2.2.5. Thuận lợi, khó khăn của sinh viên khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học cứu khoa học
Bất cứ một hoạt động nào của con người, dù đúng hay không đúng theo mong muốn của cá nhân hay tập thể đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Tìm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả NCKH của sinh viên là điều quan trọng và cần thiết để trên cơ sở đó xây dựng
54
phương hướng tìm ra những biện pháp khắc phục nâng cao kết quả NCKH của sinh viên. Tìm hiểu vấn đề này tôi chủ động đưa ra một số yếu tố khảo sát để giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9. Những thuận lợi của sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học
TT Yếu tố thuận lợi
Số lƣợng phiếu
trả lời Tỷ lệ %
1 Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa quan tâm 58 87.9
2 Giảng viên hướng dẫn nhiệt tình 63 95.5
3 Giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm 0 0.0
4 Cơ sở vật chất tốt 24 36.0
5 Sự tổ chức nghiêm túc 38 58.0
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 trên ta thấy: Hầu hết các yếu tố thuận lợi mà tôi đưa ra đều được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá ở tỉ lệ rất cao điều đó chứng tỏ ở các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả NCKH của sinh viên.
Yếu tố: “Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa quan tâm” có 58 ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý trả lời chiếm tỉ lệ là 87,9%. Có 63 ý kiến cho rằng
“sự nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn” là thuận lợi đối với hoạt động NCKH của sinh viên chiếm tỷ lệ 95,5% đây là yếu tố được đánh giá cao nhất, điều này cho thấy vai trò của người thầy có ý nghĩa quyết định đến hoạt động NCKH của sinh viên. Có 24 ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ 36,0% đồng ý với việc có cơ sở vật chất tốt và 38 ý kiến chiếm tỉ lệ 58,0% cho rằng: sự nghiêm túc trong tổ chức NCKH là yếu tố thuận lợi đối với hoạt động NCKH của sinh viên.
Tuy nhiên yếu tố: “giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm” lại không nhận được ý kiến nào. Qua trao đổi trò chuyện thêm với giảng viên, cán bộ quản lý cũng như một số sinh viên của Khoa để tìm câu trả lời cho vấn đề trên tôi thấy. Với các đề tài NCKH của sinh viên, sinh viên cần sự tận tình hướng dẫn của giảng viên, nội dung nghiên cứu của đề tài sát với chương trình đào tạo, biết ứng dụng kiến thức vào thực tế, bổ sung và làm sáng tỏ được nội dung kiến thức trong chương trình đào tạo hơn là nghiên cứu vấn đề lớn, rộng
55
và có mức độ liên quan ít đến nội dung được đào tạo, điều mà giảng viên có kinh nghiệm khoa học ít quan tâm.
Như vậy có thể đánh giá, sinh viên cần được sự quan tâm của các cấp quản lý, cần sự nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, cần sự tổ chức nghiêm túc và có cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động NCKH hơn yếu tố kinh nghiệm của giảng viên.
Bảng 2.10. Những khó khăn của sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học
TT Yếu tố khó khăn
Số lƣợng
phiếu trả lời Tỷ lệ (%)
1
Một bộ phận sinh viên chưa hiểu biết đầy đủ
về tầm quan trọng của hoạt động NCKH 52 78.8
2 Kỹ năng NCKH của sinh viên còn yếu 61 92.4
3
Bản thân chưa nỗ lực khắc phục khó khăn
trong quá trình nghiên cứu 39 59.1
4
Chưa có các hình thức động viên khuyến
khích hợp lý cho việc NCKH của SV 45 68.2
5
Thư viện trường, các thiết bị thí nghiệm chưa
đáp ứng yêu cầu 44 66.7
Từ số liệu khảo sát Bảng 2.10 nhận thấy: Yếu tố bản thân sinh viên
chưa nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn trong quá trình nghiên cứu, cụ thể như các vấn đề: tìm hiểu tra cứu tài liệu, sách giáo khoa, vấn đề lập kế hoạch, đầu tư thời gian cho hoạt động NCKH - chỉ có 39 giảng viên, cán bộ quản lý tham gia khảo nghiệm cho ý kiến chiếm tỉ lệ 59,1% điều này cho thấy, các sinh viên tham gia hoạt động NCKH đã khắc phục khá tốt các khó khăn, tích cực học tập phấn đấu, nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ. Có 44 ý kiến chiếm tỉ lệ 66,7% cho rằng thư viện trường, các thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu là yếu tố khó khăn cho hoạt động NCKH của sinh viên. Trong những năm vừa qua, nhà trường đã đầu tư lớn cho trung tâm thư viện đáp ứng tài liệu học tập, tham khảo của sinh viên, mua sắm nhiều thiết bị thực hành đáp ứng tốt yêu cầu tiếp cận thực tế của sinh viên trong đào tạo. Tuy nhiên, các thiết bị thí nghiệm, sách chuyên khảo phục vụ cho NCKH còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu. Có 45 ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ 68,2%
56
đồng ý với đánh giá: Nhà trường chưa có các hình thức động viên khuyến khích sinh viên tham gia NCKH là khó khăn đối với sinh viên trong hoạt động NCKH. Cụ thể ở một số vấn đề: nguồn kinh phí tối thiểu dành cho hoạt động NCKH của sinh viên còn hạn chế, chưa có chế độ động viên, khuyến khích cho giảng viên hướng dẫn, thiếu sự liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp đơn vị ứng dụng khoa học công nghệ để có thể lựa chọn đưa các công trình NCKH vào ứng dụng thực tế là những khó khăn tác động tới hoạt động NCKH của sinh viên. Có 52 ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý chiếm tỉ lệ 78,8% đánh giá nguyên nhân một bộ phận sinh viên chưa hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động NCKH. Có 61 ý kiến chiếm 92,4% cho rằng kỹ năng NCKH của sinh viên còn yếu. Hai nguyên nhân này xuất phát từ việc sinh viên không được trang bị phương pháp luận NCKH, đòi hỏi cần đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo của nhà trường.
2.3. Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên của cán bộ, giảng viên Khoa Điện
2.3.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
Đối với sinh viên, NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt chỉ có trong bậc đào tạo Đại học. Thông qua hoạt động này, một mặt sinh viên có được những hiểu biết về lý luận NCKH, mặt khác sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm thực tiễn trong khi tiến hành các đề tài cụ thể. Có thể nói trong các hoạt động của sinh viên ở các trường Cao đẳng, Đại học, hoạt động học tập và NCKH là hai hoạt động cơ bản, có quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau tồn tại vì nhau để tạo nên sức sống của trường Cao đẳng, Đại học. Nội dung chủ yếu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là dạy người học phương pháp học, tính năng động, năng lực giải quyết vấn đề, nếp tư duy sáng tạo và năng lực tự nghiên cứu.
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động NCKH và tầm quan trọng của nó đến hoạt động NCKH của sinh viên, đề tài đã tiến hành khảo sát, thu thập
57
số liệu qua phiếu thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên về vấn đề này kết quả thu được:
Bảng 2.11. Vai trò của quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Mức độ Số lƣợng phiếu trả lời Tỷ lệ 1 Rất quan trọng 12 18,2 2 Quan trọng 54 81,8 3 Bình thường 0 0 4 Không quan trọng 0 0
Qua số liệu Bảng 2.11 nhận thấy cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao vai trò của quản lý đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Trong đó có 12 ý kiến chiếm tỷ lệ 18,2% cho rằng vai trò quản lý là rất quan trọng. Có 54 ý kiến chiếm tỷ lệ 81,8% đánh giá quản lý là quan trọng đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Đặc biệt không có ý kiến nào đánh giá thấp ở mức độ bình thường và không quan trọng, chứng tỏ vai trò quản lý của các cấp lãnh đạo, các phòng ban chức năng phải được coi trọng, làm việc hiệu quả mới đem lại kết quả tốt trong hoạt động NCKH của sinh viên.
58
Biểu đồ 2.4. Vai trò của quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
2.3.2.1. Thực trạng mức độ nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
Bảng 2.12. Thực trạng mức độ nhận thức tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Các biện pháp quản lý Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Lập kế hoạch NCKH cho sinh viên 52 78.8 14 21.2 0 2 Tổ chức NCKH cho sinh viên 52 78.8 14 21.2 0 3 Chỉ đạo hoạt động NCKH
của sinh viên 40 60.6 26 39.4 0
4
Kiểm tra hoạt động NCKH,
nghiệm thu kết quả NC 53 80.3 13 19.7 0 5 Quản lý cơ sở vật chất 27 40.9 39 59.1 0 6
Quản lý điều kiện hỗ trợ
hoạt động NC 40 60.6 26 39.4 0
7
Động viên khích lệ hoạt
động NCKH của sinh viên 28 42.4 25 37.9 0
Trung bình 63.2 33.9
Qua số liệu khảo sát thu được Bảng 2.12 cho thấy: Hầu hết cán bộ quản lý và giảng viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý, đánh giá cao các biện pháp quản lý hoạt động NCKH mà Khoa Điện đang triển khai thực hiện có 63,2% ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là tốt, 33,9% ý kiến đánh giá ở mức bình thường, không có ý kiến nào đánh giá chưa tốt đối với các biện pháp quản lý đưa ra khảo nghiệm. Tuy nhiên mức độ thực hiện các biện pháp quản lý không đồng đều. Có 53 ý kiến chiếm 80,3% đánh giá chức năng kiểm tra, nghiệm thu kết quả NCKH là rất tốt, có 13 ý kiến chiếm tỷ lệ 19,7% đánh giá mức độ thực hiện tốt; điều này phù hợp với thực tiễn hoạt động của Khoa cũng như nhà trường.
59
Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên, sự đánh giá nghiêm túc, khách quan, khoa học hoạt động NCKH của sinh viên. Đây cũng là yếu tố để hoạt động này có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo của nhà trường. Hai biện pháp quản lý được đánh giá với số ý kiến giống nhau là: Lập kế hoạch NCKH cho sinh viên; Tổ chức NCKH cho sinh viên có 52 ý kiến đánh giá mức độ tốt chiếm 78,8% và 14 ý kiến cho rằng mức độ thực hiện bình thường chiếm 21,2%
2.3.2.2. Thực trạng mức độ thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Biện pháp quản lý Mức độ cao
Mức độ trung bình Mức độ thấp Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Lập kế hoạch NCKH 44 66.7 22 33.3 0 2 Tổ chức NCKH 41 62.1 25 37.9 0 3 Chỉ đạo hoạt động NCKH 43 65.2 23 34.8 0 4 Kiểm tra hoạt động NCKH, nghiệm thu kết quả NCKH 55 83.3 11 16.7 0 5
Quản lý cơ sở vật chất 12 18.2 54 81.8 0 6 Quản lý điều kiện hỗ trợ hoạt động NC 30 45.5 36 54.5 0 7 Động viên khích lệ hoạt
động NCKH 41 62.1 11 16.7 14 21.2
Trung bình 57.6 39.4 3.0
Nhìn vào kết quả khảo sát Bảng 2.13 nhận thấy: Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động NCKH được các khách thể khảo sát đánh giá khá tốt. Đánh giá các biện pháp mức độ thực hiện cao có 57,6% ý kiến; có 39,4% ý kiến đánh giá mức độ trung bình và có 3,0% đánh giá mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý còn thấp.
Các biện pháp quản lý được đánh giá với mức độ thực hiện không đồng đều trong đó biện pháp kiểm tra hoạt động NCKH, nghiệm thu kết quả NCKH
60
được đánh giá cao nhất với 55 ý kiến chiếm tỷ lệ 83,3% và 11 ý kiến chiểm tỷ lệ 16,7% đánh giá thực hiện ở mức trung bình. Đây là biện pháp quản lý do Trưởng khoa, hội đồng khoa học khoa thực hiện. Có thể nhận thấy việc kiểm tra thường xuyên, đôn đốc điều chỉnh kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Lập kế hoạch NCKH có 44 ý kiến đánh giá thực hiện ở mức độ cao chiếm 66,7% và 22 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,3% đánh giá thực hiện với mức trung bình. Điều này cho thấy công tác lập kế hoạch của Khoa chưa thực sự tốt. Qua trao đổi với các giảng viên tổ chức NCKH cho sinh viên nhận thấy một số yếu điểm sau: Lập kế hoạch còn mang tính hình thức, triển khai không kịp thời đối với các đề tài NCKH của sinh viên. Kế hoạch mới quan tâm tới việc triển khai và tổng kết hoạt động NCKH, chưa quan tâm đến nội dung, thời gian chi tiết, dẫn đến việc bố trí tiến độ thực hiện chưa được hợp lý làm giảm hiệu quả của hoạt động này. Mức độ thực hiện của biện pháp chỉ đạo hoạt động NCKH có 43 khách thể khảo sát đánh giá thực hiện ở mức độ cao chiếm tỷ lệ 65,2% và 23 khách thể đánh giá thực hiện ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 34,8%. Biện pháp tổ chức NCKH cho sinh viên có 41 ý kiến đánh giá có thực hiện mức độ cao chiếm tỷ lệ 62,1% và 25 ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình chiếm tỷ lệ 37,9%. Mức độ thực hiện của biện pháp Động viên khích lệ hoạt động NCKH được 41 khách thể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện cao chiểm tỷ lệ 62,1%; 11 ý kiến đánh giá thực hiện ở mức trung bình đặc biệt có 14 ý kiến đánh giá có mức độ thực hiện thấp chiếm 21,2%. Đây là biện pháp có nhiều ý kiến không thống nhất trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên. Qua trò chuyện với các giảng viên để tìm hiểu thêm về hiệu quả của hoạt động này tôi thấy: Có nhiều sinh viên tích cực học tập, say mê, yêu thích tìm tòi, NCKH để nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ cho nghề nghiệp sau này thì không quan tâm nhiều đến các chế độ động viên khích lệ. Tuy nhiên để tạo được phong trào, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia cần phải có những quy định cụ thể giữa kết quả học tập và thành tích trong hoạt động NCKH.
61
Biểu đồ 2.5. Mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
2.3.2.3. Thực trạng quản lý các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Hình thức Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bài tập môn học 27 40.9 39 59.1 0 2 Bài tập lớn 53 80.3 13 19.7 0 3 Đồ án tốt nghiệp 54 81.8 12 18.2 0 4 Thực hiện đề tài NCKH do GV hướng dẫn 49 74.2 17 25.8 0 5 Chế tạo Robocon 38 57.6 28 42.4 0 6 Thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp 58 87.9 8 12.1 0 Trung bình 70.5 29.5
Từ số liệu khảo sát thu được trong Bảng 2.14 Nhận thấy các khách thể khảo sát đánh giá khá tốt về thực trạng quản lý các loại hình NCKH của sinh viên. Có 70,5% đánh giá quản lý tốt; 29,5% đánh giá quản lý các loại hình NCKH của sinh viên ở mức bình thường; không ý kiến đánh giá nào cho là
62
chưa tốt. Tuy nhiên mức độ đánh giá tốt và bình thường ở các loại hình không đồng đều nhau cụ thể:
Trong các loại hình NCKH của sinh viên, việc quản lý loại hình thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp được các cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá quản