc ứng dụng CNTT vào nhà trường. Có nhiều nguyên nhân của cái chưa được, nhưng theo tác giả nguyên nhân chính là nhận thức về vai trò và khả năng nâng cao hiệu quả của việc dạy học nhờ CNTT chưa được quán triệt sâu rộng. Có nguyên nhân của yếu tố quản lí là chưa thực hiện tốt các chức năng quản lý trong việc triển khai các chỉ thị ứng dụng CNTT vào dạy học của các nhà trường và có nguyên nhân của việc chưa phát huy tốt vai trò của các cơ sở tham gia bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng vận dụng CNTT vào dạy học, trong đó có TTTH. Từ những nguyên nhân đã xác định được trên đây chúng tôi sẽ đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình và nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung, cho dạy học nói riêng đối với các trường THC Hải hòng.

Kết luận chương 2

Qua điều tra khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường THCS Hải Phòng cho thấy các nhà trường đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, trình độ, năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên THCS vẫn còn nhiều bất cập cần được cập nhật thường xuyên.

Nhìn vào thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giảng dạy cho giáo viên THCS Hải Phòng tại TTTH những năm qua, tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa đạt được yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả. Trong chương 2 tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề Trung tâm Tin học là đơn vị chuyên trách được ở GD&ĐT Hải hòng giao nhiệm vụ rất quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên, cán bộ cho các trường phổ thông.

Trên cơ sở phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng CNTT trong thời gian qua ở Hải hòng, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng vận dụng CNTT vào dạy học cho giáo viên THCS Hải hòng tại Trung tâm Tin học.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 59 - 62)