Nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 62)

9. Dự kiến cấu trúc của luận văn

3.1.2.nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện

Bảng 3.2: Ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện (1 điểm ≤X≤ 3 điểm)

Stt Các ý nghĩa ĐTB ĐLC

1. Giúp CBQL hiểu được ý kiến, nguyện vọng,

thái độ của cán bộ và nhân dân 2,76 0,42

2. Tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân

với cán bộ quản lý 2,65 0,55

3. Giải quyết các vấn đề trong quan hệ quản lý 2,71 0,47 4. Giúp cán bộ quản lý thể hiện vai trò quản lý,

Kết quả chung 2,70

Các khách thể nhận thức ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện đều ở mức cao với kết quả chung là X= 2,70 điểm. Trong đó, ý nghĩa "Giúp CBQL hiểu được ý kiến, nguyện vọng, thái độ của cán bộ và nhân dân” cao với X= 2,76 điểm. Ngược lại, kết quả nhận thức ý nghĩa "Tạo nên sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với cán bộ quản lý" thấp nhất trong số các ý nghĩa trên, với X= 2,65 điểm.

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết các THGT, CBQL cấp huyện sẽ làm tốt công việc trách nhiệm được giao. Tuy nhiên, khi được hỏi về ý nghĩa của việc giải quyết các THGT của CBQL cấp huyện hiện nay thì hầu hết các ý kiến đều cho rằng: CBQL nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giải quyết các THGT, nhưng làm chưa thực sự tốt, chưa tạo được sự tin tưởng của cán bộ và nhân dân với CBQL, nhiều cán bộ còn thiếu KNGQTHGT trong hoạt động quản lý, chưa khách quan, dân chủ và minh bạch. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như CBQL còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, công tác tổ chức bố trí công việc chưa thực sự chú trọng chuyên môn. Qua tiếp xúc, đồng chí CBQL cấp tỉnh T.V.C nói rằng: “Một số CBQL cấp huyện chưa dành thời gian cho việc học tập, nghiên cứu các văn bản nên họ rơi vào tình trạng bị động, đối phó trong các hoạt động quản lý của đơn vị. Một số tình huống xảy ra không được giải quyết dứt điểm và minh bạch làm mất niềm tin của cán bộ, nhân dân, muốn cho cán bộ và nhân dân tin mình thì phải nói được, làm được”. Nhận định này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của chúng tôi, các khách thể đã nhận thức được tầm quan trọng của các THGT trong quản lý của CBQL cấp huyện, thể hiện trong quá trình giao tiếp về mặt công việc, nhưng chưa thực sự thể hiện được vai trò và phát huy tốt trong quá trình quản lý. Kết quả này ảnh hưởng đến các mặt trong KNGQTHGT.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tình huống giao tiếp của cán bộ quản lý cấp huyện (Trang 62)