Tôi cho rằng sự yêu thích đối với môn học là đầu mối của khá nhiều vấn đề trong quá trình tiếp thu kiến thức, trong đó hứng thú học tập, NCKH có vai trò quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực, tính chủ động tự giác, nâng cao chất lượng đào tạo và sản phẩm NCKH. Thực tế cho thấy nếu không có hứng thú sinh viên sẽ không tích cực tư duy, thiếu tính chủ động trong học tập, ít đầu tư thời gian và trí lực cho hoạt động NCKH, không chịu khó tìm tòi phương pháp, cách thức nghiên cứu có hiệu quả. Mặt khác, nếu không có hứng thú sinh viên sẽ thiếu động lực, không nhiệt tình trong các hoạt động NCKH, dẫn đến sinh viên có các biểu hiện như: không tích cực tìm tòi, sưu
50
tầm, tự đọc tài liệu, hạn chế ý tưởng sáng tạo, việc tham gia hoạt động NCKH sẽ chỉ mang tính hình thức, đối phó, ít sinh viên tham gia dẫn đến khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn nghề nghiệp sau này bị hạn chế. Điều này càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn khi sinh viên được đào tạo trong các trường đại học kỹ thuật mang tính thực hành và ứng dụng công nghệ như Đại học Công nghiệp Hà Nội. Qua điều tra các giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH thu được kết quả:
Bảng 2.7. Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH
TT Mức độ Số lƣợng phiếu trả lời Tỷ lệ(%)
1 Rất hứng thú 11 16.7
2 Hứng thú 44 66.7
3 Bình thường 11 16.7
4 Không hứng thú tham gia NCKH 0 0.0
Nhìn vào Bảng 2.7 nhận thấy: Đa số giảng viên và cán bộ quản lý đều có nhận định sinh viên Khoa Điện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có hứng thú tham gia hoạt động NCKH. Số lượng giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá sinh viên rất hứng thú với hoạt động NCKH có 11 ý kiến chiếm tỉ lệ 16,7%. Có 44 ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá sinh viên hứng thú với hoạt động NCKH chiếm tỉ lệ là 66,7%. Ý kiến trả lời có hứng thú ở mức độ bình thường khi tham gia hoạt động NCKH có 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7%. Không có ý kiến nào đánh giá sinh viên không hứng thú với hoạt động này. Kết quả điều tra phản ánh thực tế vai trò của NCKH trong nội dung chương trình đào tạo gắn với đặc điểm nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường. Mức độ hứng thú phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, sự yêu thích môn học, tác dụng mà kiến thức môn học mang lại đối với định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
51
Biểu đồ 2.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH