Theo một cách chung nhất NCKH là tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất, nâng cao và ứng dụng các kiến thức về khoa học công nghệ.
Khái niệm nghiên cứu khoa học của sinh viên: Nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động có kế hoạch, có tổ chức trong nhiệm vụ của sinh viên hướng vào việc tìm kiếm tri thức khoa học hoặc phát hiện bản chất sự
26
vật, hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới để phục vụ lợi ích của con người thông qua phương pháp, phương tiện phù hợp.
Theo tác giả Lê Yên Dung thì: “Hoạt động nghiên cứu khoa học là loại hình lao động đặc biệt, được tiến hành bởi các nhà khoa học, thông qua hệ thống các phương pháp, các phương tiện kỹ thuật phù hợp nhằm phát hiện những hiểu biết mới mang tính quy luật, tạo ra sản phẩm mới phục vụ mục tiêu hoạt động động của con người” [6]
Vì vậy, hoạt động NCKH của sinh viên đại học là hoạt động nghiên cứu của sinh viên trong quá trình học tập bao gồm tất cả các hoạt động phát hiện, tổng hợp các kiến thức có thể đóng góp cho kho tàng kiến thức của nhân loại hoặc cho chính bản thân sinh viên, giúp sinh viên hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức, chuyên môn được đào tạo hoặc tìm ra kiến thức tổng hợp liên ngành. NCKH của sinh viên cũng giống như NCKH nói chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người, nhằm tìm ra lời giải cho các tình huống có vấn đề, lời giải đó có thể là một thông tin, một phương pháp,…mà trước đó chưa có.
Vai trò và các hình thức NCKH của sinh viên
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương pháp NCKH, đáp ứng yêu cầu: giảng dạy kết hợp với thực hành và NCKH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện; Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên; Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.
Các hình thức NCKH của sinh viên đại học
Bài tập nhỏ (bài tập môn học)
Bài tập nhỏ thuộc loại hình nghiên cứu, xử lý một số vấn đề khoa học cụ thể, thường được thực hiện ngay từ năm thứ nhất và là dịp tổng kết những kiến thức trọng tâm trong chương trình môn học. Ở những bài tập này có thể
27
liên hệ mở rộng thêm kiến thức ngoài nội dung giảng dạy và học tập được quy định trong chương trình. Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu, tra cứu tài liệu, nghiên cứu thêm một số vấn đề nhằm mở rộng tầm hiểu biết, vận dụng và khai thác thêm tri thức mới. Thời gian tiến hành bài tập cùng với thời gian học tập chương trình môn học. Yêu cầu sinh viên tham gia nghiên cứu ở loại hình này chỉ là: phát hiện các vấn đề trọng tâm của môn học, có khi là tập xử lý một đề tài mà người khác đã bàn tới hoặc tóm tắt các nội dung chính, sưu tầm tài liệu, ứng dụng thực tế có liên quan đến môn học. Đưa ra những đánh giá nhận xét với nhận thức chủ quan của mình trên cơ sở nắm bắt đầy đủ lý thuyết. Vấn đề cốt lõi ở đây là để cho sinh viên hứng thú và có ý tưởng mới, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tạo phong cách của cá nhân trong quá trình học tập tiếp theo.
Bài tập lớn
Đây là loại bài tập chính thức được quy định trong chương trình đào tạo, sau khi sinh viên đã học kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên môn. Với hình thức bài tập này, tất cả sinh viên đều phải làm dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Đây là loại hình nghiên cứu yêu cầu cao hơn bài tập nhỏ, thời gian nghiên cứu dài hơn và có quy định cụ thể về nội dung, thời gian hoàn thành, hình thức đánh giá. Việc tiến hành làm bài tập lớn thường gắn với việc học tập chuyên đề từ năm thứ hai. Những chuyên đề hỗ trợ rất tốt về chất lượng cho việc làm bài tập lớn của sinh viên. Mục đích chủ yếu của hình thức nghiên cứu này là cho sinh viên thực hành với các thủ pháp NCKH, tìm hiểu, tra cứu tài liệu, phát hiện ứng dụng, liên hệ thực tế chứ chưa làm giàu cho khoa học bằng kết quả của các công trình nghiên cứu. Bài tập lớn được hoàn thành có thể được bảo vệ trước bộ môn hoặc do hội đồng đặc biệt được bộ môn thành lập. Kết quả được đánh giá bằng điểm số của môn học. Việc hoàn thành bài tập lớn có ý nghĩa quan trọng đặt tiền để cho các hình thức nghiên cứu cao hơn như: làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp.
28
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận là hình thức nghiên cứu cao hơn làm bài tập lớn. Đây là bài tập NCKH cuối khoá chỉ dành riêng cho những sinh viên có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên đối với mọi sinh viên Đại học thuộc khoa học xã hội. Giá trị của khoá luận được tính từ 3 đến 4 đơn vị học trình. Nếu sinh viên chọn đề tài khoá luận thuộc học phần thi tốt nghiệp nào thì họ được miễn thi học phần đó để làm khoá luận. Khi làm khoá luận, sinh viên phải đọc nhiều tài liệu có liên quan nhất là những sách chuyên khảo và phải được một giảng viên chính hướng dẫn trên cơ sở tinh thần chủ động, độc lập nghiên cứu của sinh viên là chủ yếu. Việc đánh giá kết quả của khoá luận do một hội đồng do Hiệu trưởng quyết định thành lập. Sinh viên được dành khoảng thời gian 30 phút để báo cáo tóm tắt khoá luận. Sau khi phản biện đọc nhận xét, người hướng dẫn đánh giá kết quả và thái độ làm việc của sinh viên. Toàn thể hội đồng thảo luận kết quả kể cả việc chất vấn tác giả, cuối cùng là phần bỏ phiếu kín cho điểm theo thang điểm 10. Điểm của khoá luận là điểm trung bình của các thành viên hội đồng được công bố công khai ngay trong buổi nghiệm thu.
Luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp là bài tập NCKH có yêu cầu cao hơn khoá luận tốt nghiệp chỉ có sinh viên đạt loại giỏi mới có quyền chọn làm luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn do sinh viên đề xuất hoặc do giáo viên hướng dẫn gợi ý, được hội đồng khoa học của khoa phê duyệt. Nếu được làm luận văn tốt nghiệp sẽ được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp. Như vậy, giá trị của luận văn được coi là kết quả của phần thi tốt nghiệp bằng 6 đơn vị học trình. Yêu cầu của luận văn phải thể hiện rõ tính sáng tạo của người nghiên cứu. Việc đánh giá và xếp loại kết quả luận văn cũng được thực hiện theo phương thức tổ chức hội đồng nghiệm thu như đánh giá xếp loại khóa luận tốt nghiệp nhưng yêu cầu cao hơn.
29
Đồ án tốt nghiệp (dành cho các sinh viên các ngành kỹ thuật).
Về tính chất và mức độ các yêu cầu của đồ án tốt nghiệp cũng như yêu cầu của khoá luận, luận văn. Song việc làm đồ án tốt nghiệp được thực hiện bởi sinh viên các ngành kỹ thuật. Đồ án tốt nghiệp được xem như chương trình nghiên cứu cuối cùng, khi sinh viên đã hoàn thành tất cả các môn học và chương trình học tập khác. Nội dung của đồ án tốt nghiệp đối với các khối ngành kỹ thuật là những hình thức nghiên cứu hướng tới mục đích là để sinh viên thực hiện NCKH. Đây là cơ sở nền móng giúp cho những chuyên gia sau này không những giỏi về chuyên môn, mà còn tham gia NCKH có hiệu quả, chủ động sáng tạo trong công việc. Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp tự chọn đề tài hoặc giảng viên hướng dẫn gợi ý đề tài nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề tài sinh viên phải tra cứu tài liệu, tìm hiểu sâu phần kiến thức chuyên ngành, có ý tưởng, mô hình cụ thể để ứng dụng các nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp gồm thuyết minh, số liệu tính toán, so sánh tính kinh tế kỹ thuật lựa chọn phương án, bản vẽ, mô hình và sản phẩm ứng dụng. Đồ án tốt nghiệp được bảo vệ trước hội đồng do hiệu trưởng ra quyết định thành lập, kết quả được tính là điểm tốt nghiệp của sinh viên.
Ngoài các hình thức NCKH thuộc chương trình đào tạo trên, các sinh viên còn tham gia nhiều hình thức NCKH khác như: thi Olympic, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp, chế tạo Robocon, tham gia đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường,… do giảng viên hướng dẫn.