9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
2.1.2. Chọn mẫu khách thể nghiên cứu
Như ở phần mở đầu đã xác định, đề tài chúng tôi tiến hành chọn mẫu khách thể khảo sát theo nhóm:
Nhóm khách thể chính (120 người) gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Trưởng, Phó các phòng, ban ngành UBND cấp huyện.
Nhóm khách thể phụ (250 người) trong đó: CBQL cấp tỉnh (40 người); cán bộ nhân viên một số phòng, ban UBND cấp huyện (120 người); cán bộ cấp xã (90 người).
Tổng cả 2 nhóm khách thể là 370 người. Do điều kiện và thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ khảo sát thực tế ở 3 huyện trong tỉnh.
2.2. Phƣơng pháp luận chỉ đạo việc nghiên cứu
- Thông qua hoạt động giải quyết tình huống, bộc lộ khả năng, nhân cách trong giao tiếp và nghiên cứu KNGQTHGT của CBQL cấp huyện.
- Xây dựng bộ công cụ khảo sát KNGQTHGT của CBQL cấp huyện. - Xây dựng bài tập tình huống trong quản lý.
- Xây dựng hệ thống tình huống trong quản lý để khảo sát KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện.
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến.
2.3. Tiến trình tổ chức nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu lý luận
- Mục đích:Nhằm xây dựng những vấn đề lý luận, lựa chọn phương pháp để làm
cơ sở cho việc tiến hành khảo sát thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan như: khái niệm
KNGQTHGT, chỉ ra các nhóm kỹ năng thành phần, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, xây dựng bộ công cụ khảo sát thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp các tài liệu văn bản, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận có liên quan đến đề tài.
2.3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mục đích: Nhằm xác định thực trạng mức độ KNGQTHGT và các nhóm kỹ
năng thành phần của cán bộ quản lý cấp huyện.
- Nội dung:Đánh giá thực trạng các mức độ biểu hiện KNGQTHGT của CBQL
cấp huyện thông qua việc giải quyết các THGT, các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện, đề xuất biện pháp bồi dưỡng, phát triển KNGQTHGT cho cán bộ quản lý cấp huyện.
- Điều tra chính thức trên mẫu chọn:
Xây dựng thang đo, các công cụ đo, chọn mẫu, kiểm định độ tin cậy của thang đo, chính xác hóa bộ công cụ.
Xây dựng phiếu trưng cầu (bảng hỏi); Giải quyết THGT của CBQL cấp huyện và đo đạc: phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát.
Trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát chính thức theo những nội dung yêu cầu đã đề ra.
2.3.3. Xử lý số liệu thực trạng
Thống kê, chấm, đánh giá toàn bộ hệ thống bài tập tình huống mà CBQL đã thực hiện theo yêu cầu và phân tích kết quả giải quyết THGT theo các bước để khẳng định kết quả KNGQTHGT của CBQL cấp huyện.
2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Nghiên cứu tài liệu, lý luận, văn bản có liên quan đến đề tài, tham
khảo các công trình gần gũi đi trước để học hỏi cách tiếp cận và tránh trùng lặp để từ đó xây dựng hệ thống khái niệm của đề tài: Khái niệm giao tiếp; giao tiếp của CBQL; khái niệm tình huống; khái niệm THGT; khái niệm THGT của CBQL; khái niệm giải quyết THGT; khái niệm giải quyết THGT của CBQL; khái niệm kỹ năng; khái niệm KNGQTHGT trong quản lý; khái niệm người CBQL cấp huyện; khái niệm KNGQTHGT
của CBQL cấp huyện. Biểu hiện các bước, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của CBQL cấp huyện.
- Nội dung: Nghiên cứu các tài liệu lý luận văn bản tìm hiểu tổng quan vấn đề
nghiên cứu trong và ngoài nước, hệ thống hóa một số kiến thức cơ bản từ đó xây dựng cơ sở lý luận riêng của đề tài; lựa chọn các phương pháp nghiên cứu.
- Các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề
lý luận, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí.
2.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.4.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến (Questiomaine)
- Mục đích: Nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của
cán bộ quản lý cấp huyện và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện.
- Nội dung: Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, chúng
tôi xây dựng phiếu giành cho: cán bộ quản lý cấp huyện; cán bộ quản lý cấp tỉnh; cán bộ cấp huyện và cán bộ cấp xã.
- Phương pháp: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 1).
- Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành gặp gỡ trao đổi với khách thể điều tra về
mục đích nghiên cứu và đề nghị họ cộng tác. Phát phiếu, hướng dẫn cách trả lời chi tiết, cụ thể và đảm bảo sự khéo léo, tế nhị, khiêm tốn, tạo cảm giác thoải mái để khách thể đưa ra ý kiến khách quan nhất.
Số phiếu phát ra là 370 phiếu, số phiếu thu về là 319 phiếu, trong đó chúng tôi chọn ra lấy 308 phiếu đạt mọi yêu cầu còn 11 phiếu loại do không đạt yêu cầu (như phiếu trắng, cung cấp thông tin cá nhân không đầy đủ...). Như vậy, tỷ lệ những phiếu có giá trị chiếm 83,24% trên tổng 370 phiếu phát ra, và chiếm 95,55% trên tổng số 319 phiếu thu về. Tất cả số liệu thu thập được nhập vào chương trình SPSS trong môi trường Window để xử lý đưa lại kết quả về mặt định tính và định lượng.
- Nội dung câu hỏi: Bảng hỏi gồm có 8 câu, các tiêu chí (item) phù hợp những
nội dung của câu hỏi.
+ Câu hỏi 1 tìm hiểu nhận thức về ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện gồm có các item: Giúp CBQL hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái độ
của cán bộ và nhân dân; Tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với cán bộ quản lý; Giải quyết các vấn đề trong quan hệ quản lý; Giúp CBQL thể hiện vai trò quản lý, lãnh đạo của mình, ngoài ra còn có hướng mở cho những ý kiến khác.
+ Câu hỏi 2 về những khả năng người CBQL cần có để giải quyết tốt các THGT trong quản lý gồm có các item: Vốn hiểu biết chung; Kiến thức, kinh nghiệm quản lý; Khả năng tư duy trong việc giải quyết vấn đề; Phong cách quản lý dân chủ, khoa học; Nắm vững các nguyên tắc quản lý; Các khả năng khác.
+ Câu hỏi 3 về những khó khăn người CBQL thường gặp trong việc giải quyết các THGT trong quản lý gồm có các item: Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý; Không đủ thông tin để giải quyết vấn đề; Sức ép của thời gian và công việc; Sức ép của các mối quan hệ quản lý; Khó chủ động trước diễn biến của tình huống; Môi trường không thích hợp và ý kiến về các khó khăn khác.
+ Câu hỏi 4 tìm hiểu về mức độ tán thành các bước để giải quyết các THGT trong quản lý gồm có các item: Nhận thức được vấn đề, xác định mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết; Huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm quản lý có liên quan tới việc quản lý; Đề ra các phương án giải quyết tình huống; Chọn phương án giải quyết mà mình cho là phù hợp lý; Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống.
+ Câu hỏi 5 về việc cụ thể hóa các bước để giải quyết các THGT trong quản lý gồm có các nhóm kỹ năng và kỹ năng thành phần:
Kỹ năng nhận thức vấn đề nảy sinh mâu thuẫn
Huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm có liên quan đến việc giải quyết vấn đề Các phương án giải quyết
Quyết định chọn phương án để giải quyết tình huống Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống
+ Câu hỏi 6 tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHGT của CBQL cấp huyện gồm có 2 yếu tố đó là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan gồm có các item: Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quản lý; Trình độ đào tạo; Thâm niên quản lý; Độ tuổi; Khả năng tư duy; Năng lực của người cán bộ quản lý.
Yếu tố khách quan có các item: Yếu tố thông tin; Áp lực về thời gian và các mối quan hệ; Đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương; Đặc điểm của tập thể cơ quan và các bộ phận có liên quan;
+ Câu hỏi 7 tìm hiểu nhận thức về sự cần thiết rèn luyện KNGQTHGT của CBQL cấp huyện gồm các item: Giúp cán bộ có điều kiện vận dụng, củng cố vốn kiến thức và kinh nghiệm; Giúp cán bộ quản lý giải quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới; Góp phần khẳng định uy tín cán bộ quản lý; Góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý.
+ Câu hỏi 8 tìm hiểu về các biện pháp để rèn luyện KNGQTHGT cho CBQL cấp huyện gồm có các item: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết rèn luyện các KNGQTHGT cho CBQL; Quan tâm tới bồi dưỡng KNGQTHGT cho cán bộ quản lý; Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giải quyết các THGT cho cán bộ quản lý; Tổ chức bồi dưỡng KNGQTHGT cho CBQL qua các diễn đàn, câu lạc bộ, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý.
- Cách tính điểm:
Mức cao nhất có số điểm tối đa là 3 điểm tối thiểu là 1 (1 điểm ≤X≤ 3 điểm) Câu 1 được tính theo: Mức độ ý nghĩa nhiều: 3 điểm
Mức độ ý nghĩa vừa phải: 2 điểm Mức độ ý nghĩa ít: 1 điểm
Câu 2, 7, 8 được tính theo: Mức độ cần thiết: 3 điểm Mức độ bình thường: 2 điểm
Mức độ ít cần thiết: 1 điểm
Câu 3 tính theo mẫu tổng và các lát cắt như: vị trí công tác; trình độ lý luận chính trị; trình độ học vấn; thâm niên quản lý và được tính theo mức độ khó khăn:
Mức độ khó khăn nhiều: 3 điểm Mức độ khó khăn vừa phải: 2 điểm Mức độ khó khăn ít: 1 điểm
Câu 4, 5 tính theo mẫu tổng và các lát cắt như: vị trí công tác; trình độ lý luận chính trị; trình độ học vấn; thâm niên quản lý và được tính theo:
Mức độ phân vân: 2 điểm Mức độ không đồng ý: 1 điểm
Câu 6 được tính theo: Mức độ ảnh hưởng nhiều: 3 điểm Mức độ ảnh hưởng vừa phải: 2 điểm
Mức độ ảnh hưởng ít: 1 điểm.
2.4.2.2. Phương pháp giải quyết các tình huống giao tiếp trong quản lý
- Mục đích: Thông qua việc giải quyết bài tập tình huống nhằm đánh giá kết quả
KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện.
- Nội dung: Sử dụng một hệ thống bài tập tình huống giao tiếp giành cho cán bộ
quản lý cấp huyện để đo thực trạng, kỹ năng giải quyết các tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện ở địa bàn khảo sát.
- Phương pháp: Sử dụng bài tập tình huống.
- Cách tiến hành: Việc giải quyết THGT của CBQL cấp huyện được đo nghiệm
trên 102 CBQL cấp huyện, với 15 bài tập tình huống có tính mô phỏng.
- Cách tính điểm: Mỗi bài tập có 2 phần, phần lời nói và phần hành vi (Phụ lục
2). Trong mỗi phần đó có 3 phương án lựa chọn a,b,c. Tùy theo mức độ từ ít đúng đến phương án tối ưu nhất. Nếu khách thể chọn:
+ Phương án ít đúng nhất: được 0 điểm; + Phương án tương đối phù hợp: 1 điểm; + Phương án tối ưu nhất: được 2 điểm. Cụ thể từng tình huống:
Tình huống1: Hành vi, cử chỉ a = 1, b = 0, c = 2; lời nói a = 0, b = 1, c = 2
Tình huống 2: Hành vi, cử chỉ a = 1, b = 2, c = 0; lời nói a = 1, b = 2, c = 0
Tình huống 3: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 2, c = 1; lời nói a = 2, b = 1, c = 0
Tình huống 4: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 1, c = 2; lời nói a = 1, b = 2, c = 0
Tình huống 5: Hành vi, cử chỉ a = 2, b = 1, c = 0; lời nói a = 1, b = 0, c = 2
Tình huống 6: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 1, c = 2; lời nói a = 0, b = 2, c = 1
Tình huố ng 7: Hành vi, cử chỉ a = 1, b = 0, c = 2; lời nói a = 1, b = 0, c = 2
Tình huống 8: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 1, c = 2; lời nói a = 1, b = 0, c = 2
Tình huống 10: Hành vi, cử chỉ a = 2, b = 1, c = 0; lời nói a = 0, b = 1, c = 2
Tình huống 11: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 1, c = 2; lời nói a = 0, b = 1, c = 2
Tình huống 12: Hành vi, cử chỉ a = 0, b = 2, c = 1; lời nói a = 2, b = 0, c = 1
Tình huống 13: Hành vi, cử chỉ a = 1, b = 0, c = 2; lời nói a = 1, b = 2, c = 0
Tình huống 14: Hành vi, cử chỉ a = 2, b = 0, c = 1; lời nói a = 2, b = 0, c = 1
Tình huống 15: Hành vi, cử chỉ a = 1, b = 0, c = 2; lời nói a = 0, b = 2, c = 1
Như vậy, điểm tối đa cho phần hành vi là 30 điểm và phần lời nói là 30 điểm. Tính theo các lát cắt: Lát cắt theo độ tuổi; lát cắt trình độ lý luận chính trị; lát cắt thâm niên quản lý. Kết quả được đánh giá theo các mức độ kỹ năng như sau:
+ Kỹ năng ở mức độ kém từ 0-5 điểm: không biết và không biết làm
+ Kỹ năng ở mức độ yếu từ 6-11 điểm: có tri thức và kinh nghiệm, nhưng không vận dụng được
+ Kỹ năng ở mức độ trung bình từ 12-17 điểm: có tri thức, kinh nghiệm biết vận dụng nhưng còn sai sót
+ Kỹ năng ở mức độ khá từ 18-23 điểm: có tri thức và kinh nghiệm vận dụng vào hoạt động đạt hiệu quả nhưng chưa linh hoạt, sáng tạo
+ Kỹ năng ở mức độ tốt từ 24-30 điểm: có tri thức và kinh nghiệm vận dụng vào hoạt động một cách chính xác, linh hoạt đem lại hiệu quả trong mọi điều kiện
2.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Nhằm chính xác hóa một số thông tin thu được từ phương pháp điều
tra viết; khai thác sâu hơn các mặt biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, góp phần cho việc phân tích, mô tả chân dung tâm lý điển hình.
- Nguyên tắc: Tạo không khí vui vẻ thoải mái và cởi mở trong quá trình phỏng
vấn, khuyến khích người được phỏng vấn bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của mình. Không nhất định phỏng vấn câu hỏi theo thứ tự mà phải linh hoạt, mềm dẻo theo mạch suy nghĩ của người được phỏng vấn để thu thập thêm thông tin, khéo léo trong việc đặt ra câu hỏi.
- Đối tượng: CBQL cấp tỉnh, CBQL, cán bộ nhân viên các phòng ban cấp huyện
- Nội dung phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước, tập trung vào các vấn đề chính mà luận văn đang tìm hiểu như: nhận thức, thái độ và hành vi; sự thừa nhận vai trò của CBQL xứng đáng hay không trên cương vị CBQL hiện tại của người đó; khả năng quản lý của CBQL cấp huyện, hiệu quả quản lý của họ...
- Cách tiến hành: Tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp để trao đổi thông tin. Trong quá
trình phỏng vấn do tính chất nhạy cảm của vấn đề nên chúng tôi không quay phim chụp ảnh hay ghi âm giọng nói mà ghi chép đầy đủ thông tin, các ý chính của cuộc phỏng vấn đảm bảo độ chính xác và đầy đủ những ý kiến, suy nghĩ, quan điểm của khách thể tham gia phỏng vấn. Phiếu phỏng vấn sâu được xây dựng theo phụ lục 3.
2.4.2.4. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Dùng để thu thập thông tin khi quan sát biểu hiện thái độ, hành vi của