Khảo sát thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Điện -
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Điện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Đánh giá thành công, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NCKH của sinh viên.
Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
2.1.3. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng các phương pháp khảo sát cơ bản sau:
Điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp thống kê toán học để xử lý và định hướng kết quả nghiên cứu.
Đề tài sử dụng 03 mẫu phiếu điều tra (phụ lục kèm theo)
Mẫu 1: Tìm hiểu thực trạng tổ chức và quản lý hoạt động NCKH cho sinh viên trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
40
độ ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến hoạt động NCKH.
Mẫu 3: Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất đối với hoạt động NCKH.
Phương pháp thống kê toán học, tính phần trăm để xử lý số liệu thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra các nhận xét khoa học khái quát về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên của Trưởng khoa Điện - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Ngoài ra kết hợp trò chuyện với các giảng viên cán bộ quản lý, sinh viên làm sáng tỏ thêm một số vấn đề còn có các ý kiến khác.
2.1.4. Địa bàn và khách thể khảo sát
2.1.4.1. Địa bàn khảo sát
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội địa chỉ: Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội
Vài nét về trường Đại học công nghiệp Hà Nội
Lịch sử phát triển
Ngày 10/8/1898, phòng Thương mại Hà Nội thành lập Trường Chuyên nghiệp Hà Nội. Năm 1931 đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.
Ngày 29/8/1913, Toàn quyền Đông Dương thành lập Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng. Năm 1921, đổi tên thành Trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng.
Ngày 15/02/1955, khai giảng khoá I Trường Kỹ thuật Trung cấp I tại địa điểm Trường Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội. Năm 1956 khai giảng khoá I Trường Công Nhân Kỹ thuật I tại địa điểm trường Kỹ Nghệ thực Hành Hải Phòng.
Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QĐ-TCCB sát nhập 2 trường: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội lấy tên là Trường Trung học Công nghiệp I.
Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trường Trung học Công nghiệp I.
41
Ngày 2/12/2005 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 315/2005 QĐ/TTg thành lập Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.
Hiện nay trường có 03 cơ sở đào tạo Cơ sở 1: Minh Khai - Từ Liêm - Hà Nội Cơ sở 2: Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội
Cơ sở 3: Phường Lê Hồng Phong - Thành phố Phủ Lý - Hà Nam Thành tích nổi bật của trường:
Huân chương Hồ Chí Minh
Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất
01 Huân chương Độc lập hạng Ba 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất 01 Huân chương Chiến công hạng Ba
11 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba
Nhiều cờ thưởng, bằng khen của Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, Ngành, Thành phố..
Cơ sở vật chất, thƣ viện
Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 448.422 Diện tích phòng học (tính bằng m2)
Tổng diện tích phòng học: 33.315
Bình quân diện tích phòng học trên 1 sinh viên chính quy: 1.3 Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường: 381.530 cuốn
Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 2.876 cuốn
Tổng số cuốn sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 217.147 cuốn
42
Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Bảng 2.1. Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ của nhà trƣờng đƣợc nghiệm thu trong giai đoạn 5 năm gần đây
STT Phân loại đề tài 2007- 2008 2008 – 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 1 Đề tài cấp NN 0 0 0 2 1 2 Đề tài cấp Bộ 4 7 1 6 5 3 Đề tài cấp trường 44 83 148 94 152 4 Tổng 48 90 149 102 158
(Nguồn phòng khoa học công nghệ)
Bảng 2.2. Số lƣợng cán bộ cơ hữu của nhà trƣờng tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây
Số lượng đề tài
Số lượng cán bộ tham gia
Ghi chú Đề tài cấp NN Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp trường Từ 1 đến 3 đề tài 0 212 865 Từ 4 đến 6 đề tài 0 3 40 Trên 6 đề tài 0 0 0 Tổng số cán bộ tham gia 0 215 905
Nghiên cứu khoa học của học sinh/sinh viên
Bảng 2.3. Số lƣợng học sinh/sinh viên của nhà trƣờng tham gia thực hiện đề tài khoa học trong 5 năm gần đây
Số lượng đề tài
Số lượng cán bộ tham gia
Ghi chú Đề tài cấp NN Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp trường Từ 1 đến 3 đề tài 0 0 446 Kể cả sinh viên tham gia chế tạo Robocon Từ 4 đến 6 đề tài 0 0 0 Trên 6 đề tài 0 0 0
Tổng số sinh viên tham gia 0 0 446
43
Bảng 2.4.Thành tích nghiên cứu khoa học của sinh viên:
(Thống kê các giải thưởng nghiên cứu khoa học, sáng tạo, các bài báo, công trình được công bố) STT Thành tích nghiên cứu khoa học Số lượng 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 1 Số giải thưởng nghiên
cứu khoa học, sáng tạo 1 2 2 Số bài báo được đăng,
công trình được công bố 4 9 7
Ngày 29/11/2000, Nhà trường đã thành lập Công ty Hợp tác đào tạo và Xuất khẩu lao động (LETCO) trực thuộc trường (Quyết định số 68/2000/QĐ- BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp). Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty là tuyển chọn và tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng cán bộ theo hợp đồng với các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân người lao động trong và ngoài nước để đưa đi làm việc tại nước ngoài; dịch vụ tư vấn giới thiệu, tìm kiếm việc làm cho người học và một số dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật.
Cụ thể, trong những năm vừa qua, Công ty là cầu nối giữa nhà trường với các nhà tuyển dụng lao động, đã làm việc và ký kết với các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng trên thị trường như: Tập đoàn công nghệ Hồng Hải; Công ty TNHH COMPAL; Công ty TNHH HOYA Việt Nam; Công ty TNHH Panasonic Communications; Công ty HOEV Việt Nam; Công ty LILAMA; Công ty Goshi – Thăng Long; Công ty FUJIKIN… tổ chức thường xuyên Hội chợ việc làm và Ngày hội tư vấn nghề nghiệp cho người học … nhằm giúp người học có thêm nhiều hiểu biết và nhận thức rõ hơn về công việc của chuyên ngành đang theo học. Thông qua đó, Sinh viên được giao lưu, tìm hiểu và có cơ hội được vào làm việc tại các doanh nghiệp, các Tập đoàn và các Tổ chức nói trên. Đặc biệt là với tập đoàn công nghệ Hồng Hải, Nhà
44
trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn đặt trụ sở đào tạo trực tiếp ngay tại trường. Qua đó, tạo cho người học có cơ hội được tìm hiểu và học tập công nghệ theo nhu cầu sử dụng lao động của chính tập đoàn. Từ đó có thể nâng cao khả năng thích ứng của người học về các nhu cầu lao động của xã hội.
Ngoài ra, để hỗ trợ người học sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, các Khoa, Trung tâm trong trường cũng tích cực tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các Doanh nghiệp; Công ty; Các đơn vị sản xuất kinh doanh đưa HS-SV đi tham quan, thực tập. Mục đích chính nhằm giúp người học trong quá trình thực tập được tiếp xúc trực tiếp với công việc thuộc chuyên ngành đào tạo của bản thân đồng thời giúp người học học hỏi thực tế, tích lũy kinh nghiệm NCKH và công nghệ, đồng thời có cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường tại đơn vị mình thực tập.
Cũng chính vì những hoạt động cụ thể trên mà sau mỗi một năm học đã có rất nhiều đơn vị và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường về trường với mục đích ký kết hợp đồng đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho đơn vị mình. Để hỗ trợ hiệu quả hơn cho người học, Nhà trường đã giao nhiệm vụ làm cầu nối tư vấn, hướng nghiệp và tạo cơ hội việc làm cho phòng Công tác HSSV. Trong thời gian vừa qua, phòng Công tác HSSV đã làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, qua đó, nhiều người học có được cơ hội hiểu biết và tìm được việc làm tại các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh trên thị trường gắn với kiến thức chuyên môn mà mình đang theo học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Là trường Đại học được thành lập chưa lâu, xong với truyền thống của trường đào tạo nghề cho các ngành công nghiệp có uy tín của Việt Nam, đào tạo theo hướng thực hành, ứng dụng công nghệ. Vì vậy công tác NCKH của giảng viên và sinh viên của trường cần phải được quan tâm và trở thành nề nếp. Nhà trường xác định NCKH là hoạt động mang tính đặc thù của nhà
45
trường, là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình đào tạo mà mỗi giảng viên, sinh viên phải thực hiện. Nhưng thực tế những năm qua cho thấy:
Ở một số ít môn do thiếu giảng viên nên các thầy cô giáo của trường phải giảng dạy một khối lượng lớn. Giảng viên tập trung nhiều vào giảng dạy nên không còn thời gian thỏa đáng dành cho công tác NCKH, tự học tập nâng cao trình độ cập nhật kiến thức. Công việc NCKH và hướng dẫn NCKH cho sinh viên của nhà trường có những thành tựu đáng kể, nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn như số lượng đề tài có chất lượng còn khiêm tốn, tỷ lệ sinh viên tham gia NCKH còn thấp, việc đưa các đề tài vào ứng dụng thực tế còn hạn chế.
Mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và NCKH còn thiếu, biện pháp quản lý bất cập, thiếu cơ chế chính sách đối với giảng viên, chưa có biện pháp để khích lệ được nhiều sinh viên tham gia NCKH, do đó công tác NCKH cho sinh viên chưa mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
2.1.4.2. Khách thể khảo sát
Trường đại học Công nghiệp Hà Nội nằm trong xu thế chung của giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Với thế mạnh là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, trong đó có các ngành truyền thống, có bề dày kinh nghiệm theo hướng thực hành, công nghệ như: Điện, điện tử; Điện tử truyền thông; Cơ khí; Công nghệ thông tin…Tổ chức cho sinh viên NCKH được xem như một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của Trường. Đối với sinh viên ngành kỹ thuật, NCKH là một nội dung mang tính nghề nghiệp. Hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Điện được thực hiện từ ngay sau năm thứ nhất dưới các hình thức khác nhau như: làm bài tập môn học, bài tập lớn, chế tạo mô hình, thực tập kết hợp sản xuất, chế tạo Robocon, làm đồ án tốt nghiệp, thực hiện đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường dưới sự hướng dẫn của giảng viên... Nếu quản lý tốt hoạt động NCKH cho sinh viên trường Đại học Công
46
nghiệp Hà Nội dưới các hình thức khác nhau sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tìm hiểu thêm về vấn đề NCKH của sinh viên tôi đã trò chuyện với một số giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên họ đều có nhận định chung là: sinh viên cần được tổ chức bồi dưỡng để nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động NCKH, kỹ năng và lý luận NCKH , cần phải dạy lý thuyết NCKH sớm ngay từ năm thứ nhất để sinh viên nắm được các yêu cầu cơ bản về NCKH, có điều kiện và thời gian rèn luyện kỹ năng NCKH. Từ đó sinh viên hình thành phương pháp học tập có tính thực tế và hiệu quả hơn, phát huy tính độc lập sáng tạo, chủ động trong công việc.
Tôi thiết nghĩ: Một trong những yêu cầu của công tác quản lý hoạt động NCKH là tổ chức NCKH phải xác định đúng thời điểm tiến hành công việc, nên tiến hành trong thời gian nào và bao lâu là phù hợp? Giải quyết tốt các yêu cầu này sẽ tạo điều kiện bước đầu cho hoạt động NCKH tiến hành thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Điện Trƣờng Đại học công nghiệp Hà Nội Trƣờng Đại học công nghiệp Hà Nội
Để tìm hiểu thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên chúng tôi tiến hành khảo sát 66 giảng viên là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH trong đó có các cán bộ quản lý thuộc Khoa Điện, cán bộ làm công tác quản lý NCKH thuộc Phòng Quản lý khoa học của Trường kết quả thu được như sau:
2.2.1 Nhận thức của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học
Đối với các trường Đại học ngoài việc thực hiện chức năng giảng dạy, giảng viên còn có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên NCKH, dưới các hình thức và mức độ nghiên cứu khác nhau. Kết quả NCKH của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đầu tiên phải kể đến yếu tố: nhận thức về tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động NCKH của giảng viên và sinh viên trong nhà trường.
47
Một điều dễ nhận thấy là nếu nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NCKH thì giảng viên và sinh viên sẽ có động cơ tích cực, có ý thức trách nhiệm đối với hoạt động này. Có nhận thức đúng vai trò của hoạt động NCKH, sinh viên mới chủ động rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, giảng viên mới không ngừng cải tiến phương pháp dạy học và trau dồi kinh nghiệm, nhiệt tình hướng dẫn sinh viên NCKH, tạo cơ hội và điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu cho sinh viên.
Có thể nói nhận thức là điều kiện cơ sở cần thiết để tiến hành hoạt động có hiệu quả. Nếu có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, mới có động lực và quyết tâm thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên NCKH, muốn sinh viên đạt kết quả cao, một điều đáng quan tâm và không kém phần quan trọng phụ thuộc vào công tác tổ chức và quản lý của giảng viên và sinh viên đối với hoạt động này. Đánh giá của các giảng viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của hoạt động NCKH cho sinh viên trong chương trình đào tạo của nhà trường qua phiếu khảo sát thu được kết quả:
Bảng 2.5. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên trong chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng67
Qua kết quả số liệu điều tra thu được ở Bảng 2.5 nhận thấy: đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều đánh giá cao vai trò hoạt động NCKH của sinh viên đối với chương trình đào tạo của nhà trường. Trong đó có 22 ý kiến chiếm 33,3% cho rằng rất quan trọng và 44 ý kiến chiếm 66,7% đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên là quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường. Đặc biệt không có ý kiến nào trả lời hoạt động này không quan trọng hoặc có cũng được không có cũng được.
48
Biểu đồ 2.1. Mức độ quan trọng của hoạt động NCKH