Mức độ thực hiện các loại hình nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 60)

Các loại hình NCKH của sinh viên Khoa Điện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thực hiện dưới 6 loại hình chủ yếu là: Bài tập môn học; bài tập lớn; thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiêp; đồ án tốt nghiệp; chế tạo Robocon; thực hiện đề tài NCKH dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện của các hình thức nghiên cứu khoa học

TT Các loại hình nghiên cứu khoa học Tốt

Bình thƣờng Chƣa tốt Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bài tập môn học 22 33.3 44 66.7 0 2 Bài tập lớn 44 66.7 22 33.3 0 3 Đồ án tốt nghiệp 55 83.3 11 16.7 0 4 Thực hiện đề tài NCKH do GV hướng dẫn 44 66.7 22 33.3 0 5 Chế tạo Robocon 44 66.7 22 33.3 0 6 Thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp 55 83.3 11 16.7 0 Trung bình 69.1 30.9

Mức độ thực hiện của các loại hình NCKH được khách thể khảo sát đánh giá khá tốt, thể hiện ở Bảng 2.8 có 69,1 % ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các hình NCKH là tốt và 30,9% đánh giá thực hiện ở mức trung bình, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện chưa tốt.

Mức độ thực hiện các loại hình NCKH của sinh viên được các khách thể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện không đồng đều nhau giữa các loại hình cụ thể: có 2 loại hình được đánh giá mức độ thực hiện tốt rất cao với 55 ý kiến chiếm tỷ lệ 83,3% là đồ án tốt nghiệp; thực tập tốt nghiệp tại doanh

52

nghiệp, chỉ có 11 ý kiến chiếm tỷ lệ 16,7% đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường. Điều này phản ánh đúng thực tế ở Khoa Điện, các loại hình NCKH này được đông đảo sinh viên tham gia, kết quả của các NCKH có tính ứng dụng và tính thực tiễn cao. Các hoạt động này đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, công tác quản lý các hoạt động này đã có kinh nghiệm từ nhiều năm, hơn nữa các hoạt động NCKH gắn với nhu cầu đặc điểm thực tế nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường do vậy tạo được động lực trong sinh viên và làm nên chất lượng đào tạo của Trường. Hơn nữa, đây cũng là những nghiên cứu cuối cùng của sinh viên chuẩn bị ra trường nên sinh viên có động lực khẳng định khả năng của bản thân, làm cho chất lượng của các loại hình này được đánh giá cao. Tuy nhiên, do công tác quản lý của lãnh đạo Khoa chưa xây dựng kế hoạch kịp thời, thiếu sự kiểm tra, giám sát nên chất lượng một số đồ án tốt nghiệp, kết quả thực tập tại doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu đề ra, có nội dung mang tính hình thức.

Ba loại hình khác cũng có số ý kiến đánh giá mức độ thực hiện tương đương nhau là hình thức: bài tập lớn; thực hiện đề tài NCKH do giảng viên hướng dẫn; chế tạo Robocon với 44 ý kiến chiếm tỷ lệ 66,7% đánh giá mức độ thực hiện là tốt. Có 22 ý kiến chiếm tỷ lệ 33,3% đánh giá mức độ thực hiện bình thường. Các loại hình này được đánh giá chưa cao bởi một số nguyên nhân: với hình thức làm bài tập lớn có số lượng sinh viên tham gia đông nhưng phần kiến thức, sự liên hệ ứng dụng môn học, ứng dụng kiến thức các môn học khác trong thực hiện bài tập của sinh viên còn hạn chế dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa cao. Với hai hình thức thực hiện đề tài NCKH do giảng viên hướng dẫn và chế tạo Robocon là hai hình thức NCKH có phạm vi nghiên cứu rộng, ứng dụng nhiều ngành, đòi hỏi có kinh phí nên số lượng sinh viên tham gia ít với tỷ lệ chỉ đạt từ 0,5-1% số sinh viên của Khoa.

Hình thức NCKH của sinh viên ở hoạt động làm bài tập môn học chưa được đánh giá cao với 33,3% ý kiến đánh giá có ảnh hưởng tốt tới chất lượng đào tạo và 66,7% ý kiến cho rằng ảnh hưởng ở mức độ bình thường. Đây là

53

hoạt động NCKH đầu tiên, đơn giản nhất của sinh viên, đề bài do giảng viên giao trong phạm vi môn học để nghiên cứu về một nội dung hẹp. Vì thế nếu là môn học có tính ứng dụng thực tế cao, tầm ảnh hưởng đối với nghề nghiệp lớn thì tác dụng sâu tới chất lượng đào tạo, nếu không chỉ là phần kiến thức tích lũy giúp sinh viên nắm được kiến thức cơ bản phục vụ môn học khác và nghề nghiệp sau này nên mức độ thực hiện còn hạn chế. Tuy nhiên cần có biện pháp quản lý, chỉ đạo trong xây dựng chương trình đào tạo, nội dung bài tập môn học để hoạt động này có hiệu quả hơn.

Dựa vào những vấn đề lý luận, nghiên cứu khảo nghiệm có thể khẳng định: hoạt động NCKH cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng. Đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại hiệu quả cao trong quá trình đào tạo, một khâu không thể thiếu được trong nội dung chương trình đào tạo ở bậc Đại học. Nếu thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động này sẽ tạo cho sinh viên có bước trưởng thành vững vàng trong chuyên môn, năng lực công tác, tác phong của người cán bộ khoa học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 60)