Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Điện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 55)

Trƣờng Đại học công nghiệp Hà Nội

Để tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên chúng tôi tiến hành khảo sát 66 giảng viên là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH trong đó có các cán bộ quản lý thuộc Khoa Điện, cán bộ làm công tác quản lý NCKH thuộc Phòng Quản lý khoa học của Trường kết quả thu được như sau:

2.2.1 Nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học

Đối với các trường Đại học ngoài việc thực hiện chức năng giảng dạy, giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên NCKH, dưới các hình thức và mức độ nghiên cứu khác nhau. Kết quả NCKH của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên phải kể đến yếu tố: nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên trong nhà trường.

47

Một điều dễ nhận thấy là nếu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH thì giảng viên và sinh viên sẽ có động cơ tích cực, có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động này. Có nhận thức đúng vai trò của hoạt động NCKH, sinh viên mới chủ động rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, giảng viên mới không ngừng cải tiến phương pháp dạy học và trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên NCKH, tạo cơ hội và điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên.

Có thể nói nhận thức là điều kiện cơ sở cần thiết để tiến hành hoạt động có hiệu quả. Nếu có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, mới có động lực và quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH, muốn sinh viên đạt kết quả cao, một điều đáng quan tâm và không kém phần quan trọng phụ thuộc vào công tác tổ chức và quản lý của giảng viên và sinh viên đối với hoạt động này. Đánh giá của các giảng viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của hoạt động NCKH cho sinh viên trong chương trình đào tạo của nhà trường qua phiếu khảo sát thu được kết quả:

Bảng 2.5. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng67

Qua kết quả số liệu điều tra thu được ở Bảng 2.5 nhận thấy: đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao vai trò hoạt động NCKH của sinh viên đối với chương trình đào tạo của nhà trường. Trong đó có 22 ý kiến chiếm 33,3% cho rằng rất quan trọng và 44 ý kiến chiếm 66,7% đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên là quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường. Đặc biệt không có ý kiến nào trả lời hoạt động này không quan trọng hoặc có cũng được không có cũng được.

48

Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của hoạt động NCKH

2.2.2. Hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trong thực tế cho thấy hoạt động NCKH của sinh viên có ý nghĩa rất quan trọng, giúp sinh viên vận dụng tri thức đã học để nghiên cứu, khám phá tri thức mới, vận dụng tri thức đã khám phá được để cải tạo thực tiễn, thông qua và bằng cách đó hình thành phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy, cán bộ giảng viên cần phải giúp sinh viên có nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của hoạt động NCKH đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu của sinh viên. Để đánh giá kết quả của hoạt động NCKH của sinh viên, tác dụng của nó đến công tác đào tạo, thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Tác dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng

TT Tác dụng của hoạt động NCKH

Số lƣợng

phiếu trả lời Tỷ lệ %

1 Đào sâu củng cố kiến thức 65 98.5

2 Nâng cao trình độ hiểu biết 63 95.5

3 Hình thành kỹ năng NCKH 56 84.8

4 Phát triển kỹ năng độc lập NC, tự học 62 93.9 5 Rèn luyện phẩm chất của nhà NC 40 61.0 6 Góp phần giáo dục toàn diện nhân cách 55 83.0

Nhìn vào Bảng 2.6 có thể nhận thấy: Giảng viên, cán bộ quản lý đã đánh giá tác dụng của việc sinh viên tham gia NCKH cụ thể, nhiều mặt. Tất cả các nội dung đề tài nêu ra trong phiếu khảo sát đều được giảng viên, cán bộ quản lý cho ý kiến, như vậy không có nội dung nào của hoạt động NCKH được hỏi là không có tác dụng với chương trình đào tạo. Tuy vậy mức độ tác dụng của các nội dung không đồng đều. Thể hiện ở số ý kiến trả lời tác dụng mà hoạt động NCKH mang lại cho sinh viên khi tham gia vào hoạt động này. Có 65 ý kiến chiếm tỉ lệ 98,5% cho rằng: tham gia NCKH có tác dụng đào sâu

49

củng cố kiến thức đã học, đây là tác dụng được đánh giá cao nhất và chứng tỏ hoạt động NCKH của sinh viên có tác dụng tốt đối với chương trình đào tạo. Có 63 ý kiến chiếm tỉ lệ 95,5% cho rằng tác dụng của việc tham gia NCKH là nâng cao trình độ hiểu biết. Tác dụng trong việc phát triển kỹ năng độc lập nghiên cứu, tự học cũng được đánh giá cao với 62 ý kiến chiểm 93,9%. Hình thành kỹ năng NCKH: có 56 ý kiến chiếm 84,8%. Sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH sẽ góp phần giáo dục toàn diện nhân cách có 55 ý kiến chiếm 83,0% và chỉ có 40 ý kiến chiếm tỉ lệ 61,0% cho rằng tác dụng của hoạt động NCKH góp phần rèn luyện phẩm chất của nhà nghiên cứu.

Như vậy, qua kết quả điều tra ở Bảng 2.6 tôi có nhận xét: Giảng viên, cán bộ quản lý đã nhận thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của việc thực hiện hoạt động NCKH cho sinh viên đối với chương trình đào tạo của nhà trường. Đánh giá tốt về tác dụng mà hoạt động NCKH mang lại, thấy được tầm quan trọng và cũng như tác dụng của hoạt động này đối với việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên, đây là điều đáng lưu ý để nhà trường và giảng viên tiếp tục cải tiến, duy trì tốt hoạt động này. Đặc biệt với những tác dụng mà hoạt động NCKH mang lại cho sinh viên như: “Đào sâu củng cố kiến thức; Nâng cao trình độ hiểu biết; Phát triển kỹ năng độc lập nghiên cứu, tự học” rất hiệu quả đối với cách thức học tập của sinh viên đại học, đáp ứng được việc nâng cao chất lượng đào tạo.

2.2.3. Hứng thú của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học

Tôi cho rằng sự yêu thích đối với môn học là đầu mối của khá nhiều vấn đề trong quá trình tiếp thu kiến thức, trong đó hứng thú học tập, NCKH có vai trò quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực, tính chủ động tự giác, nâng cao chất lượng đào tạo và sản phẩm NCKH. Thực tế cho thấy nếu không có hứng thú sinh viên sẽ không tích cực tư duy, thiếu tính chủ động trong học tập, ít đầu tư thời gian và trí lực cho hoạt động NCKH, không chịu khó tìm tòi phương pháp, cách thức nghiên cứu có hiệu quả. Mặt khác, nếu không có hứng thú sinh viên sẽ thiếu động lực, không nhiệt tình trong các hoạt động NCKH, dẫn đến sinh viên có các biểu hiện như: không tích cực tìm tòi, sưu

50

tầm, tự đọc tài liệu, hạn chế ý tưởng sáng tạo, việc tham gia hoạt động NCKH sẽ chỉ mang tính hình thức, đối phó, ít sinh viên tham gia dẫn đến khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn nghề nghiệp sau này bị hạn chế. Điều này càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa hơn khi sinh viên được đào tạo trong các trường đại học kỹ thuật mang tính thực hành và ứng dụng công nghệ như Đại học Công nghiệp Hà Nội. Qua điều tra các giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH thu được kết quả:

Bảng 2.7. Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Mức độ Số lƣợng phiếu trả lời Tỷ lệ(%)

1 Rất hứng thú 11 16.7

2 Hứng thú 44 66.7

3 Bình thường 11 16.7

4 Không hứng thú tham gia NCKH 0 0.0

Nhìn vào Bảng 2.7 nhận thấy: Đa số giảng viên và cán bộ quản lý đều có nhận định sinh viên Khoa Điện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có hứng thú tham gia hoạt động NCKH. Số lượng giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá sinh viên rất hứng thú với hoạt động NCKH có 11 ý kiến chiếm tỉ lệ 16,7%. Có 44 ý kiến của cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá sinh viên hứng thú với hoạt động NCKH chiếm tỉ lệ là 66,7%. Ý kiến trả lời có hứng thú ở mức độ bình thường khi tham gia hoạt động NCKH có 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7%. Không có ý kiến nào đánh giá sinh viên không hứng thú với hoạt động này. Kết quả điều tra phản ánh thực tế vai trò của NCKH trong nội dung chương trình đào tạo gắn với đặc điểm nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường. Mức độ hứng thú phụ thuộc nhiều vào khả năng học tập, sự yêu thích môn học, tác dụng mà kiến thức môn học mang lại đối với định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

51

Biểu đồ 2.2. Mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia hoạt động NCKH

2.2.4. Mức độ thực hiện các loại hình nghiên cứu khoa học

Các loại hình NCKH của sinh viên Khoa Điện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thực hiện dưới 6 loại hình chủ yếu là: Bài tập môn học; bài tập lớn; thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiêp; đồ án tốt nghiệp; chế tạo Robocon; thực hiện đề tài NCKH dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện của các hình thức nghiên cứu khoa học

TT Các loại hình nghiên cứu khoa học Tốt

Bình thƣờng Chƣa tốt Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bài tập môn học 22 33.3 44 66.7 0 2 Bài tập lớn 44 66.7 22 33.3 0 3 Đồ án tốt nghiệp 55 83.3 11 16.7 0 4 Thực hiện đề tài NCKH do GV hướng dẫn 44 66.7 22 33.3 0 5 Chế tạo Robocon 44 66.7 22 33.3 0 6 Thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp 55 83.3 11 16.7 0 Trung bình 69.1 30.9

Mức độ thực hiện của các loại hình NCKH được khách thể khảo sát đánh giá khá tốt, thể hiện ở Bảng 2.8 có 69,1 % ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các hình NCKH là tốt và 30,9% đánh giá thực hiện ở mức trung bình, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện chưa tốt.

Mức độ thực hiện các loại hình NCKH của sinh viên được các khách thể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện không đồng đều nhau giữa các loại hình cụ thể: có 2 loại hình được đánh giá mức độ thực hiện tốt rất cao với 55 ý kiến chiếm tỷ lệ 83,3% là đồ án tốt nghiệp; thực tập tốt nghiệp tại doanh

52

nghiệp, chỉ có 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7% đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Khoa Điện, các loại hình NCKH này được đông đảo sinh viên tham gia, kết quả của các NCKH có tính ứng dụng và tính thực tiễn cao. Các hoạt động này đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, công tác quản lý các hoạt động này đã có kinh nghiệm từ nhiều năm, hơn nữa các hoạt động NCKH gắn với nhu cầu đặc điểm thực tế nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường do vậy tạo được động lực trong sinh viên và làm nên chất lượng đào tạo của Trường. Hơn nữa, đây cũng là những nghiên cứu cuối cùng của sinh viên chuẩn bị ra trường nên sinh viên có động lực khẳng định khả năng của bản thân, làm cho chất lượng của các loại hình này được đánh giá cao. Tuy nhiên, do công tác quản lý của lãnh đạo Khoa chưa xây dựng kế hoạch kịp thời, thiếu sự kiểm tra, giám sát nên chất lượng một số đồ án tốt nghiệp, kết quả thực tập tại doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu đề ra, có nội dung mang tính hình thức.

Ba loại hình khác cũng có số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tương đương nhau là hình thức: bài tập lớn; thực hiện đề tài NCKH do giảng viên hướng dẫn; chế tạo Robocon với 44 ý kiến chiếm tỷ lệ 66,7% đánh giá mức độ thực hiện là tốt. Có 22 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,3% đánh giá mức độ thực hiện bình thường. Các loại hình này được đánh giá chưa cao bởi một số nguyên nhân: với hình thức làm bài tập lớn có số lượng sinh viên tham gia đông nhưng phần kiến thức, sự liên hệ ứng dụng môn học, ứng dụng kiến thức các môn học khác trong thực hiện bài tập của sinh viên còn hạn chế dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa cao. Với hai hình thức thực hiện đề tài NCKH do giảng viên hướng dẫn và chế tạo Robocon là hai hình thức NCKH có phạm vi nghiên cứu rộng, ứng dụng nhiều ngành, đòi hỏi có kinh phí nên số lượng sinh viên tham gia ít với tỷ lệ chỉ đạt từ 0,5-1% số sinh viên của Khoa.

Hình thức NCKH của sinh viên ở hoạt động làm bài tập môn học chưa được đánh giá cao với 33,3% ý kiến đánh giá có ảnh hưởng tốt tới chất lượng đào tạo và 66,7% ý kiến cho rằng ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Đây là

53

hoạt động NCKH đầu tiên, đơn giản nhất của sinh viên, đề bài do giảng viên giao trong phạm vi môn học để nghiên cứu về một nội dung hẹp. Vì thế nếu là môn học có tính ứng dụng thực tế cao, tầm ảnh hưởng đối với nghề nghiệp lớn thì tác dụng sâu tới chất lượng đào tạo, nếu không chỉ là phần kiến thức tích lũy giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản phục vụ môn học khác và nghề nghiệp sau này nên mức độ thực hiện còn hạn chế. Tuy nhiên cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo trong xây dựng chương trình đào tạo, nội dung bài tập môn học để hoạt động này có hiệu quả hơn.

Dựa vào những vấn đề lý luận, nghiên cứu khảo nghiệm có thể khẳng định: hoạt động NCKH cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng. Đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao trong quá trình đào tạo, một khâu không thể thiếu được trong nội dung chương trình đào tạo ở bậc Đại học. Nếu thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên có bước trưởng thành vững vàng trong chuyên môn, năng lực công tác, tác phong của người cán bộ khoa học.

Biểu đồ 2.3.Mức độ thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học

2.2.5. Thuận lợi, khó khăn của sinh viên khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học cứu khoa học

Bất cứ một hoạt động nào của con người, dù đúng hay không đúng theo mong muốn của cá nhân hay tập thể đều xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Tìm được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả NCKH của sinh viên là điều quan trọng và cần thiết để trên cơ sở đó xây dựng

54

phương hướng tìm ra những biện pháp khắc phục nâng cao kết quả NCKH của sinh viên. Tìm hiểu vấn đề này tôi chủ động đưa ra một số yếu tố khảo sát để giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Những thuận lợi của sinh viên khi tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học

TT Yếu tố thuận lợi

Số lƣợng phiếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trả lời Tỷ lệ %

1 Nhà trường, ban chủ nhiệm khoa quan tâm 58 87.9

2 Giảng viên hướng dẫn nhiệt tình 63 95.5

3 Giảng viên hướng dẫn có kinh nghiệm 0 0.0

4 Cơ sở vật chất tốt 24 36.0

5 Sự tổ chức nghiêm túc 38 58.0

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.9 trên ta thấy: Hầu hết các yếu tố thuận lợi mà tôi đưa ra đều được giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá ở tỉ lệ rất cao điều đó chứng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 55)