Phân tích khả năng sinh lời của tài sản Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 35)

II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung

1.2.2.Phân tích khả năng sinh lời của tài sản Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)

1. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty

1.2.2.Phân tích khả năng sinh lời của tài sản Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua tỉ suất sinh lời từ tài sản (ROA). ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Bảng 2.18 : tỉ suất sinh lời của tài sản giai đoạn 2007-2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08

Mức % Mức % 1.Tổng LNTT 11,293 24,806 10,110 13,513 120 -14,696 -59.24 2.Giá trị TS bình quân 214,193 209,447 220,303 -4,746 -2 10,856 5.18 3.ROA (3)= (1)/(2)x100 (%) 5.27 11.84 4.59 6.57 125 -7.25 -61.25 Bảng phân tích trên cho thấy tỉ suất sinh lời của tài sản tại công ty tăng giảm không ổn định. Cũng như các chỉ tiêu trên, tỉ suất sinh lời của tài sản tăng ấn tượng vào năm 2008 nhưng giảm đột ngột vào năm 2009.

Năm 2007, chỉ tiêu này là 5.27, có nghĩa, cứ 100 đồng tài sản được đầu tư thì doanh nghiệp thu về 5.27 đồng lợi nhuận trước thuế.

Năm 2008, chỉ tiêu này tăng vượt trội lên 11.84, ứng với mức tăng 6.57 đồng, tức là cứ 100 đồng tài sản được đưa vào sử dụng thì thu thêm 6.57 đồng lợi nhuận. Ở năm này, lợi nhuận trước thuế tăng mạnh một lượng là 13,513 triệu đồng trong khi giá trị tài sản bình quân giảm đi 4,746 triệu đồng, khiến tỉ suất lợi nhuận tăng 125% so với năm 2007.

Đến năm 2009, ROA giảm còn 4.59 đồng, 100 đồng tài sản bỏ ra chỉ thu về 4.59 đồng lợi nhuận, kém năm 2008 những 7.25 đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút đột ngột này là do giá trị tài sản bình quân doanh nghiệp đưa vào sử dụng tăng 5.18% trong khi lợi nhuận kế toán trước thuế lại giảm những 59.24%.

Như vậy, doanh nghiệp đã khai thác hiệu quả giá trị của tài sản vào năm 2008 nhưng tỉ suất ROA giảm mạnh vào năm 2009 chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sa sút rõ rệt. Doanh nghiệp cần có những quan tâm đúng mức để nâng cao chỉ tiêu này.

Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất sinh lời từ tài sản của công ty ta sử dụng phương trình Dupont.

Lợi nhuận trước thuế doanh thu Tỉ suất sinh lời tài sản = x

Doanh thu tổng tài sản bquân ROA= hln/dt x hdt/ts

Bảng 2.19: tổng hợp các chỉ tiêu ảnh hưởng đến ROA theo phương trình Dupont

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2007 2008 2009 1. Tổng lntt Triệu đồng 11,293 24,806 10,110 2. Dtt Triệu đồng 1,187,394 1,380,881 927,137 3. Tổng ts bình quân Triệu đồng 214,193 209,447 220,303 4. Tỉ suất lntt/dt % 0.95 1.80 1.09 5. Hiệu suất sử dụng ts Lần 5.54 6.59 4.21

6. Roa % 5.27 11.84 4.59

Bảng 2.20: Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA

Chỉ tiêu 2009/2008 2008/2007

1. Ảnh hưởng của tỉ suất lntt/dt -4.65 4.69 2. Ảnh hưởng của vòng quay tài sản -2.60 1.88 3. Biến động của tỉ suất sinh lời tài sản

(3) = (1) + (2) -7.25 6.57

Năm 2008, tỉ suất sinh lời tài sản tăng ở mức 6.57% so với năm 2007. Có nghĩa, trong năm này, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được nhiều hơn so với năm 2007 là 6.57 đồng lợi nhuận trước thuế. Ngược với sự tăng trưởng của năm 2008, tỉ suất sinh lời tài sản năm 2009 giảm đến 7.25%. Nguyên nhân của sự biến thiên này là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố tỉ suất LNTT/DTT và vòng quay tài sản.

Ảnh hưởng của tỷ suất LNTT/DT

- Năm 2008, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng mạnh 89% so với năm trước, làm tỉ suất sinh lời tài sản tăng 4.69%. Nguyên nhân làm cho tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng là doanh thu thuần năm 2008 tăng 193,489 triệu đồng hay là tăng 15.93% trong khi lợi nhuận trước thuế lại tăng với tốc độ lớn hơn nhiều là 120% so với năm 2007.

- Do tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2009 giảm 39%, kéo theo tỉ suất sinh lời của tài sản giảm 4.65%. Trong năm này, lợi nhuận trước thuế giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong ba năm là 10,110 triệu đồng, với tốc độ giảm 59.24%. Bênh cạnh đó, doanh thu giảm với tốc độ 32.86%, như vậy lợi nhuận giảm mạnh và giảm nhanh hơn so với doanh thu, chứng tỏ công ty đã sử dụng lãng phí, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ảnh hưởng của vòng quay tài sản

- Giống như tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, năm 2008 hệ số vòng quay tài sản có tác động tích cực đến chỉ tiêu này. Việc sử dụng tài sản hiệu quả trong năm 2008 đã làm tỉ suất sinh lời của tài sản tăng 1.88% so với năm 2007. Qua phân tích ở phần trước cho thấy nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng tài sản tăng là do nhu cầu thị trường tăng cao khiến lượng hàng tồn kho dự trữ năm 2007 và hàng mới mua năm 2008 được tiêu thụ mạnh.

- Năm 2009, vòng quay tài sản giảm khiến tỉ suất sinh lời tài sản giảm 2.60% so với năm 2008. Nguyên nhân là bởi mặc dù giá trị tài sản bình quân trong năm 2009 tăng 5.18% nhưng doanh thu thuần lại giảm đến 32.86% so với năm 2008. Điều này cho thấy việc yếu kém trong công tác sử dụng tài làm khả năng sinh lời tài sản giảm mạnh.

Như vậy, hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tài sản tác động cùng chiều lên tỷ suât sinh lời của tài sản. Trong đó, khả năng sinh lời các hoạt động có ảnh hưởng mạnh hơn là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự biến động nói trên. Hiện nay, hai chỉ tiêu này cùng tác động tiêu cực lên tỉ suất sinh lời tài sản, làm cho khả năng sinh lời từ tài sản giảm sút.

Bảng 2.21 : Tỉ suất sinh lời tài sản của CEVILMETAL và các công ty cùng ngành.

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TB

CEVIMETAL 5.27% 11.84% 4.59% 7.23%

HLA 8.48% -2.18% 7.67% 4.66% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉ suất sinh lời tài sản trung bình của công ty là 7.23%, ở mức tương đối so với hai công ty cùng ngành (SMC là 10.23% và HLA là 4.66%). Tuy nhiên, nếu so sánh riêng từng năm, đặc biệt là năm 2009, ta thấy tỉ suất này thấp hơn nhiều so với SMC và HLA. Điều này cho thấy công tác quản lý và khai thác tài sản của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời của công ty.

 Như vậy, tỉ suất sinh lời tài sản của công ty đang có xu hướng giảm do sự ảnh

hưởng tiêu cực của cả hiệu suất sử dụng tài sản lẫn tỉ suất LNTT/DTT. Bằng chứng là ROA năm nay của công ty thấp hơn hẳn so với hai công ty cùng ngành, mặc dù ROA trung bình ba năm cũng ở mức tương đối. Vì vậy, trong những năm đến, để tăng khả năng sinh lời từ tài sản, công ty cần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và gia tăng tỉ suất LNTT/DTT.

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên vì lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp nên để thấy rõ hiệu quả hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỉ suất sinh lời kinh tế (RE). Đây là chỉ tiêu tỉ suất sinh lời từ tài sản sau khi loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn, tức phản ánh hiệu quả thực sự của công ty khi chưa tính đến chi phí lãi vay, để xem thực chất công ty hoạt động như thế nào nếu không sử nguồn vốn vay.

Bảng 2.22: tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản giai đoạn 2007-2009. Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

08/07 09/08

Mức % Mức %

Chi phí lãi vay (1) 6,733 14,942 4,099 8,209 122 -10,843 -72.57 Tổng ltkt tt (2) 11,293 24,806 10,110 13,513 120 -14,696 -59.24 Ebit (3) = (1) + (2) 18,026 39,748 14,209 21,722 121 -25,539 -64.25 Giá trị ts bquân (4) 214,193 209,447 220,303 -4,746 -2 10,856 5.18

RE = (3)/(4) 8.42 18.98 6.45 10.56 126 -12.53 -66.01 Với tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ta thấy khả năng sinh lời của tất cả lượng Với tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ta thấy khả năng sinh lời của tất cả lượng

vốn công ty bỏ ra kinh doanh mà không cần quan tâm công ty đã sử dụng vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu RE đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư so với các cơ hội khác, điều này giúp công ty quyết định nên huy động từ vốn chủ hay vốn vay. Bảng phân tích trên cho thấy, tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản cao hơn nhiều so với tỉ suất sinh lời tài sản. Điều này chứng tỏ nếu loại trừ ảnh hưởng của nguồn vốn thì khả năng sinh lời của tài sản tốt.

Năm 2008, tỉ suất này đạt đến con số 18.98%, tức là cứ 100 đồng tài sản doanh nghiệp đưa vào sử dụng thì thu được gần 19 đồng lợi nhuận, tăng 10.56 đồng so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tốt nguồn tài sản hiện có. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân giảm xuống khi mà EBIT tăng mạnh, trong đó chi phí lãi vay tăng đến 122% so với năm trước.

Năm 2009, tương tự như các chỉ tiêu đã phân tích ở trên, chỉ tiêu này giảm mạnh và ở mức thấp nhất trong ba năm. Tỉ suất sinh lời kinh tế năm nay là 6.45%, tương ứng giảm xuống 66.01%. Nguyên nhân xuất phát từ sự sụt giảm mạnh mẽ của lợi nhuận kế toán trước thuế và chi phí lãi vay trong khi giá trị tài sản bình quân tăng nhẹ.

Bảng 2.23: Tỉ suất sinh lời kinh tế tài sản của CEVILMETAL và các công ty cùng ngành.

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 TB

CEVIMETAL 8.42% 18.98% 6.45% 11.28%

SMC 14.62% 16.29% 9.32% 13.41%

HLA 13.17% 7.45% 12.73% 11.12%

Tương tự như tỉ suất sinh lời tài sản, tỉ suất sinh lời kinh tế tài sản trung bình qua ba năm của công ty CP Kim Khí Miền Trung ở mức tương đối so với hai công ty còn lại. Những tỉ suất này ở năm 2009 lại đạt ở con số thấp nhất và thấp hơn nhiều so với hai công ty kia. Điều này cho thấy, năm 2009 xuất hiện nhiều yếu kém trong công tác sử dụng tài sản của công ty. Trong những năm đến, công ty cần khác phục điều này để nâng cao khả năng sinh lời của mình.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 35)