Một số nét đặc trưng của cấp C giáo viên C

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 28)

"Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển những kết quả của Giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [42, Điều 27].

Sau khi học xong chương trình THC , học sinh phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

- Yêu nước, hiểu biết và có niềm tin vào lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng đến quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tin tưởng và góp phần thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" thông qua các hoạt động học tập, lao động công ích xã hội. Có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực, có lòng nhân ái, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm ở gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội, tôn trọng và có ý thức đúng đắn đối với lao động, tuân thủ nội quy của nhà trường, các quy định nơi công cộng nói riêng và pháp luật nói chung.

- Có kiến thức phổ thông cơ bản, tinh giản, thiết thực, cập nhật làm nền tảng để từ đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác của khoa học, xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bước đầu hình thành và phát triển được những kỹ năng, phương pháp học tập của các bộ môn. Cuối cấp học, có thể có những hiểu biết sâu hơn về một lĩnh vực tri thức nào đó so với yêu cầu chung của chương trình, tuỳ khả năng và nguyện vọng, để tiếp tục học TH T, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống.

- Có kỹ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân. Biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo

thông tin thông qua nội dung được học. Biết vận dụng - và trong một số trường hợp có thể vận dụng một cách sáng tạo - những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc những vấn đề thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng. Có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản. Biết thưởng thức và ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật. Biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Biết sử dụng hợp lý thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể lực, giữa lao động và nghỉ ngơi. Biết tự định hướng con đường tự học tập và lao động tiếp theo.

Để thực hiện được sứ mạng của THC như nêu trên, giáo viên tham gia dạy học cần phải có những kiến thức và kỹ năng môn học và kỹ năng sư phạm tương ứng với yêu cầu của bậc học nói chung và có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học nói riêng để có thể hình thành và phát triển năng lực chủ yếu theo mục tiêu của cấp học, đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Năng lực hành động có hiệu quả là năng lực mà trong đó, một trong những thành phần quan trọng là năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, mạnh dạn trong suy nghĩ, hành động trên cơ sở phân biệt được đúng, sai.

Cũng như đối với các bậc học khác của phổ thông, phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên là có khả năng hiện thực hóa yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của cấp học và việc ứng dụng CNTT trong dạy học có vai trò rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại trung tâm tin học (Trang 28)