Đối tượng quản lý trong công tác quản lý hoạt động NCKH sinh viên trường đại học chính là đội ngũ sinh viên của nhà trường. Đây là đội ngũ đông đảo những con người trẻ, có khả năng sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết muốn được cống hiến, trực tiếp tham gia NCKH và là nguồn nhân lực thúc đẩy hoạt động NCKH của trường phát triển. Tuy nhiên kỹ năng, phương pháp còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng NCKH. Để NCKH có hiệu quả, sinh viên phải có niềm đam mê với đề tài mình theo đuổi. Hơn nữa, còn
37
phải có nhiệt huyết và trăn trở, ứng dụng những kiến thức mình đã và đang được học vào vấn đề mình nghiên cứu. Sinh viên phải đưa được những vấn đề thực tế vào trong những nghiên cứu của mình, nếu không có thực tế thì những vấn đề nghiên cứu của sinh viên sẽ không có giá trị và làm giảm hứng thú của sinh viên với hoạt động này.
Chương trình đào tạo của các trường đại học hiện nay còn nặng về khối lượng môn học kiến thức đại cương, các môn chuyên ngành chưa được đầu tư thời gian thỏa đáng, không có chế độ khuyến khích sinh viên NCKH do vậy chưa tạo được động lực, hứng thú NCKH của sinh viên.
Trong những năm gần đây, việc đào tạo gắn với nhu cầu người sử dụng được nhiều trường đại học quan tâm, nhất là các trường đại học khối kỹ thuật. Việc sinh viên ra trường được các nhà tuyển dụng lựa chọn dựa vào năng lực chuyên môn được đào tạo, khả năng đáp ứng công việc, có thể thích ứng với lĩnh vực chuyên môn gần ngành đào tạo làm thay đổi nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập. Chính vì vậy, nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH ngày càng được nâng cao được thể hiện ở việc sinh viên tích cực hơn trong đăng ký tham gia đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường, phấn đấu học tập có kết quả cao để được làm đồ án tốt nghiệp. Qua điều tra cho thấy nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
38
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, đề tài đã xác định được các vấn đề lý luận cơ bản sau:
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý trường đại học thực hiện để điều hành nhằm đạt được mục tiêu NCKH và đào tạo của nhà trường.
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên gồm: - Lập kế hoạch cho hoạt động NCKH của sinh viên
- Tổ chức NCKH cho sinh viên
- Chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên - Kiểm tra hoạt động NCKH
- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý NCKH của sinh viên gồm: - Yếu tố thuộc về môi trường quản lý
- Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý - Yếu tố thuộc về đối tượng quản lý
39
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng