Hoàn thiện công tác bán hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 46)

II. Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty 1 Phương hướng phát triển của Công ty trong tương la

2.2.Hoàn thiện công tác bán hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận

2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần Kim Khí Miền Trung:

2.2.Hoàn thiện công tác bán hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, công tác bán hàng cần được đặt tại tâm điểm của sự chú ý. Việc quản lý bộ phận bán hàng hiệu quả, đưa ra các chính sách bán hàng thích hợp, xây dựng điều kiện thanh toán tiền hàng hợp lý, cũng như việc mở rộng thị trường cho phép tăng doanh thu và nâng cao giá trị công ty lên đáng kể.

Mở rộng thị trường

Hiện nay, Công ty có các chi nhánh đơn vị trực thuộc khắp cả nước và đây cũng là cơ hội tốt trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh. Và trên cơ sở các chi nhánh hiện có, Công ty có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh thông qua việc thành lập thêm cửa hàng tại các địa phương và thông qua các cửa hàng này sản phẩm của Công ty sẽ được sử dụng rộng rãi, đồng thời là điều kiện thuận lợi để hàng hoá Công ty tiếp cận được với thị trường, tìm hiểu mong muốn của khách hàng để phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần tăng doanh số, tăng lợi nhuận của Công ty.

Tăng cường xúc tiến thương mại, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp bằng cách tìm những cơ hội giao thương thông qua mạng, báo chí, những cuộc triển lãm hội chợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường hoặc có thể hợp tác với những khách hàng quen thuộc để tìm khách hàng mới với những thỏa thuận hấp dẫn như: cho họ hưởng hoa hồng hoặc giảm giá khi mua hàng…

Đối với những khách hàng chưa là khách hàng thường xuyên của công ty phải luôn giữ vững uy tín bằng những lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần hơn nữa. Đối với những đối tác truyền thống cần tận dụng mối quan hệ này để phát triển những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

Để nâng cao doanh thu và lợi nhuận cũng như vị thế cạnh tranh của mình, công ty cần phấn đấu giữ vững thị trường nội địa và thâm nhập vào những thị trường đầy tiềm năng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Âu…Để thực hiện điều đó công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời triển khai kiểm tra khắt khe chất lượng thành phẩm bằng kỹ thuật hiện đại để từng bước xây dựng thương công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

Mở rộng thị trường giúp công ty tăng cao doanh thu, nhưng mặt khác, nó khiến chi phí hoạt động tăng lên. Công ty cần có những cách thức kiểm soát chi phí hợp lý để tỷ trọng chi phí trên doanh thu ngày càng giảm. Điều này sẽ được trình bày ở phần 2.5.

Chính sách bán hàng:

Là một doanh nghiệp thương mại nên việc làm thế nào để tiêu thụ hàng hoá nhanh nhất luôn được quan tâm hàng đầu. Để làm được điều đó công ty cần mở rộng thêm các hình thức tiêu thụ để hàng hoá của công ty được giới thiệu và tiêu thụ nhanh hơn. Sau đây là một số hình thức tiêu thụ:

+ Bán hàng qua đại lý: các đại lý là các trung gian phân phối hàng hoá rất có hiệu quả. Các đại lý được trải dài trên khắp cả nước. Với việc bán hàng như vậy làm cho Công ty luôn luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả bán hàng tại các đại lý. Để làm được điều đó, Công ty cần có chính sách nhằm khuyến khích các đại lý bán nhiều hàng hơn, cụ thể các đại lý sẽ được hưởng hoa hồng trên số phần trăm doanh thu bán được. Ngoài ra Công ty còn đặt hạn mức bán cho từng đại lý. Nếu đại lý nào bán vượt hạn mức mà Công ty đưa ra sẽ được hưởng một tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán.

+ Bán hàng qua mạng: hiện nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin thì việc truy cập thông tin trên mạng đã trở nên hết sức thông dụng với mọi người dân. Với những tiện ích như vậy, Công ty có thể xây dựng Web bán hàng với từng mặt hàng cụ thể, bảng báo giá của từng loại mặt hàng; xây dựng các hợp đồng bán hàng qua mạng. Đây là hình thức đẩy mạnh số lượng bán hàng cho doanh nghiệp, vừa đánh thức được nhu cầu của khách hàng, để khách hàng có thể so sánh từng mặt hàng từ đó lôi kéo được khách hàng.

+ Bán hàng qua điện thoại: hình thức này cho phép Công ty tăng số lượng hàng bán qua điện thoại nhờ đó tiết kiệm được thời gian mua hàng của khách hàng, đồng thời có thể thu hút được những khách hàng quá bận rộn. Với hình thức này đòi hỏi Công ty phải tổ chức tốt khâu tư vấn điện thoại, thương lượng qua điện thoại và phải thật linh hoạt trong khâu vận chuyển hàng đến tận nơi theo yêu cầu của khách hàng.

Điều kiện thanh toán tiền hàng

Thanh toán tiền hàng là một nhân tố có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, việc thanh toán có thuận lợi hay không phụ thuộc vào công tác kiểm tra tài chính của công ty như lập chứng từ thanh toán, đôn đốc khách hàng chấp hành kỷ luật thanh toán...

Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thanh toán là một vấn đề hết sức phức tạp, công ty cần chú ý đến các vấn đề sau :

- Điều kiện tiền tệ : cần phải linh hoạt lựa chọn và sử dụng đồng tiền để thanh toán theo hợp đồng đã thỏa thuận và cần thiết phải kèm theo điều kiện để xử lý khi đồng tiền có sự biến động.

- Thời gian thanh toán : có thể thanh toán trước, thanh toán ngay hay thanh toán sau. Thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc thu tiền bán hàng, luân chuyển vốn và có thể tránh được những biến động trong khâu thanh toán.

- Phương thức thanh toán : thực hiện tốt việc lựa chọn phương thức thanh toán sẽ đảm bảo cho công tác thanh toán tiền hàng được thuận lợi, đầy đủ và nhanh chóng. Dối với công ty khi xuất khẩu hàng hóa nên lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ hay tín dụng thư (L/C).

Ta có thể đi vào chi tiết việc hoàn thiện công tác bán hàng nhằm tăng doanh thu cho từng hoạt động như sau:

Hoạt động kinh doanh thép nhập khẩu là hoạt động giữ vai trò nòng cốt ở công

ty, chiếm đến phần lớn doanh thu trong năm 2009 do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cần hình thành các bộ phận kinh doanh theo từng mặt hàng, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm khai thác thị trường, chủ động thực hiện các biện pháp kinh doanh theo tiêu chí đã đề ra.

Năm 2009 vẫn chịu tác động từ lạm phát và suy thoái kinh tế từ năm 2008 nên kim ngạch nhập khẩu của việt nam chỉ đạt 29,73 tỉ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu giảm làm giảm sức tiêu thụ hàng hóa, giá cả hàng hóa tăng giảm bất thường không có quy luật, khó có thông tin dự báo chính xác về ngành hàng, mặt hàng. Diễn biến của tỉ giá USD/VND rất phức tạp, nguồn cung ngoại tệ thiếu hụt làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu gặp khó khăn trong đó có một số khách hàng của công ty. Do đó, không nên duy trì phương pháp kinh doanh nghiêng về nhập khẩu ủy thác hưởng chi phí hoa hồng như trước đây vì như vậy có nhiều rủi ro và khó đạt mức lợi nhuận cao mà cần nâng cao khối lượng hàng tự doanh. Để tăng cường số lượng hàng tự doanh, thì công tác dự báo cần được chú trọng đúng mức vì đây là bước chuyển đổi khá mới mẻ đối với doanh nghiệp. Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin hàng hóa, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Hiện nay, công tác dự báo ở công ty chưa được chú trọng đúng mức.

Công ty cần xem xét và đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của tất cả các mặt hàng. Qua đó, tập trung vốn đầu tư các mặt hàng nào có tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.

Đối với hoạt động kinh doanh kho vận, cần cố gắng tìm kiếm khách hàng mới

thay thế bổ sung những khách hàng đã rút hàng, nghiên cứu sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học, thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác nghiệp vụ, đặc biệt lưu ý đến thời hạn sử dụng của hàng hóa, thông báo đầy đủ, kịp thời tránh thiệt hại cho khách hàng và khẳng định tinh thần trách nhiệm của đơn vị đối với hàng hóa gửi kho. Công ty cần áp dụng mức giá lưu kho linh hoạt tại từng thời điểm và tương ứng với từng đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Trang 46)