9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
3.1.8. Đánh giá chung về thực trạng KNGQTHGT của CBQL cấp huyện
Nhìn chung, các khách thể đã nhận thức tương đối rõ về ý nghĩa việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện, kết quả nhận thức này là cơ sở quan trọng để CBQL cấp huyện hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái độ của cán bộ và nhân dân, tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với CBQL, thể hiện rõ năng lực cũng như việc giải quyết tốt các mối quan hệ trong lĩnh vực quản lý, tạo nên uy tín của CBQL.
Trên cơ sở nhận thức cao ý nghĩa của các THGT, các khách thể cho rằng để thực hiện tốt các KNGQTHGT cần phải thể hiện rõ các khả năng: Vốn hiểu biết chung; kiến thức, kinh nghiệm quản lý; khả năng tư duy trong việc giải quyết vấn đề; phong cách quản lý dân chủ, khoa học và việc nắm vững các nguyên tắc quản lý.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả nhận thức và nắm vững ý nghĩa của THGT trong quản lý thì việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện cũng bộc lộ những khó khăn như: về kiến thức, kinh nghiệm quản lý; vấn đề thông tin; sức ép của thời gian và công việc; sức ép của các mối quan hệ quản lý; diễn biến của tình huống. Nhóm khách thể là nhân viên đánh giá các khó khăn cao hơn nhóm tham gia hoạt động quản lý. Nhóm khách thể đã qua đào tạo về LLCT cho rằng mức độ các khó khăn trên cao hơn nhóm chưa qua đào tạo về LLCT. Nhóm khách thể không tham gia vào hoạt động quản lý đánh giá mức độ khó khăn cao hơn nhóm khách thể tham gia vào hoạt động quản lý. Nhóm khách thể trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng đánh giá mức độ khó khăn cao hơn nhóm khách thể trình độ học vấn đại học và nhóm sau đại học.
Kết quả nhận thức các bước trong KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, nhóm khách thể đã qua đào tạo về chính trị, trình độ học vấn đại học, sau đại học, tham gia vào
hoạt động quản lý và có thâm niên công tác > 5 năm có kết quả nhận thức cao, nổi trội hơn so với kết quả nhận thức các bước trên của nhóm khách thể chưa qua đào tạo về chính trị, trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng và không tham gia vào hoạt động quản lý.
Kết quả thực hiện các bước trong quá trình giải quyết THGT của CBQL cấp huyện ở các nhóm kỹ năng thành phần cho thấy: kỹ năng nhận thức vấn đề nảy sinh mâu thuẫn; nhóm kỹ năng huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm có liên quan đến việc giải quyết vấn đề; nhóm kỹ năng thể hiện các phương án giải quyết; nhóm kỹ năng quyết định chọn phương án để giải quyết tình huống ở mức cao, trong khi đó kết quả đánh giá nhóm kỹ năng đánh giá, rút kinh nghiệm về cách giải quyết tình huống ở mức trung bình. Kết quả đánh giá các nhóm kỹ năng trên hoàn toàn tương đồng với kết quả giải bài tập tình huống và cho thấy kết quả thực hiện các KNGQTHGT của CBQL cấp huyện ở Thanh Hóa hiện nay tương đối tốt. Song kỹ năng đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi tình huống giao tiếp chưa được chú trọng.
Điều đó dẫn đến kết luận chung của thực trạng là: CBQL cấp huyện đã có KNGQTHGT trong hoạt động quản lý, nhưng chưa thật sự cao và chưa đồng đều.
3.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện
Bảng 3.20: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện. (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)
Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC TB
Các yếu tố chủ quan
1. Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm QL 2,65 0,35 2
2. Trình độ đào tạo 2,64 0,38 3
3. Thâm niên quản lý 2,56 0,422 5
4. Độ tuổi 2,55 0,45 6
5. Khả năng tư duy 2,62 0,40 4
6. Năng lực của người cán bộ quản lý 2,73 0,23 1
Kết quả chung 2,62
Các yếu tố khách quan
1. Yếu tố thông tin 2,56 0,42 1
2. Áp lực về thời gian và các mối quan hệ 2,51 0,47 3 3. Đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương 2,44 0,53 4 4. Đặc điểm của tập thể cơ quan và các bộ phận có liên quan 2,53 0,48 2
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, bao gồm các yếu tố thuộc về phía chủ quan và các yếu tố thuộc về phía khách quan. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trên đều ở mức cao.
Về yếu tố chủ quan: Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng giải
quyết THGT của CBQL cấp huyện là "Năng lực của người cán bộ quản lý" với X= 2,73 điểm, yếu tố "Vốn kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm quản lý" với X= 2,65 điểm và kết quả đánh giá thấp nhất trong số các yếu tố thuộc về phía chủ quan trên là "Độ tuổi". Tìm hiểu nguyên nhân của các kết quả này, đồng chí Đ.T.Q Chủ tịch UBND thành phố cho rằng: “Thực hiện Nghị quyết TW 3 của Đảng, chúng tôi luôn hướng tới mục đích trẻ hóa nguồn cán bộ lãnh đạo, nhưng do yếu tố độ tuổi và người mới bổ nhiệm lần đầu thường vào các vị trí phó phòng, ban vì chưa kinh qua kinh nghiệm quản lý thực tiễn. Không thể đánh giá một đồng chí CBQL trẻ lại có kinh nghiệm để làm tốt công tác quản lý trong khi vấn đề xảy ra họ còn lúng túng, không kịp thời giải quyết, KNGQTHGT chưa thành thạo”.
Về yếu tố khách quan: Các yếu tố khách quan cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến
KNGQTHGT của CBQL cấp huyện. Các ý kiến đánh giá đều ở mức cao, trong đó yếu tố được các khách thể đánh giá cao nhất là "Yếu tố thông tin" với X= 2,65 điểm và kết quả đánh giá của các khách thể đối với các yếu tố thuộc về phía khách quan là "Đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương" với X= 2,44 điểm. Trao đổi với đồng chí N.X.D Giám đốc sở nội vụ chúng tôi thu được ý kiến: “Ở cấp xã và cấp huyện quan niệm dòng họ và người địa phương còn quá nặng nề. Khi giải trình ý kiến họ thường nói về nguồn cán bộ phải là người địa phương, am hiểu phong tục tập quán, và lý do mà họ đưa ra đó là nếu không phải người địa phương khi quy hoạch nguồn CBQL và bổ nhiệm xong họ chuyển công tác thì việc tạo nguồn mới mất nhiều thời gian và công sức bồi dưỡng”.
Như vậy, các yếu tố thuộc về phía khách quan và các yếu tố thuộc về phía chủ quan có ảnh hưởng rất nhiều đến KNGQTHGT của CBQL cấp huyện. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này có sự khác nhau, do đó trong KNGQTHGT, CBQL cấp huyện cần xác định rõ mức độ và tầm quan trọng của từng yếu tố trên để điều chỉnh kỹ năng giao tiếp phù hợp với tình huống giao tiếp.
3.3. Nhận thức về sự cần thiết rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện
Bảng 3.21: Các nội dung cơ bản về sự cần thiết rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)
Stt Các nội dung cơ bản ĐTB ĐLC TB
1. Giúp cán bộ có điều kiện vận dụng, củng cố vốn kiến thức
và kinh nghiệm 2,83 0,34 1
2. Giúp cán bộ quản lý giải quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp
với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới 2,78 0,37 2 3. Góp phần khẳng định uy tín cán bộ quản lý cấp huyện 2,72 0,41 4 4. Góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý cấp huyện 2,75 0,35 3
Các khách thể được khảo nghiệm đều nhận thức các nội dung trên nhằm rèn luyện KNGQTHGT của CBQL cấp huyện ở mức rất cao. Nội dung được các khách thể nhận thức ở mức cao nhất "Giúp cán bộ có điều kiện vận dụng, củng cố vốn kiến thức và kinh nghiệm" với X= 2,83 điểm xếp thứ 1, sau đó là nội dung "Giúp cán bộ quản lý giải quyết tốt các mối quan hệ giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp và với cấp dưới" với
X= 2,78 điểm. Điều đó cho thấy các khách thể rất chú ý đến việc nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý cũng như việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đó vào việc giải quyết các THGT. Tiếp cận đồng chí N.V.C phó Chủ tịch UBND huyện nhằm trao đổi vấn đề trên, chúng tôi thu được kết quả đó là: “bản thân mỗi CBQL luôn ý thức được vấn đề học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ LLCT và rèn luyện kỹ năng giải quyết khi có tình huống xảy ra nhằm giúp cán bộ có điều kiện vận dụng, củng cố vốn kiến thức và kinh nghiệm, nhưng không phải CBQL nào cũng giành thời gian cho vấn đề này được vì còn phải tập trung cho công việc. Nhưng hầu hết CBQL cấp huyện luôn biết vận dụng kiến thức kinh nghiệm của bản thân và những đồng nghiệp”.
Tóm lại, cán bộ quản lý cấp huyện phải chú trọng đến việc rèn luyện KNGQTH, nhất là các THGT trong quản lý, điều đó không chỉ đem lại kết quả cho quá trình làm việc mà giúp CBQL tạo nên uy tín, cũng cố niềm tin của cán bộ nhân dân vào đội ngũ CBQL của Nhà nước ta hiện nay.
3.4. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện cán bộ quản lý cấp huyện
3.4.1. Cơ sở xuất phát để đề ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện
Quản lý là một lĩnh vực hoạt động hết sức năng động và phức tạp, điều đó thể hiện trên cơ sở lý luận đã phân tích và trình bày ở chương 1. Trong quản lý luôn diễn ra hoạt động hai chiều giữa người quản lý và đối tượng được quản lý, gắn liền với các hoạt động là xuất hiện những THGT đòi hỏi người quản lý phải giải quyết để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của tổ chức. Giải quyết THGT trong quản lý của CBQL cấp huyện gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, quá trình đó đòi hỏi CBQL phải có những kỹ năng nhất định và những kỹ năng ấy có được thông qua việc trao dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm, trao đổi học hỏi trong môi trường làm việc và phải được rèn luyện để nâng cao khả năng thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý của người cán bộ. Thực tiễn của hoạt động quản lý ở cấp huyện cho thấy CBQL thường xuyên phải gặp những THGT đa dạng, phức tạp... đòi hỏi họ phải giải quyết để hoạt động của đơn vị được thông suốt và ổn định.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều CBQL cấp huyện chưa có những KNGQTHGT nhất định, một số CBQL vẫn còn lúng túng và giải quyết tùy tiện dựa theo kinh nghiệm cá nhân một cách cảm tính không đi theo một nguyên tắc logic hay quy trình nhất định khi gặp phải THGT trong quản lý.
Qua phân tích thực trạng KNGQTHGT của CBQL cấp huyện, chúng tôi thấy CBQL cấp huyện đã có những KNGQTHGT trong quản lý nhưng kết quả thu được vẫn chưa cao và không đồng đều, vì vậy việc rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện là một yêu cầu tất yếu và cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện trong điều kiện xã hội ngày một quan tâm và cũng cố các cấp chính quyền địa phương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Xuất phát từ cơ sở đó chúng tôi xin được đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện.
3.4.2. Các biện pháp cơ bản rèn luyện KNGQTHGT của CBQL cấp huyện
a. Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức của CBQL về ý nghĩa và tầm quan trọng của
- Mục tiêu của biện pháp: Nhằm rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện giúp cho cán bộ quản lý cấp huyện nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết THGT trong quản lý.
- Nội dung của biện pháp: CBQL cấp huyện hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái
độ của cán bộ và nhân dân, tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với người CBQL, giải quyết tốt các vấn đề trong quan hệ quản lý và giúp CBQL thể hiện vai trò quản lý, lãnh đạo của mình thông qua việc nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết THGT trong quản lý.
- Cách thức tiến hành: Thông qua các hội nghị, các hoạt động của đơn vị, trao
đổi công việc của lãnh đạo và nhân viên.
Đi thực tế nắm tình hình cơ sở, tìm hiểu năng lực và nguyện vọng của cán bộ cấp dưới và nhân dân.
- Điều kiện thực hiện: Có kế hoạch cụ thể; có ý thức nâng cao kiến thức và rèn
luyện KNGQTHGT trong hoạt động quản lý.
b. Biện pháp 2: Tăng cường biện pháp bồi dưỡng những kiến thức về kỹ năng
giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý cấp huyện.
- Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Kiến thức và kỹ năng của con người có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức là tiền đề cho việc hình thành và phát triển những kỹ năng. Kỹ năng phát triển giúp cho con người cũng cố và mở rộng kiến thức. Để rèn luyện KNGQTHGT của cán bộ quản lý cấp huyện trước hết phải trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết về THGT và giải quyết THGT.
- Nội dung của biện pháp: Chọn những kiến thức liên quan đến việc giải quyết
THGT, biên soạn thành tài liệu và cung cấp, giới thiệu cho cán bộ quản lý cấp huyện bằng các biện pháp như: Đưa vào nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp huyện; Cung cấp tài liệu về các thư viện của cơ quan cấp huyện cho cán bộ quản lý tự nghiên cứu; Mở chuyên mục giới thiệu trên các ấn phẩm, tạp chí, trên mạng Internet và trên các kênh truyền hình.
- Cách thức tiến hành: Gắn liền với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến
tỉnh, huyện và xã nên việc tăng cường biện pháp bồi dưỡng những hiểu biết về KNGQTHGT cho cán bộ quản lý cấp huyện cần được thực hiện đồng bộ, chẳng hạn:
Tạp chí và trung tâm thông tin của cơ quan chính quyền Trung ương định kỳ giới thiệu những lý luận về THGT trong quản lý kèm với những tình huống giả định để độc giả tìm hiểu và trao đổi.
Cấp tỉnh hàng năm tổ chức bồi dưỡng và trang bị tài liệu cho cán bộ, nhân viên và cán bộ quản lý nội dung kiến thức về kỹ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý các ngành, các cấp và UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và trang bị tài liệu cho cán bộ, nhân viên và CBQL các phòng, ban nội dung kiến thức về KNGQTHGT trong quản lý để năng cao hiểu biết cho CBQL cấp huyện và cơ sở.
- Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được biện pháp này các đơn vị liên quan phải
xác định rõ trách nhiệm trong việc nâng cao hiểu biết về THGT và kỹ năng giải quyết các tình huống giao tiếp cho cán bộ quản lý cấp huyện.
Tiến hành đồng bộ và coi đây là nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong các đơn vị hành chính nói chung và ủy ban nhân dân huyện nói riêng.
c. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng giải quyết THGT cho CBQL cấp huyện.
- Mục đích ý nghĩa của biện pháp: Nhằm giúp cán bộ có điều kiện tìm hiểu về
giả định các THGT có thể xảy ra và cũng cố KNGQTHGT trong quản lý.