3.4.1. Mục đích khảo sát
Để xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý (khoa điện, phòng quản lý khoa học) và giảng viên Khoa Điện.
3.4.2. Kết quả khảo sát
91
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Biện pháp đề xuất Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1
Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt
động NCKH 39 59.1 27 40.9 0 0.0
2
Lập kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên theo
từng năm học 12 18.2 52 78.8 2 3.0
3
Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ chức
NCKH cho sinh viên 26 39.4 35 53.0 5 7.6
4
Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH
của sinh viên. 21 31.8 45 68.2 0 0.0
5
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của
sinh viên 21 31.8 39 59.1 6 9.1
6
Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH
của sinh viên 14 21.2 43 65.2 9 13.6
Trung bình 33.6 60.9 5.5
Qua kết quả điều tra bằng phiếu hỏi Bảng 3.1, đối với 66 cán bộ quản lý và giảng viên của phòng quản lý khoa học, Khoa Điện nhận thấy đa số khách thể khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất mà đề tài nêu ra là rất cần thiết và cần thiết đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Có 33,6% phiếu trả lời các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và 60,9% phiếu trả lời các biện pháp đưa ra là cần thiết, chỉ có 5,5% đánh giá là không cần thiết điều này có thể nhận thấy các biện pháp mà đề tài đưa ra cần được triển khai để nâng cao chất
92
lượng hoạt động NCKH của sinh viên. Tuy nhiên mức độ đánh giá ở các biện pháp không đồng đều. Cụ thể, đối với biện pháp đề xuất 1 “Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH” có 39 phiếu trả lời là rất cần thiết, chiếm tỷ lệ 59,3%; 27 phiếu trả lời cần thiết chiếm tỷ lệ 40,1%. Điều này cho thấy cán bộ quản lý và giảng viên của khoa điện cũng như cán bộ quản lý khoa học của nhà trường đều nhận thấy đây là mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động NCKH của sinh viên trở thành nhiệm vụ, lôi cuốn được nhiều sinh viên tham gia. Biện pháp đề xuất 2: có 12 ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm tỷ lệ 18,2%; 52 ý kiến cho rằng biện pháp này là cần thiết chiếm tỷ lệ 78,8% đặc biệt có 2 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỷ lệ 3%. Như vậy có 97% số phiếu trả lời Rất cần thiết và cần thiết đối với việc lập kế hoạch NCKH cho sinh viên cần lập theo năm học, 3% ý kiến không cần thiết phải lập theo năm học mà theo năm lịch. Điều này phù hợp với thực tế của trường, Việc quản lý hoạt động NCKH nói chung được tổng kết, làm kế hoạch theo năm lịch, nhưng hoạt động NCKH của sinh viên phụ thuộc học kỳ, năm học, khóa học làm cho nhiều sinh viên không có điều kiện tham gia. Biện pháp đề xuất 3: “Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ chức NCKH cho sinh viên” qua kết quả khảo sát thu được có 26 ý kiến trả lời rất cần thiết chiếm tỷ lệ 39,4%; 35 ý kiến cho rằng biện pháp này cần thiết chiếm tỷ lệ 53%; và 5 ý kiến cho là không cần thiết chiếm tỷ lệ 7,6%. Thực tế ở khoa Điện hoạt động NCKH dưới các hình thức khác nhau đã trở thành công việc thường xuyên từ nhiều năm. Với các hình thức bài tập môn học trong chương trình các giảng viên giảng dạy có yêu cầu như bắt buộc nên các sinh viên phải thực hiện. Nhưng đối với các hình thức khác như: chế tạo Robocon, thi Olympic các chuyên đề lập trình tin học của ngành điện, đề tài NCKH cấp khoa, trường thì số lượng sinh viên tham gia chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số sinh viên của khoa, làm cho hoạt động NCKH không được như nhiệm vụ học tập, dẫn đến chất lượng đào tạo không được nâng cao tương xứng với khả năng của sinh viên cũng như năng lực của nhà trường. Thông
93
qua bảng số liệu điều tra, với biện pháp đề xuất 4: “Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên”. Có 21 ý kiến cho rằng biện pháp này rất cần thiết đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chiếm tỷ lệ 31,8%; 45 ý kiến chiếm tỷ lệ 68,2% cho là cần thiết, không có ý kiến nào đánh giá không cần thiết. Điều này chứng tỏ cán bộ giảng viên đánh giá cao biện pháp này. Phối hợp, gắn kết tốt sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường bằng sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa sẽ làm cho hoạt động NCKH của sinh viên, chất lượng đào tạo của nhà trường thay đổi. Trong biện pháp đề xuất 5: “Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của sinh viên” có 21 ý kiến cho rằng đây là biện pháp rất cần thiết chiếm 31,8%; 39 ý kiến đánh giá là biện pháp cần thiết chiếm tỷ lệ 59,1% và 6 ý kiến cho là không cần thiết trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Theo tôi các ý kiến trên là xác đáng, đúng với hoạt động của Khoa điện. Việc đánh giá vẫn được thực hiện theo đúng yêu cầu đề ra, với các đề tài NCKH cấp khoa, cấp trường đều có đánh giá rút kinh nghiệm, song thành tích của chủ đề tài, người thực hiện đạt được chưa được sử dụng trong việc động viên khuyến khích, xét thành tích thi đua khen thưởng. Đây là yếu điểm làm cho ít thành viên hăng hái tham gia hoạt động NCKH. Và thực tế điều tra cũng thể hiện điều này, có 9,1% trả lời không cần thiết biện pháp quản lý này. “Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên” là biện pháp 6 mà đề tài đề xuất. Có 14 ý kiến cho đây là biện pháp rất cần thiết chiếm tỷ lệ 21,2%; 43 ý kiến chiếm 65,2% cho rằng biện pháp quản lý này cần thiết cho hoạt động NCKH của sinh viên và có 9 ý kiến chiếm 13,6% cho rằng không cần thiết biện pháp này. Đánh giá toàn bộ cần thiết của các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất tính theo giá tri trung bình đối với 6 biện pháp thu được kết quả: 33,6% ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý đề xuất là rất cần thiết; 60,9% ý kiến cho rằng các biện pháp là cần thiết và chỉ có 5,5% ý kiến cho rằng không cần thiết. Như vậy có thể kết luận các biện pháp đề xuất có mức độ cần thiết cao đối với quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có thể triển khai thực hiện.
94
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
3.4.2.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
TT Biện pháp đề xuất Rất khả thi Khả thi
Không khả thi Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1
Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan
trọng của hoạt động NCKH 0 65 98.5 1 1.5 2
Lập kế hoạch hoạt động NCKH
của sinh viên theo từng năm học 0 59 89.4 7 10.6 3
Đổi mới, tăng cường chất lượng công tác tổ chức NCKH
cho sinh viên 0 62 93.9 4 6.1
4
Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh
viên. 0 57 86.4 9 13.6
5
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt
độngNCKH của sinh viên 0 49 74.2 17 25.8 6
Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh
viên 0 55 83.3 11 16.7
95
Qua thực hiện điều tra bằng phiếu hỏi về tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Cùng với các ý kiến về mức độ cần thiết, các ý kiến về tính khả thi góp phần củng cố việc thực hiện của các biện pháp. Có 87,6% ý kiến trả lời các biện pháp được đề xuất có tính khả thi, 12,4% ý kiến cho rằng không khả thi đặc biệt không nhận được ý kiến đánh giá nào là rất khả thi. Điều này cũng phù hợp thực tế, khi hoạt động NCKH của sinh viên các trường đại học chưa được coi là nhiệm vụ học tập bắt buộc, công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ và hoạt động kiểm tra đánh giá chưa tốt thì tính khả thi sẽ kém hiệu quả. Tuy nhiên với các biện pháp được đề xuất tính khả thi được đánh giá khá tập trung: Với biện pháp đề xuất: “ Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH” nhận được 65 ý kiến chiếm 98,5% cho rằng biện pháp này có tính khả thi, 1 ý kiến chiếm tỷ lệ 1,5% cho là không khả thi. Điều này cho thấy sự đánh giá của cán bộ giảng viên rất cao đối với biện pháp này. Trong biện pháp đề xuất: “Lập kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học” đối với Khoa có thể thực hiện các hoạt động NCKH cho sinh viên dưới hình thức bài tập môn học, NCKH thuộc chương trình đào tạo được thực hiện theo tiến độ và đúng với kế hoạch năm học. Các hoạt động NCKH khác phụ thuộc kế hoạch của nhà trường và cần được xây dựng theo học kỳ, năm học để thuận lợi trong việc thực hiện của sinh viên. Nếu không xây dựng kế hoạch thực hiện theo học kỳ, năm học hoạt động NCKH của sinh viên dễ bỏ giữa chừng, không thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cũng thể hiện rõ tính khả thi của biện pháp này: 59 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm 89,4%; và có tới 7 ý kiến chiếm tỷ lệ 10,6% cho rằng không khả thi. Biện pháp“Đổi mới, tăng cường chất lượng tổ chức NCKH cho sinh viên” là biện pháp được đề tài đề xuất để thay đổi cách thức, đổi mới nội dung NCKH theo tính tiếp cận và ứng dụng thực tế giúp sinh viên tìm hiểu sâu về củng cố kiến thức chuyên môn, hoạt động nghề nghiệp tạo hứng thú cho sinh viên trong
96
hoạt động NCKH. Qua trưng cầu ý kiến có 62 ý kiến cho rằng biện pháp này có tính khả thi chiếm tỷ lệ 93,9%; có 4 ý kiến chiếm tỷ lệ 6,1% cho rằng không khả thi. Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.”
đây là biện pháp quản lý mà trong các hoạt động của nhà trường nói chung và công tác quản lý hoạt động NCKH nói riêng luôn cần quan tâm. Nếu không được quan tâm, tăng cường công tác chỉ đạo phối hợp các hoạt động sẽ rời rạc, không phát huy được khả năng trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên để có sự phối hợp cần có thời gian, tùy theo từng công việc cụ thể để phát huy hiệu quả cao nhất. Qua trưng cầu ý kiến có 57 ý kiến cho rằng biện pháp đề tài đề xuất có tính khả thi chiếm 86,4%; có 9 ý kiến cho rằng không khả thi chiếm tỷ lệ 13,6%. Hoạt động kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động của Khoa đã được thực hiện, nhưng đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động NCKH của sinh viên chưa được tổ chức. Đề tài đề xuất biện pháp: “Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt độngNCKH của sinh viên” nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, có cơ sở điều chỉnh để hoạt động này có hiệu quả tốt hơn. Qua điều tra bằng phiếu xin ý kiến có 49 ý kiến cho rằng biện pháp đề xuất là khả thi chiếm 74,2%; 17 ý kiến cho là không khả thi chiếm 25,8%, đây cũng là biện pháp quản lý có đánh giá về tính khả thi thấp nhất. Cần sử dụng kết quả đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc quản lý để công tác đánh giá, tổng kết có tác dụng hiệu quả đối với hoạt động NCKH của sinh viên. Biện pháp quản lý: “Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH” là biện pháp đề xuất thực hiện để hỗ trợ cho các biện pháp khác. Qua điều tra thu được 55 ý kiến chiếm 83,3% cho rằng biện pháp này là khả thi; 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7% cho rằng không khả thi. Tính thống kê trung bình số liệu về kết quả phiếu điều tra có 87,6% ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý mà đề tài đề xuất có tính khả thi, 12,4% ý kiến cho rằng các biện pháp không khả thi. Về tính khả thi không có ý kiến nào đưa ra là rất khả thi. Như vậy có thể nhận thấy đa số ý kiến đánh giá về
97
tính khả thi của các biện pháp đề xuất, tuy nhiên cũng còn các ý kiến hoài nghi về các biện pháp đề xuất này.
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
98
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý hoạt động NCKH của sinh viên đại học, thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học công nghiệp Hà Nội, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động NCKH, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, phấn đấu đạt được mục tiêu, sứ mạng đề ra gồm:
- Nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động NCKH
- Lập kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên theo từng năm học - Đổi mới, tăng cường công tác tổ chức NCKH cho sinh viên
- Tăng cường chỉ đạo sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức có hiệu quả hoạt động NCKH của sinh viên.
- Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về hoạt độngNCKH của sinh viên
- Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH
Đề tài đã thực hiện khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Các biện pháp quản lý đề xuất đều được đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với các điều kiện thực tế tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Cuộc cách mạng khoa học - Công nghệ đang phát triển như vũ bão với tốc độ chóng mặt, lượng thông tin khoa học này ngày càng gia tăng đã đặt ra những yêu cầu mới về chất cho mỗi thành viên trong xã hội. Người lao động kiểu mới trong xã hội “Nền kinh tế tri thức” phải có quan điểm đổi mới khi giải quyết mọi nhiệm vụ của cuộc sống đặt ra, trong đó tính tích cực, sáng tạo là nhân tố hàng đầu để tạo ra năng suất lao động cao. Trong điều kiện ấy, đội ngũ các chuyên gia được đào tạo từ các trường đại học không chỉ là người nắm vững chuyên môn, mà còn phải thích ứng biết ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, phát triển tư duy, sáng tạo, có thói quen và kỹ năng NCKH khi tiếp cận và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn lao động sản xuất. Vì vậy nhiệm vụ của các trường đại học, không chỉ quan tâm tới việc truyền thụ