Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động với chỉ tiêu ‘Giá trị kinh tế gia tăng’

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 58)

II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty 1 Phương hướng phát triển của Công ty trong tương la

3.Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động với chỉ tiêu ‘Giá trị kinh tế gia tăng’

công ty.

Theo kết quả phân tích ở phần II, qua 3 năm ta đều có tình trạng đòn bẩy tài chính dương, và chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế RE của công ty đều cao hơn lãi suất vay. Điều này phản ánh, khi công ty huy động các khoản vay và tăng đòn bẩy nợ, thì tương ứng sẽ tăng khả năng sinh lời của Vốn Chủ Sở Hữu. Chính hiệu ứng tài chính do việc sử dụng Nợ mang lại khiến cho công ty cần phải gia tăng việc sử dụng nợ, cùng với sự gia tăng hiệu quả hoạt động của công ty làm cho trạng thái cân bằng tài chính ổn định, cấu trúc nguồn tài trợ hợp lý và vẫn được đảm bảo để phát triển công ty.

3. Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động với chỉ tiêu ‘Giá trị kinh tếgia tăng’ gia tăng’

Ưu điểm của chỉ tiêu EVA

Vốn được sử dụng trong kinh doanh bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu. Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng vốn vay thay cho vốn chủ sở hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sở hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên.

Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. Nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty.

Tuy vậy doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh.

Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Vì khi người đầu tư quyết định đầu tư vào một công ty nào đó, tức là quyết định gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty, họ không mong muốn nhận tiền lãi chỉ bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sở hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn.

Tuy vậy vốn chủ sỡ hữu sẽ vẫn phải tăng khi công ty cần tiền. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại. Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty, và thực chất là tăng phần lợi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu.

Như vậy, bao nhiêu vốn vay hay vốn chủ sở hữu là hợp lý và chi phí cho các nguồn vốn này là bao nhiêu, là vấn đề rất được quan tâm. Nhược điểm của các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hiện nay là chỉ chú ý đến chi phí vay mượn của vốn vay mượn, bỏ qua chi phí của vốn chủ sỡ hữu, trong khi chi phí này là rất ‘đắt ‘. Ngoài ra, các chỉ tiêu này còn bị phê phán bởi những hạn chế xuất phát từ sự sai lệch do các quy định của chính sách thuế và chính sách kế toán (không phản ánh được bản chất kinh tế của lợi nhuận).

Thước đo EVA dựa trên giả thuyết rằng để tạo ra giá trị cổ đông, lợi nhuận kiếm được từ các nguồn lực sử dụng phải vượt qua giá trị vốn hỗ trợ cho các nguồn này. EVA đo lường hiệu quả của doanh nghiệp mà không bỏ qua chi phí sử dụng của Vốn chủ sở hữu, tức là đo lường khả năng sinh lời kinh tế của doanh nghiệp theo hiệu suất sử dụng của toàn bộ vốn đầu tư. Như vậy, EVA được tính dựa trên khái niệm lợi nhuận kinh tế (economic profit) của các nhà kinh tế, không phải lợi nhuận của kế toán. Việc sử dụng thước đo này sẽ cho ta biết lợi nhuận kinh tế thực sự của công ty.

Với cách tính và ý nghĩa như vậy, EVA thể hiện một ưu điểm rõ rệt là khắc phục được những yếu điểm của các chỉ tiêu truyền thống hiện nay.

Công thức tính EVA

EVA = Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay – Chi phí Vốn Trong đó :

LNST trước lãi vay = LNST + Lãi vay – thuế TNDN tính trên lãi vay, nợ Thuế TNDN tính trên

lãi vay, nợ = Lãi vay, nợ X Thuế suất thuế TNDN Chi phí vốn = Chi phí trung bình vốn X Tổng vốn sử dụng Chi phí trung bình vốn WACC :

WACC =

Lãi suất cho

vay sau thuế × Nợ + muốn của VCSHTỷ lệ LN mong × VCSH Tổng nguồn vốn

Áp dụng vào công ty cổ phần Kim Khí Miền trung

Chi phí sử dụng nguồn tài trợ từ nợ là chi phí lãi vay phải trả.

Chi phí sử dụng nguồn tài trợ từ chủ sở hữu là chi phí cơ hội của chủ sở hữu khi đầu tư vào công ty hay là khả năng sinh lời mong muốn từ vốn chủ

Năm 2009

+ Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay

Thuế thu nhập tính trên lãi vay, nợ = lãi vay, nợ * thuế suất thuế TNDN = 4,099,261,608 * 25%

= 1,024,815,067

LNST trước lãi vay = LNST+Lãi vay-Thuế TNDN tính trên lãi vay, nợ = 7,603,617,703 + 4,099,261,608 – 1,024,815,067 = 10,678,117,504

+ Tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Trong năm 2009 công ty đã chia cổ tức cho cổ đông theo tỉ lệ 11% Thông thường các cổ đông mong muốn tỉ lệ tăng trưởng cổ tức là 7% Như vậy tỉ lệ chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là : 11% + 7% = 18% Thuế TNDN là 25%

Chỉ số cho vốn chủ sở hữu sau thuế = 18% x (1-T) = 13.5%

Chi phí sử dụng VCSH = 13.5% X 111,783,961,615 = 15,090,834,818 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tính chi phí sử dụng nợ

Chi phí lãi vay phải trả năm 2009 là 4,099,261,608

Chi phí lãi vay phải trả sau thuế = 4,099,261,608 * (1 – T) = 3,074,445,801 Chi phí sử dụng nợ = 3,074,445,801

WACC = 15,090,834,818 + 3,074,445,801 264,649,607,275

+ Chi phí vốn

Chi phí vốn = Chi phí sử dụng vốn bình quân X Tổng vốn sử dụng = 6.86% X 264,649,607,275

= 18,165,280,691

+ Giá trị kinh tế gia tăng

EVA = Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay – Chi phí Vốn = 10,678,117,504 - 18,165,280,691

= (7,487,163,115)

Năm 2008

+ Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay

Thuế thu nhập tính trên lãi vay, nợ = lãi vay, nợ * thuế suất thuế TNDN = 14,942,254,459 * 25%

= 11,206,690,822

LNST trước lãi vay = LNST+Lãi vay-Thuế TNDN tính trên lãi vay, nợ = 17,907,349,791+14,942,254,459-11,206,690,822 = 21,642,913,398

+ Tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Trong năm 2009 công ty đã chia cổ tức cho cổ đông theo tỉ lệ 13% Thông thường các cổ đông mong muốn tỉ lệ tăng trưởng cổ tức là 7% Như vậy tỉ lệ chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu là : =13% + 7% = 20% Thuế TNDN là 25%

Chỉ số cho vốn chủ sở hữu = 20% x (1-T) = 15%

Chi phí sử dụng VCSH = 15% X 115,134,137,377 = 17,270,120,607

+ Tính chi phí sử dụng nợ

Chi phí lãi vay phải trả năm 2008 là 14,942,254,459

Chi phí lãi vay phải trả sau thuế = 14,942,254,459 * (1 – T) = 3,735,063,607 Chi phí sử dụng nợ = 3,735,063,607

+ Tính chi phí sử dụng vốn bình quân

WACC = 17,270,120,607+ 3,735,063,607175,955,599,465

= 11.94%

+ Chi phí vốn

Chi phí vốn = Chi phí sử dụng vốn bình quân X Tổng vốn sử dụng = 11.94% X 175,955,599,465

= 21,005,684,014

+ Giá trị kinh tế gia tăng

EVA = Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay – Chi phí Vốn = 21,642,913,398 - 21,005,684,014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả trên, ta có bảng tổng hợp sau :

Bảng 3.4 : Chỉ tiểu giá trị kinh tế gia tăng giai đoạn 2008 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

Nợ phải trả 60,821,462,088 152,865,645,660 Vốn chủ sở hữu 115,134,137,377 111,783,961,615 Tổng nguồn vốn 175,955,599,465 264,649,607,275 Chi phí sử dụng nợ 3,735,063,607 3,074,445,801 Chi phí sử dụng vốn chủ 17,270,120,607 15,090,834,818 Chỉ số sử dụng vốn bq (wacc) 11.94% 6.86% Chi phí vốn 21,005,684,014 18,165,280,691

LN sau thuế trước lãi vay 21,642,913,398 10,678,117,504

EVA 637,229,184 (7,487,163,115)

Năm 2008, chỉ tiêu EVA đạt con số dương, công ty đã tạo được 637,229,184 đồng giá trị tăng thêm. Tức là công ty đã hoạt động hiệu quả và tạo ra lợi nhuận kinh tế thật sự cho cổ đông của mình. Chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng ở năm 2009 giảm hơn nhiều so với năm 2008. Điều này dễ dàng nhận thấy qua thực tế công ty, vì năm 2009 với việc kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận sau thuế giảm những 57.54% so với năm 2008, trong khi EVA được hiểu là tổng lợi nhuận còn lại sau khi trừ tất cả chi phí. Công ty đang ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, hiệu quả kinh doanh được tạo ra ít dựa vào hiệu suất sử dụng tài sản mà chủ yếu dựa vào các chi phí vốn bỏ ra trong ngắn hạn để thu về lợi nhuận. Điều này cũng giải thích tại sao EVA của năm 2009 ở âm. Điều đó cũng chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí Vốn bỏ ra chưa đạt hiệu quả. Dù chưa đạt mức EVA mong muốn nhưng chỉ tiêu đo lường việc tạo ra giá trị tăng thêm từ hoạt động kinh doanh cũng là cơ sở giúp các nhà quản trị biết phải hành động như thế nào để tạo ra giá trị cho chủ sở hữu.

Biện pháp gia tăng chỉ tiêu EVA

EVA giúp nhà đầu tư xác định được các doanh nghiệp có khả năng tạo ra giá trị hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh và giúp các nhà quản trị nhận định đúng hiệu quả của doanh nghiệp mình. Nếu các yếu tố khác đều tương tự nhau, doanh nghiệp nào có EVA cao hơn thường là sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp có EVA thấp hơn, hay tệ hơn là EVA âm. Vì vậy, khi áp dụng chỉ tiêu EVA để đo lường khả năng sinh lợi, công ty cần đẩy chỉ tiêu EVA lên cao, bằng cách tăng lợi nhuận cùng với một chi phí sử dụng vốn hợp lý. Cụ thể như sau:

- Tăng lợi nhuận: Tăng doanh thu và giảm chi phí hoạt động để tăng lợi nhuận, bằng cách áp dụng các biện pháp cải thiện công tác bán hàng để tăng doanh thu và sử dụng cách thức kiểm soát chi phí được trình bày trong các phần trước.

- Chi phí vốn hợp lý bằng cách xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu: Lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp có một chi phí vốn hợp lý và vẫn duy trì tính linh hoạt (tự chủ) tài chính cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả chiến lược của mình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 58)