Những khả năng cán bộ quản lý cần có trong việc giải quyết các tình huống

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 63)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.1.3.Những khả năng cán bộ quản lý cần có trong việc giải quyết các tình huống

huống quản lý cấp huyện

Bảng 3.3: Những khả năng CBQL cấp huyện cần có trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp. (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khả năng cần có ĐTB ĐLC

1. Vốn hiểu biết chung 2,72 0,53

2. Kiến thức, kinh nghiệm quản lý 2,83 0,41

3. Khả năng tư duy trong việc giải quyết vấn đề 2,76 0,44 4. Phong cách quản lý dân chủ, khoa học 2,74 0,52

5. Nắm vững các nguyên tắc quản lý 2,78 0,46

Kết quả chung 2,77

Các khách thể đều có cùng quan điểm cho rằng các khả năng trên đều rất cần thiết trong việc giải quyết các tình huống quản lý với kết quả chung là X= 2,77 điểm. Khả năng "Kiến thức, kinh nghiệm quản lý" được đánh giá ở mức cao nhất với X= 2,83 điểm, các khả năng khác được nhận thức ở mức độ tương đối đồng đều. Độ lệch chuẩn thấp nhất = 0,41.

Như vậy, các khách thể có cùng quan điểm cho rằng giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện trong công việc rất cần có các khả năng trên để phục vụ cho cán bộ cấp huyện trong hoạt động quản lý.

3.1.4. Những khó khăn trong giao tiếp CBQL cấp huyện thường gặp

3.1.4.1. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo mẫu tổng)

Bảng 3.4: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo mẫu tổng) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn ĐTB ĐLC

1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý 2,37 0,45 2. Không đủ thông tin để giải quyết vấn đề 2,29 0,51 3. Sức ép của thời gian và công việc 2,24 0,55 4. Sức ép của các mối quan hệ quản lý 2,20 0,53 5. Khó chủ động trước diễn biến của tình huống 2,35 0,52

6. Môi trường không thích hợp 2,16 0,56

Kết quả chung 2,27 0,312

Các khó khăn trên được các khách thể đánh giá ở mức trung bình với kết quả chung là X= 2,27 điểm. Tuy nhiên, trong từng khó khăn cụ thể, có sự chênh lệch đáng kể. Các khó khăn được các khách thể đánh giá cao là "Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý" với X= 2,37 điểm; "Khó chủ động trước diễn biến của tình huống" với X= 2,35 điểm. Đánh giá thấp nhất khó khăn trong giao tiếp của CBQL là: Sức ép của các mối quan hệ quản lý với X= 2,20 điểm

Kết quả điều tra cho thấy trên thực tế: kiến thức, kinh nghiệm quản lý và tính phức tạp của tình huống giao tiếp ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện. Bên cạnh đó, các khó khăn khác các khách thể đều đánhg giá ở mức trung bình, các khó khăn này có ảnh hưởng đến các kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp, song mức độ không nhiều. Điều đó thể hiện họ đã làm chủ

được tình huống và thể hiện tương đối tốt các kỹ năng trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp của cán bộ cấp huyện.

3.1.4.2. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo các lát cắt)

a. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt vị trí công tác)

Bảng 3.5: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo lát cắt vị trí công tác). (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn

Vị trí công tác

F - test

CBQL cấp tỉnh CBQL cấp huyện Cán bộ cấp xã Nhân viên

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐL C ĐT B ĐLC F p 1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý

2,28 0,44 2,28 0,49 2,40 0,45 2,50 0,42 3,93 0,00

2. Không đủ thông tin

để giải quyết vấn đề 2,22 0,45 2,25 0,54 2,33 0,48 2,37 0,55 3,26 0,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Sức ép của thời gian

và công việc 2,26 0,52 2,27 0,50 2,25 0,57 2,18 0,61 2,04 0,05

4. Sức ép của các mối

quan hệ quản lý 2,28 0,48 2,26 0,52 2,17 0,54 2,10 0,57 3,56 0,00

5. Khó chủ động trước diễn biến của tình

huống 2,27 0,53 2,33 0,47 2,38 0,56 2,41 0,52 2,58 0,01

6. Môi trường không

thích hợp 1,99 0,56 2,04 0,53 2,19 0,48 2,41 0,65 5,62 0,00

Kết quả chung 2,23 2,24 2,29 2,33

Các nhóm khách thể khác nhau đánh giá từng khó khăn có sự khác biệt. Nhóm khách thể là cán bộ cấp xã và nhóm nhân viên cấp huyện cho rằng khó khăn do "Sức ép của các mối quan hệ quản lý" ảnh hưởng đến KNGQTHGT là ít nhất với X= 2,17 điểm, và X= 2,10 điểm. Trong khi đó CBQL cấp huyện và cấp tỉnh thì cho rằng những khó khăn trên ảnh hưởng đến KNGQTHGT nhiều hơn đánh giá của cán bộ cấp xã và nhân viên cấp huyện với X= 2,26 điểm và X= 2,28 điểm. Ngược lại, các khó khăn còn lại thì đội ngũ cán bộ cấp xã và đội ngũ nhân viên cấp huyện đánh giá cao và nổi trội hơn so với kết quả đánh giá của CBQL cấp tỉnh và đánh giá của CBQL cấp huyện. Sự chênh lệch này cho thấy đội ngũ CBQL cấp huyện và CBQL cấp tỉnh cho rằng CBQL cấp huyện gặp những khó khăn nhất định trong việc thể hiện những KNGQTHGT, song những khó khăn trên chỉ ở mức độ trung bình.

Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa đánh giá của cán bộ cấp xã, nhân viên với kết quả đánh giá của CBQL cấp tỉnh. Như vậy, trong đa số khó khăn trên, CBQL cấp tỉnh và CBQL cấp huyện đánh giá ít khó khăn hơn so với kết quả đánh giá của cán bộ cấp xã và nhân viên cấp huyện.

b. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt trình độ lý luận chính trị)

Bảng 3.6: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt trình độ lý luận chính trị) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn

Trình độ lý luận chính trị

F - test

Chưa học Trung cấp Cao cấp Cử nhân

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p

1. Thiếu kiến thức,

kinh nghiệm QL 2,43 0,47 2,39 0,46 2,35 0,45 2,31 0,42 3,16 0,00

2. Không đủ thông tin để giải quyết

vấn đề 2,35 0,57 2,33 0,54 2,25 0,47 2,24 0,46 2,57 0,02

3. Sức ép của thời

gian và công việc 2,30 0,62 2,25 0,57 2,19 0,50 2,21 0,51 2,45 0,02

4. Sức ép của các mối quan hệ quản

lý 2,29 0,57 2,27 0,52 2,14 0,55 2,10 0,48 4,63 0,00

5. Khó chủ động trước diễn biến

của tình huống 2,41 0,56 2,39 0,56 2,30 0,49 2,30 0,47 3,23 0,00

6. Môi trường

không thích hợp 2,24 0,59 2,20 0,55 2,09 0,53 2,11 0,57 3,37 0,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả chung 2,34 2,31 2,22 2,22

Đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận chính trị hệ cao cấp và cử nhân có kết quả đánh giá các khó khăn trong giao tiếp mà CBQL cấp huyện thường gặp tương đối đồng đều với kết quả chung X= 2,22 điểm, thể hiện sự nổi trội so với nhóm khách thể chưa qua đào tạo về chính trị với nhóm khách thể trình độ trung cấp lý luận chính trị với X= 2,34 điểm và X= 2,31 điểm.

Các nhóm khách thể đồng nhất cho rằng "Môi trường không thích hợp" là khó khăn nhiều nhất với giá trị tới hạn là F = 3,37, đồng thời đánh giá vấn đề "Khó chủ động trước diễn biến của tình huống" là khó khăn ở mức thứ 2 với F = 3,23 . Ngược lại, nhóm khách thể có trình độ cao cấp lý luận chính trị và cử nhân chính trị hầu hết là cán bộ chủ chốt cấp huyện và cấp tỉnh nên có thể họ nhận thức rõ hơn so với kết quả nhận thức về những khó khăn trong giao tiếp, do đó họ đánh giá mức độ khó khăn của các nội dung

trên có sự nổi trội. Trao đổi với chúng tôi, ông M.V.N lãnh đạo tỉnh cho rằng: “Càng ở cương vị cao, chức năng nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nhiều hơn, điều đó đòi hỏi người quản lý phải có kinh qua LLCT để rèn luyện tư tưởng, bản lĩnh”.

Qua đánh giá, kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm khách thể trình độ lý luận cao cấp và cử nhân với nhóm khách thể là chưa qua đào tạo về lý luận chính trị và hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

c. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo

lát cắt trình độ học vấn)

Bảng 3.7: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo lát cắt trình độ học vấn) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn

Học vấn

F - test

TC, CĐ Đại học Sau đại học

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm

quản lý 2,47 0,47 2,33 0,43 2,30 0,45 3,25 0,00 2. Không đủ thông tin để giải

quyết vấn đề 2,37 0,55 2,26 0,48 2,23 0,49 2,31 0,00 3. Sức ép của thời gian và công

việc 2,29 0,53 2,20 0,57 2,22 0,54 2,36 0,03

4. Sức ép của các mối quan hệ

quản lý 2,13 0,48 2,24 0,54 2,23 0,57 2,57 0,02 5. Khó chủ động trước diễn biến

của tình huống 2,4 0,51 2,34 0,56 2,32 0,50 2,12 0,05 6. Môi trường không thích hợp 2,34 0,57 2,08 0,54 2,06 0,56 5,35 0,00

Kết quả chung 2,33 2,24 2,23

Trình độ học vấn có ảnh hưởng nhiều đến việc thể hiện các KNGQTHGT của CBQL cấp huyện. Nhóm khách thể có trình độ học vấn đại học và sau đại học với X= 2,24 điểm và X= 2,23 điểm, kết quả này thể hiện đánh giá mức độ của các khó khăn trên ít hơn so với kết quả đánh giá của nhóm khách thể trình độ học vấn trung cấp và cao đẳng với X= 2,33 điểm.

Đánh giá kết quả của nhóm có trình độ học vấn sau đại học cao hơn nhóm khách thể trình độ đại học song sự chênh lệch này không đáng kể với X= 2,24 điểm và X= 2,23 điểm. Điều đó cho thấy học vấn có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành các kiến thức, kinh nghiệm về chuyên môn, năng lực và nghiệp vụ quản lý.

Kết quả thống kê cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm khách thể có trình độ học vấn sau đại học và đại học với nhóm khách thể trình độ trung cấp, cao đẳng. Trình độ học vấn ảnh hưởng không nhỏ tới KNGQTHGT của CBQL cấp huyện.

d. Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyện thường gặp (theo lát cắt thâm niên quản lý)

Bảng 3.8: Những khó khăn trong giao tiếp cán bộ quản lý cấp huyệnthường gặp (theo lát cắt thâm niên quản lý) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các khó khăn Thâm niên quản lý F - test

Nhân viên < 5 năm 6-10 năm > 10 năm

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC F p 1. Thiếu kiến thức,

kinh nghiệm QL 2,56 0,43 2,40 0,48 2,28 0,46 2,24 0,42 5,47 0,00 2. Không đủ thông tin

để giải quyết vấn đề 2,49 0,48 2,29 0,52 2,25 0,51 2,14 0,53 5,63 0,00 3. Sức ép của thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và công việc 2,07 0,55 2,23 0,52 2,31 0,57 2,35 0,56 6,12 0,00 4. Sức ép của các mối

quan hệ QL 2,03 0,57 2,34 0,54 2,27 0,52 2,15 0,48 5,74 0,00 5. Khó chủ động trước

diễn biến của tình huống

2,26 0,53 2,44 0,51 2,37 0,48 2,31 0,54 3,81 0,00 6. Môi trường không

thích hợp 2,34 0,52 2,19 0,57 2,08 0,51 2,04 0,62 6,55 0,00

Kết quả chung 2,30 2,32 2,26 2,20

Kết quả ở bảng trên cho thấy các khó khăn trong việc thể hiện những kỹ năng giải quyết THGT có sự chênh lệch về mặt nhận thức theo thâm niên quản lý. Những cán bộ có thâm niên quản lý càng lâu năm có xu hướng cho rằng họ ít gặp khó khăn hơn so với đội ngũ nhân viên và đội ngũ mới tham gia công tác quản lý. Nhóm khách thể có thâm niên quản lý trên 10 năm có kết quả đánh giá các khó khăn trên ở mức thấp nhất với kết quả chung là X= 2,20 điểm. Tuy nhiên kết quả này chỉ cao hơn một chút so với kết quả đánh giá của nhóm khách thể thâm niên công tác trên 6 năm và dưới 10 năm với X= 2,26 điểm. Nhưng có sự chênh lệch rõ rệt so với nhóm cán bộ thâm niên quản lý dưới 5 năm với X= 2,32 điểm, nhân viên với X= 2,30 điểm.

Nhóm khách thể có thâm niên quản lý trên 10 năm gặp khó khăn nhiều nhất và ở mức cao là "Sức ép của thời gian và công việc", các khó khăn còn lại đều ở mức trung bình. Về vấn đề này, đồng chí chủ tịch UBND huyện L.Q.T nói:“chịu trách nhiệm lãnh

đạo mọi mặt công tác của UBND; trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc lớn, quan trọng, nhạy cảm, có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực của UBND huyện, cho nên thời gian rất cần thiết cho việc thực hiện những kế hoạch, nhiệm vụ đã đề ra, các Phó chủ tịch và các phòng ban đều phải thực hiện các chức năng riêng của mình và việc thực hiện kịp tiến độ là một sức ép luôn phải giải quyết”.

Bên cạnh đó, nhóm khách thể thâm niên quản lý từ 5 đến dưới 10 năm và nhóm thâm niên quản lý dưới 5 năm cho rằng khó khăn do "Khó chủ động trước diễn biến của tình huống" là lớn nhất. Ngược lại, đội ngũ nhân viên lại cho rằng họ ít bị sức ép của thời gian và công việc và ít chịu sức ép của các mối quan hệ quản lý.

Kết quả đánh giá các khó khăn trong việc thể hiện những kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cao nhất là nhóm khách thể nhân viên. Nguyên nhân của việc đánh giá thấp nhất so với các nhóm khách thể khác có thể do nhóm này không tham gia công tác quản lý nên không có được những kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nên gặp những tình huống giao tiếp trong quản lý họ thường bị động hoặc khả năng giải quyết tình huống bị hạn chế.

Như vậy, đội ngũ thâm niên quản lý càng lâu năm thì họ ít gặp khó khăn hơn người mới làm công tác quản lý. Trong những khó khăn trên, khó khăn ảnh hưởng nhiều nhất là thời gian, áp lực của công việc các diễn biến của tình huống quản lý.

3.1.5. Tiến hành các bước kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện

3.1.5.1. Tiến hành các bước KNGQTHGT của CBQL cấp huyện (theo mẫu tổng)

Bảng 3.9: Tiến hành các bước kỹ năng giải quyết THGT của cán bộ quản lý cấp huyện (theo mẫu tổng) (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các nội dung cơ bản ĐTB ĐLC

1. Nhận thức được vấn đề, xác định mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 2,44 0,46

2. Huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm quản lý có liên quan tới việc quản

lý 2,40 0,52

3. Đề ra các phương án giải quyết tình huống 2,41 0,50

4. Chọn phương án giải quyết phù hợp 2,44 0,54

5. Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống 2,38 0,59

Kết quả chung 2.42

Kết quả ở bảng trên cho thấy các khách thể đồng nhận thức các bước trong KNGQTHGT của CBQL cấp huyện đều ở mức cao với kết quả chung là X= 2,42 điểm. Trong đó, kết quả của nội dung "Nhận thức được vấn đề, xác định mâu thuẫn đặt ra cần

giải quyết" và nội dung "Chọn phương án giải quyết phù hợp" đồng thời được nhận thức ở mức cao nhất với X = 2,44 điểm. Ngược lại, nội dung "Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống” kết quả nhận thức ở mức thấp nhất với X= 2,38 điểm. Về vấn đề này, đồng chí N.V.C phó chủ tịch UBND huyện đưa ra quan điểm: “Nếu CBQL không nhận thức được vấn đề, xác định được mâu thuẫn xảy ra khi gặp phải những tình huống trong hoạt động quản lý thì khó có thể giải quyết tốt tình huống đó, vì khi vấn đề xảy ra nó thường là bất ngờ, đột xuất, chọn phương án giải quyết là bước quan trọng giúp cho vấn đề được giải quyết kịp thời, phù hợp. Những vấn đề này đòi hỏi CBQL phải có vốn hiểu biết và kinh nghiệm, bên cạnh đó phải có sự sáng tạo linh hoạt”. Về vấn đề “Đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống” thì ông nói: “khi chưa được đưa vào văn bản cụ thể thì việc triển khai thường không được đề cập đến, mới chỉ đánh giá rút kinh nghiệm ở những vấn đề trọng tâm, cốt lõi, và diễn ra ở các hội nghị, chưa dành thời gian nhiều cho việc rút kinh nghiệm những vấn đề nhỏ, nhưng chính điều đó

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 63)