Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 56)

II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty 1 Phương hướng phát triển của Công ty trong tương la

2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung:

2.6.1. Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn

Đây là nghiệp vụ mà trong đó hai bên cam kết mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ nhất định theo mức giá thỏa thuận nhưng việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định.

- Để bảo hiểm rủi ro liên quan đến khả năng giảm giá của ngoại tệ thì người xuất khẩu phải bán kỳ hạn số lượng ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu.

- Để bảo hiểm rủi ro liên quan đến tăng giá ngoại tệ thì người nhập khẩu phải mua kỳ hạn số lượng ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu.

Ta có thể minh họa như sau: ngày 01/08/2008, công ty ký hợp đồng nhập khẩu sắt từ nhà cung cấp Mỹ, trị giá hợp đồng là 10.000 USD, thời hạn thanh toán là sau 3 tháng.

Tỉ giá giao ngay : 1 USD = 16.000 VND Tỉ giá kỳ hạn : 1USD = 16.500 VND

Công ty lo ngại sau 3 tháng tỉ giá sẽ tăng, vì vậy đã mua kỳ hạn 10.000 USD. Như vậy, sau 3 tháng số tiền mà công ty chắc chắn phải trả để có lô hàng nhập khẩu là : 10.000 x 16.000 = 160.000.000 triệu đồng.

Sau 3 tháng, nếu tỉ giá là 1USD = 17.000 VND, nếu không mua hợp đồng kỳ hạn thì công ty phải trả 170.000.000 triệu đồng để có lô hàng nhập khẩu.

Như, vậy bằng cách thực hiện nghiệp vụ này công ty đã phòng ngừa được rủi ro tỉ giá.

Tuy nhiên nếu sau 3 tháng tỉ giá < Tỉ giá kì hạn thì công ty phải gánh chịu một khoản lỗ. Do đó, thông thường đối với doanh nghiệp kinh doanh trên cả hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu, doanh nghiệp có thể mua cùng lúc hai hợp đồng kỳ hạn và thời hạn thanh toán hợp đồng là như nhau. Như vậy, nếu đến ngày thực hiện hợp đồng kỳ hạn mua ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu mà tỉ giá trên thị trường thấp hơn so với tỉ giá kỳ hạn thì khoản lỗ này sẽ được bù đắp bởi khoản lãi thu được từ hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ và ngược lại. Nghiệp vụ này được thực hiện nếu người kinh doanh không dự đoán chắc chắn sự biến động của tỉ giá.

Chẳng hạn, vào ngày 01/08/2008, công ty đồng thời kí hợp đồng xuất khẩu thép tấm cho nhà nhập khẩu Mỹ, thời hạn thanh toán là sau 3 tháng.

Công ty không dự đoán chắc chắn sự biến động tỉ giá trong tương lai, do đó vừa mua vừa bán kì hạn USD.

Vào ngày thực hiện hợp đồng, tỉ giá là 1 USD = 16.200 VND

Như vậy, lúc này việc thực hiện hợp đồng mua kì hạn USD làm công ty lỗ một khoản :

(16.500 – 16.200) x 10.000 = 3.000.000 đ.

Tuy nhiên việc thực hiện hợp đồng bán kỳ hạn USD đã mang lại cho công ty khoản lãi là : 3.000.000 đ

Kết quả cuối cùng công ty đã cố định tỉ giá ở mức 1 USD = 16.000 VND

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w