Các biện pháp cơ bản rèn luyện KNGQTHGT của CBQL cấp huyện

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 93)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.4.2. Các biện pháp cơ bản rèn luyện KNGQTHGT của CBQL cấp huyện

a. Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức của CBQL về ý nghĩa và tầm quan trọng của

- Mục tiêu của biện pháp: Nhằm rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện giúp cho cán bộ quản lý cấp huyện nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết THGT trong quản lý.

- Nội dung của biện pháp: CBQL cấp huyện hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái

độ của cán bộ và nhân dân, tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với người CBQL, giải quyết tốt các vấn đề trong quan hệ quản lý và giúp CBQL thể hiện vai trò quản lý, lãnh đạo của mình thông qua việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết THGT trong quản lý.

- Cách thức tiến hành: Thông qua các hội nghị, các hoạt động của đơn vị, trao

đổi công việc của lãnh đạo và nhân viên.

Đi thực tế nắm tình hình cơ sở, tìm hiểu năng lực và nguyện vọng của cán bộ cấp dưới và nhân dân.

- Điều kiện thực hiện: Có kế hoạch cụ thể; có ý thức nâng cao kiến thức và rèn

luyện KNGQTHGT trong hoạt động quản lý.

b. Biện pháp 2: Tăng cường biện pháp bồi dưỡng những kiến thức về kỹ năng

giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý cấp huyện.

- Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Kiến thức và kỹ năng của con người có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức là tiền đề cho việc hình thành và phát triển những kỹ năng. Kỹ năng phát triển giúp cho con người cũng cố và mở rộng kiến thức. Để rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện trước hết phải trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết về THGT và giải quyết THGT.

- Nội dung của biện pháp: Chọn những kiến thức liên quan đến việc giải quyết

THGT, biên soạn thành tài liệu và cung cấp, giới thiệu cho cán bộ quản lý cấp huyện bằng các biện pháp như: Đưa vào nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp huyện; Cung cấp tài liệu về các thư viện của cơ quan cấp huyện cho cán bộ quản lý tự nghiên cứu; Mở chuyên mục giới thiệu trên các ấn phẩm, tạp chí, trên mạng Internet và trên các kênh truyền hình.

- Cách thức tiến hành: Gắn liền với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến

tỉnh, huyện và xã nên việc tăng cường biện pháp bồi dưỡng những hiểu biết về KNGQTHGT cho cán bộ quản lý cấp huyện cần được thực hiện đồng bộ, chẳng hạn:

Tạp chí và trung tâm thông tin của cơ quan chính quyền Trung ương định kỳ giới thiệu những lý luận về THGT trong quản lý kèm với những tình huống giả định để độc giả tìm hiểu và trao đổi.

Cấp tỉnh hàng năm tổ chức bồi dưỡng và trang bị tài liệu cho cán bộ, nhân viên và cán bộ quản lý nội dung kiến thức về kỹ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý các ngành, các cấp và UBND cấp huyện.

UBND cấp huyện thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và trang bị tài liệu cho cán bộ, nhân viên và CBQL các phòng, ban nội dung kiến thức về KNGQTHGT trong quản lý để năng cao hiểu biết cho CBQL cấp huyện và cơ sở.

- Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được biện pháp này các đơn vị liên quan phải

xác định rõ trách nhiệm trong việc nâng cao hiểu biết về THGT và kỹ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý cấp huyện.

Tiến hành đồng bộ và coi đây là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong các đơn vị hành chính nói chung và ủy ban nhân dân huyện nói riêng.

c. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng giải quyết THGT cho CBQL cấp huyện.

- Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Nhằm giúp cán bộ có điều kiện tìm hiểu về

giả định các THGT có thể xảy ra và cũng cố KNGQTHGT trong quản lý.

- Nội dung của biện pháp: vận dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm quản lý giải

quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới, góp phần khẳng định uy tín cán bộ quản lý cấp huyện và nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý cấp huyện.

- Cách thức tiến hành: Thông qua các buổi hội nghị của đơn vị, thảo luận ý kiến

và xây dựng những tình huống giả định cho cán bộ quản lý làm bài tập rèn luyện KNGQTHGT trong quản lý.

- Điều kiện thực hiện: Nắm được yêu cầu của những THGT trong quản lý gắn

với thực tiễn quản lý của địa phương và mang tính phổ biến, khái quát. Có kiến thức lý luận thực tiễn và thâm nhập thực tế.

d. Biện pháp 4: Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng KNGQTHGT cho cán

- Mục đích ý nghĩa của biện pháp: KNGQTHGT trong quản lý của CBQL cấp huyện phụ thuộc rất nhiều đến vốn kinh nghiệm của họ. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng KNGQTHGT cho cán bộ quản lý qua các diễn đàn, hội thảo, tập huấn...để tích lũy và làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm là việc làm cần thiết đối với việc rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện.

- Nội dung của biện pháp: Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tập huấn, mở các cuộc

thi...về THGT và giải quyết THGT trong quản lý để tạo cơ hội cho CBQL cấp huyện thể hiện những hiểu biết của mình cũng như học hỏi ở các đồng nghiệp những kinh nghiệm giải quyết THGT trong quản lý từ những điều kiện khác nhau qua đó mỗi CBQL sẽ được rèn luyện và phát triển KNGQTHGT trong quản lý.

- Cách thức tiến hành: Tổ chức các hội nghị tập huấn trao đổi kinh nghiệm, bồi

dưỡng KNGQTHGT cho CBQL các ngành, các cấp và cấp huyện; lập các trang web chuyên về kiến thức THGT và giải quyết THGT trong hoạt động quản lý.

- Điều kiện thực hiện: Có đơn vị tổ chức; kinh phí hoạt động và quy định thời

gian định kỳ tổ chức để thực hiện biện pháp có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)