Các giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 59)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

2.5.Các giai đoạn nghiên cứu

Đề tài được chúng tôi triển khai nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 đến hết tháng 03 năm 2013 với các bước thực hiện cụ thể như sau:

Tháng 9/2011 đến tháng 10/2011 tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu

Tháng 11/2011 đến tháng 12/2011 nghiên cứu tài liệu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận

Tháng 12/2011 - 01/2012 hoàn thiện cơ sở lý luận, hoàn thiện đề cương chi tiết. Tháng 02/2012 - 6/2012 lựa chọn công cụ nghiên cứu, viết xong phần mở đầu, chương 1: cơ sở lý luận, chương 2: tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Tháng 7/2012 đến tháng 8/2012 hoàn chỉnh công cụ nghiên cứu, tiến hành khảo sát thực trạng.

Tháng 9/2012 đến tháng 3/2013 xử lý số liệu nghiên cứu, viết chương 3: kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp đề xuất.

Tiểu kết chương 2

Chúng tôi cho rằng KNGQTHGT cán bộ quản lý cấp huyện là vấn đề có tính tổng hợp của nhiều tiêu chí biểu hiện, vì vậy, để đạt được kết quả nghiên cứu chúng ta phải tổ chức một quy trình nghiên cứu với sự kết hợp của nhiều phương pháp như phân

tích tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, phân tích chân dung điển hình, giải các bài tập tình huống. Các phương pháp này bổ sung, hoàn thiện các kết quả cho nhau ở nhiều góc độ: từ suy nghĩ chủ quan đến hành vi thực tiễn, từ quan niệm cá nhân tới ý kiến thống nhất nhóm. Trong đó phương pháp điều tra bảng hỏi, giải các bài tập tình huống là những phương pháp chủ yếu của đề tài.

Các chỉ số của KNGQTHGT của CBQL cấp huyện được dựa trên công thức tính và đối chiếu với các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ KNGQTHGT và tính khoa học của các kết luận.

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp 3.1. Thực trạng kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện

3.1.1. Vài nét về khách thể điều tra

Để tìm hiểu thực trạng KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho 120 CBQL ở 03 huyện của tỉnh Thanh Hóa bao gồm Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng phòng, phó trưởng phòng (Phụ lục 1).

Kết quả khảo sát 120 khách thể chính thu được 102 phiếu hợp lệ, 18 phiếu không hợp lệ. Như vậy tỷ lệ phiếu có giá trị đạt 85% /120 phiếu giành cho CBQL cấp huyện và đạt 33.12%/308 phiếu đạt mọi yêu cầu của cả 2 nhóm khách thể.

Qua phần khai các thông tin bản thân chúng tôi thu được một số đặc điểm về: Giới tính, độ tuổi, chức vụ, trình độ đào tạo, lý luận chính trị, thâm niên công tác, thâm niên làm quản lý, được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.1: Điều tra sơ bộ về CBQL cấp huyện được khảo sát (khách thể chính)

THÔNG SỐ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ % Giới tính Nam 83 81,37 Nữ 19 18,63 Độ tuổi 30-39 14 13,73 40-50 55 53,92 51-60 33 32,35 Chức vụ Chủ tịch 3 2,94 Phó Chủ tịch 8 7,85 Trưởng phòng 37 36,27 Phó TP 54 52,95

Trình độ đào tạo Đại học Sau ĐH 92 90,2

10 9,8

Lý luận chính trị

TC 37 36,3

CC 41 40,2

CN 24 23,5

Thâm niên công tác

<15 21 20,58

16-20 16 15,7

> 20 65 63,72

Thâm niên làm quản lý

<5 25 24,52

6-10 24 23,52

>10 53 51,96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về giới tính: Tỷ lệ CBQL cấp huyện là nam đạt 81,37%, CBQL nữ đạt 18,63%. Qua đây chúng ta thấy được thực tế CBQL cấp huyện là nữ còn rất thấp.

- Về độ tuổi: Số lượng CBQL ở độ tuổi 40-50 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 53,92%, tiếp đó là độ tuổi 51- 60 với tỷ lệ 32,35%. 30-39 là độ tuổi còn rất trẻ, nhưng tỷ lệ làm CBQL cũng đạt 13,73%. Đa số cán bộ này đang giữ chức vụ Phó trưởng phòng.

- Về chức vụ: Số liệu thống kê cho thấy UBND cấp huyện hiện nay có 01 chủ tịch, có 2 hoặc 3 phó chủ tịch, mỗi đơn vị có từ 12 phòng trở lên, mỗi phòng có 1 trưởng phòng và 1 hoặc 2 - 3 phó trưởng phòng.

- Về trình độ đào tạo: 100% CBQL cấp huyện có trình độ đại học trong đó 9,8% CBQL có trình độ sau đại học, số cán bộ có bằng Thạc sĩ ở độ tuổi >40.

- Về Lý luận chính trị: Số liệu cho thấy 100% CBQL có trình độ LLCT. Trong đó 40,2% CBQL có trình độ cao cấp, 23,5% là cử nhân và 36,3% có LLCT trung cấp.

- Thâm niên công tác: Số lượng CBQL cấp huyện > 20 năm công tác chiếm 63,72%. CBQL trẻ < 15 năm chiếm 20,58% và 15,7% CBQL có 16 - 20 năm công tác.

- Thâm niên làm quản lý: 51,96% là số lượng cán bộ quản lý có thâm niên làm quản lý trên 10 năm, chiếm hơn ½ số lượng cán bộ quản lý được điều tra, dưới 5 năm có 24,52% và từ 6-10 năm có 23,52%. Số cán bộ quản lý có ở tất cả lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở độ tuổi trên 50 tuổi.

Ngoài ra cũng với mẫu phiếu (Phụ lục 1) chúng tôi khảo sát nhóm khách thể phụ với 250 phiếu phát ra, số phiếu thu về 225 phiếu, số phiếu đạt yêu cầu là 206 phiếu, 19 phiếu không hợp lệ. Vậy tỷ lệ phiếu có giá trị của nhóm khách thể phụ đạt 82,4%/250 phiếu phát ra, và đạt 66,88%/308 phiếu đạt mọi yêu cầu của cả 2 nhóm khách thể.

3.1.2. Ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện

Bảng 3.2: Ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các ý nghĩa ĐTB ĐLC

1. Giúp CBQL hiểu được ý kiến, nguyện vọng,

thái độ của cán bộ và nhân dân 2,76 0,42

2. Tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân

với cán bộ quản lý 2,65 0,55

3. Giải quyết các vấn đề trong quan hệ quản lý 2,71 0,47 4. Giúp cán bộ quản lý thể hiện vai trò quản lý,

Kết quả chung 2,70

Các khách thể nhận thức ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện đều ở mức cao với kết quả chung là X= 2,70 điểm. Trong đó, ý nghĩa "Giúp CBQL hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái độ của cán bộ và nhân dân” cao với X= 2,76 điểm. Ngược lại, kết quả nhận thức ý nghĩa "Tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với cán bộ quản lý" thấp nhất trong số các ý nghĩa trên, với X= 2,65 điểm.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết các THGT, CBQL cấp huyện sẽ làm tốt công việc trách nhiệm được giao. Tuy nhiên, khi được hỏi về ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện hiện nay thì hầu hết các ý kiến đều cho rằng: CBQL nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết các THGT, nhưng làm chưa thực sự tốt, chưa tạo được sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với CBQL, nhiều cán bộ còn thiếu KNGQTHGT trong hoạt động quản lý, chưa khách quan, dân chủ và minh bạch. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như CBQL còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, công tác tổ chức bố trí công việc chưa thực sự chú trọng chuyên môn. Qua tiếp xúc, đồng chí CBQL cấp tỉnh T.V.C nói rằng: “Một số CBQL cấp huyện chưa dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu các văn bản nên họ rơi vào tình trạng bị động, đối phó trong các hoạt động quản lý của đơn vị. Một số tình huống xảy ra không được giải quyết dứt điểm và minh bạch làm mất niềm tin của cán bộ, nhân dân, muốn cho cán bộ và nhân dân tin mình thì phải nói được, làm được”. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi, các khách thể đã nhận thức được tầm quan trọng của các THGT trong quản lý của CBQL cấp huyện, thể hiện trong quá trình giao tiếp về mặt công việc, nhưng chưa thực sự thể hiện được vai trò và phát huy tốt trong quá trình quản lý. Kết quả này ảnh hưởng đến các mặt trong KNGQTHGT.

3.1.3. Những khả năng cán bộ quản lý cần có trong việc giải quyết các tình huống quản lý cấp huyện huống quản lý cấp huyện

Bảng 3.3: Những khả năng CBQL cấp huyện cần có trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp. (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khả năng cần có ĐTB ĐLC

1. Vốn hiểu biết chung 2,72 0,53

2. Kiến thức, kinh nghiệm quản lý 2,83 0,41

3. Khả năng tư duy trong việc giải quyết vấn đề 2,76 0,44 4. Phong cách quản lý dân chủ, khoa học 2,74 0,52

5. Nắm vững các nguyên tắc quản lý 2,78 0,46

Kết quả chung 2,77

Các khách thể đều có cùng quan điểm cho rằng các khả năng trên đều rất cần thiết trong việc giải quyết các tình huống quản lý với kết quả chung là X= 2,77 điểm. Khả năng "Kiến thức, kinh nghiệm quản lý" được đánh giá ở mức cao nhất với X= 2,83 điểm, các khả năng khác được nhận thức ở mức độ tương đối đồng đều. Độ lệch chuẩn thấp nhất = 0,41.

Như vậy, các khách thể có cùng quan điểm cho rằng giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện trong công việc rất cần có các khả năng trên để phục vụ cho cán bộ cấp huyện trong hoạt động quản lý.

3.1.4. Những khó khăn trong giao tiếp CBQL cấp huyện thường gặp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.1. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo mẫu tổng)

Bảng 3.4: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo mẫu tổng) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn ĐTB ĐLC

1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý 2,37 0,45 2. Không đủ thông tin để giải quyết vấn đề 2,29 0,51 3. Sức ép của thời gian và công việc 2,24 0,55 4. Sức ép của các mối quan hệ quản lý 2,20 0,53 5. Khó chủ động trước diễn biến của tình huống 2,35 0,52

6. Môi trường không thích hợp 2,16 0,56

Kết quả chung 2,27 0,312

Các khó khăn trên được các khách thể đánh giá ở mức trung bình với kết quả chung là X= 2,27 điểm. Tuy nhiên, trong từng khó khăn cụ thể, có sự chênh lệch đáng kể. Các khó khăn được các khách thể đánh giá cao là "Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý" với X= 2,37 điểm; "Khó chủ động trước diễn biến của tình huống" với X= 2,35 điểm. Đánh giá thấp nhất khó khăn trong giao tiếp của CBQL là: Sức ép của các mối quan hệ quản lý với X= 2,20 điểm

Kết quả điều tra cho thấy trên thực tế: kiến thức, kinh nghiệm quản lý và tính phức tạp của tình huống giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện. Bên cạnh đó, các khó khăn khác các khách thể đều đánhg giá ở mức trung bình, các khó khăn này có ảnh hưởng đến các kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp, song mức độ không nhiều. Điều đó thể hiện họ đã làm chủ

được tình huống và thể hiện tương đối tốt các kỹ năng trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp của cán bộ cấp huyện.

3.1.4.2. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo các lát cắt)

a. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt vị trí công tác)

Bảng 3.5: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo lát cắt vị trí công tác). (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn

Vị trí công tác

F - test

CBQL cấp tỉnh CBQL cấp huyện Cán bộ cấp xã Nhân viên

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐL C ĐT B ĐLC F p 1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý

2,28 0,44 2,28 0,49 2,40 0,45 2,50 0,42 3,93 0,00

2. Không đủ thông tin

để giải quyết vấn đề 2,22 0,45 2,25 0,54 2,33 0,48 2,37 0,55 3,26 0,00

3. Sức ép của thời gian

và công việc 2,26 0,52 2,27 0,50 2,25 0,57 2,18 0,61 2,04 0,05

4. Sức ép của các mối

quan hệ quản lý 2,28 0,48 2,26 0,52 2,17 0,54 2,10 0,57 3,56 0,00

5. Khó chủ động trước diễn biến của tình

huống 2,27 0,53 2,33 0,47 2,38 0,56 2,41 0,52 2,58 0,01

6. Môi trường không

thích hợp 1,99 0,56 2,04 0,53 2,19 0,48 2,41 0,65 5,62 0,00

Kết quả chung 2,23 2,24 2,29 2,33

Các nhóm khách thể khác nhau đánh giá từng khó khăn có sự khác biệt. Nhóm khách thể là cán bộ cấp xã và nhóm nhân viên cấp huyện cho rằng khó khăn do "Sức ép của các mối quan hệ quản lý" ảnh hưởng đến KNGQTHGT là ít nhất với X= 2,17 điểm, và X= 2,10 điểm. Trong khi đó CBQL cấp huyện và cấp tỉnh thì cho rằng những khó khăn trên ảnh hưởng đến KNGQTHGT nhiều hơn đánh giá của cán bộ cấp xã và nhân viên cấp huyện với X= 2,26 điểm và X= 2,28 điểm. Ngược lại, các khó khăn còn lại thì đội ngũ cán bộ cấp xã và đội ngũ nhân viên cấp huyện đánh giá cao và nổi trội hơn so với kết quả đánh giá của CBQL cấp tỉnh và đánh giá của CBQL cấp huyện. Sự chênh lệch này cho thấy đội ngũ CBQL cấp huyện và CBQL cấp tỉnh cho rằng CBQL cấp huyện gặp những khó khăn nhất định trong việc thể hiện những KNGQTHGT, song những khó khăn trên chỉ ở mức độ trung bình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của cán bộ cấp xã, nhân viên với kết quả đánh giá của CBQL cấp tỉnh. Như vậy, trong đa số khó khăn trên, CBQL cấp tỉnh và CBQL cấp huyện đánh giá ít khó khăn hơn so với kết quả đánh giá của cán bộ cấp xã và nhân viên cấp huyện.

b. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt trình độ lý luận chính trị)

Bảng 3.6: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt trình độ lý luận chính trị) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn

Trình độ lý luận chính trị

F - test

Chưa học Trung cấp Cao cấp Cử nhân

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p

1. Thiếu kiến thức,

kinh nghiệm QL 2,43 0,47 2,39 0,46 2,35 0,45 2,31 0,42 3,16 0,00

2. Không đủ thông tin để giải quyết

vấn đề 2,35 0,57 2,33 0,54 2,25 0,47 2,24 0,46 2,57 0,02

3. Sức ép của thời

gian và công việc 2,30 0,62 2,25 0,57 2,19 0,50 2,21 0,51 2,45 0,02

4. Sức ép của các mối quan hệ quản

lý 2,29 0,57 2,27 0,52 2,14 0,55 2,10 0,48 4,63 0,00

5. Khó chủ động trước diễn biến

của tình huống 2,41 0,56 2,39 0,56 2,30 0,49 2,30 0,47 3,23 0,00

6. Môi trường

không thích hợp 2,24 0,59 2,20 0,55 2,09 0,53 2,11 0,57 3,37 0,00

Kết quả chung 2,34 2,31 2,22 2,22

Đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận chính trị hệ cao cấp và cử nhân có kết quả đánh giá các khó khăn trong giao tiếp mà CBQL cấp huyện thường gặp tương đối đồng đều với kết quả chung X= 2,22 điểm, thể hiện sự nổi trội so với nhóm khách thể chưa qua đào tạo về chính trị với nhóm khách thể trình độ trung cấp lý luận chính trị với X= 2,34 điểm và X= 2,31 điểm.

Các nhóm khách thể đồng nhất cho rằng "Môi trường không thích hợp" là khó khăn nhiều nhất với giá trị tới hạn là F = 3,37, đồng thời đánh giá vấn đề "Khó chủ động trước diễn biến của tình huống" là khó khăn ở mức thứ 2 với F = 3,23 . Ngược lại, nhóm khách thể có trình độ cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị hầu hết là cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp tỉnh nên có thể họ nhận thức rõ hơn so với kết quả nhận thức về những khó khăn trong giao tiếp, do đó họ đánh giá mức độ khó khăn của các nội dung

trên có sự nổi trội. Trao đổi với chúng tôi, ông M.V.N lãnh đạo tỉnh cho rằng: “Càng ở cương vị cao, chức năng nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nhiều hơn, điều đó đòi hỏi người quản lý phải có kinh qua LLCT để rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh”.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 59)