Phân tích hiệu quả tài chính của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 38)

II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung

2. Phân tích hiệu quả tài chính của công ty

Hiệu quả tài chính cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho cổ đông của họ, đó là thái độ gìn giữ và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Thông thường để đánh giá hiệu quả tài chính người ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE).

2.1. Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ số ROE là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Tỉ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn từ đó doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn mới.

Bảng 2.24: tỉ suất sinh lời vốn chủ giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08

Mức % Mức %

1. Lnst 11,293 17,907 7,604 6,614 59 -10,303 -57.54 2. Vcsh bình quân 77,389 98,292 113,157 20,903 27 14,865 15.12

3. Roe (%)

(3)=(1)/(2) x 100 14.59 18.22 6.72 3.63 25 -11.50 -63.11

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng vào năm 2008 nhưng giảm mạnh vào năm 2009.

Năm 2007, ROE đạt 14.59% nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì thu về 14.59 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2008, chỉ tiêu này tăng với tốc độ 25% , đạt ở con số 18.22%. Nguyên nhân gây nên sự thay đổi tích cực này là lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ 59% nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, năm 2009 cho thấy sự kém hiệu quả trong các hoạt động của công ty khi mà ROE tụt dốc rất nhanh và dừng ở con số 6.72%. 100 đồng vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp đầu tư thì chỉ thu về 6.72 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm những 11.50 đồng so với năm 2008, ứng với tốc độ giảm 63.11%. Sở dĩ có sự thay đổi tiêu cực này là do vốn chủ sở hữu năm này tăng thêm 14,865 triệu đồng nhưng không được sử dụng đúng cách khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 57.54%, chỉ còn 7,604 triệu đồng.

Để hiểu thêm về sự thay đổi không ổn định của ROE, ta đi vào đánh giá cụ thể các nhân tố như sau.

2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của vốn chủ

Có thể nhận thấy chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố: hiệu quả kinh doanh, đòn bẩy tài chính, tỉ suất tự tài trợ và khả năng thanh toán lãi vay. Bảng 2.25: các nhân tố ảnh hưởng đến ROE qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1.Tổng tài sản bình quân 214,193 209,447 220,303 2. Nợ phải trả bình quân 136,814 111,112 106,844

3.Vốn CSH bình quân 77,389 98,292 113,157

4.Chi phí lãi vay 6,733 14,942 4,099

5. Lợi nhuận trước thuế 11,293 24,806 10,110

6. ROA 5.27% 11.84% 4.59%

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w