9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
3.1.1. Vài nét về khách thể điều tra
Để tìm hiểu thực trạng KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho 120 CBQL ở 03 huyện của tỉnh Thanh Hóa bao gồm Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng phòng, phó trưởng phòng (Phụ lục 1).
Kết quả khảo sát 120 khách thể chính thu được 102 phiếu hợp lệ, 18 phiếu không hợp lệ. Như vậy tỷ lệ phiếu có giá trị đạt 85% /120 phiếu giành cho CBQL cấp huyện và đạt 33.12%/308 phiếu đạt mọi yêu cầu của cả 2 nhóm khách thể.
Qua phần khai các thông tin bản thân chúng tôi thu được một số đặc điểm về: Giới tính, độ tuổi, chức vụ, trình độ đào tạo, lý luận chính trị, thâm niên công tác, thâm niên làm quản lý, được thể hiện qua bảng:
Bảng 3.1: Điều tra sơ bộ về CBQL cấp huyện được khảo sát (khách thể chính)
THÔNG SỐ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % Giới tính Nam 83 81,37 Nữ 19 18,63 Độ tuổi 30-39 14 13,73 40-50 55 53,92 51-60 33 32,35 Chức vụ Chủ tịch 3 2,94 Phó Chủ tịch 8 7,85 Trưởng phòng 37 36,27 Phó TP 54 52,95
Trình độ đào tạo Đại học Sau ĐH 92 90,2
10 9,8
Lý luận chính trị
TC 37 36,3
CC 41 40,2
CN 24 23,5
Thâm niên công tác
<15 21 20,58
16-20 16 15,7
> 20 65 63,72
Thâm niên làm quản lý
<5 25 24,52
6-10 24 23,52
>10 53 51,96
- Về giới tính: Tỷ lệ CBQL cấp huyện là nam đạt 81,37%, CBQL nữ đạt 18,63%. Qua đây chúng ta thấy được thực tế CBQL cấp huyện là nữ còn rất thấp.
- Về độ tuổi: Số lượng CBQL ở độ tuổi 40-50 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 53,92%, tiếp đó là độ tuổi 51- 60 với tỷ lệ 32,35%. 30-39 là độ tuổi còn rất trẻ, nhưng tỷ lệ làm CBQL cũng đạt 13,73%. Đa số cán bộ này đang giữ chức vụ Phó trưởng phòng.
- Về chức vụ: Số liệu thống kê cho thấy UBND cấp huyện hiện nay có 01 chủ tịch, có 2 hoặc 3 phó chủ tịch, mỗi đơn vị có từ 12 phòng trở lên, mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 hoặc 2 - 3 phó trưởng phòng.
- Về trình độ đào tạo: 100% CBQL cấp huyện có trình độ đại học trong đó 9,8% CBQL có trình độ sau đại học, số cán bộ có bằng Thạc sĩ ở độ tuổi >40.
- Về Lý luận chính trị: Số liệu cho thấy 100% CBQL có trình độ LLCT. Trong đó 40,2% CBQL có trình độ cao cấp, 23,5% là cử nhân và 36,3% có LLCT trung cấp.
- Thâm niên công tác: Số lượng CBQL cấp huyện > 20 năm công tác chiếm 63,72%. CBQL trẻ < 15 năm chiếm 20,58% và 15,7% CBQL có 16 - 20 năm công tác.
- Thâm niên làm quản lý: 51,96% là số lượng cán bộ quản lý có thâm niên làm quản lý trên 10 năm, chiếm hơn ½ số lượng cán bộ quản lý được điều tra, dưới 5 năm có 24,52% và từ 6-10 năm có 23,52%. Số cán bộ quản lý có ở tất cả lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở độ tuổi trên 50 tuổi.
Ngoài ra cũng với mẫu phiếu (Phụ lục 1) chúng tôi khảo sát nhóm khách thể phụ với 250 phiếu phát ra, số phiếu thu về 225 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu là 206 phiếu, 19 phiếu không hợp lệ. Vậy tỷ lệ phiếu có giá trị của nhóm khách thể phụ đạt 82,4%/250 phiếu phát ra, và đạt 66,88%/308 phiếu đạt mọi yêu cầu của cả 2 nhóm khách thể.