Khái niệm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 38)

Mục tiêu quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học nhằm góp phần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản: Nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho CNH - HĐH của đất nước; kết hợp thực hiện các nhiệm vụ khoa học với các nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, ứng dụng các thành tựu khoa học, các tiến bộ kỹ thuật phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp

30

GD&ĐT, phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng và phát triển tiềm lực NCKH của trường, từng bước hội nhập với nền KHCN hiện đại của khu vực và trên thế giới.

Khi nói đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường đại học, chúng ta có thể nói đến một quy trình tác động mang tính pháp lý, tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý nhằm chỉ huy và điều hành đối tượng bị quản lý và hoạt động NCKH của họ theo đúng mục tiêu của hoạt động NCKH đã đề ra, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH trong nhà trường nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Quản lý hoạt động NCKH sinh viên mang tính pháp lý được thực hiện dựa trên cơ sở pháp luật và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và điều lệ nhà trường về hoạt động NCKH của sinh viên.

Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là việc thực hiện các chức năng quản lý, có xét đến các đặc điểm phù hợp của sinh viên như: Năng lực trí tuệ, hứng thú và nguyện vọng của sinh viên, nội dung chương trình đào tạo, yêu cầu thực tiễn của xã hội, định hướng của KHCN chuyên ngành,…để nâng cao chất lượng đào tạo và chất lượng NCKH của sinh viên.

Vậy quản lý hoạt động NCKH của sinh viên là: cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý trường đại học thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo của nhà trường.

1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Quản lý hoạt động NCKH sinh viên được triển khai theo hệ thống văn bản mang tính pháp lý. Đòi hỏi giảng viên hướng dẫn, sinh viên NCKH phải tuân thủ những quy định mang tính hành chính về quy trình đăng ký, xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu theo sự chỉ đạo thực hiện của những người có trách nhiệm quản lý: trưởng Khoa, trưởng phòng Quản lý khoa học, chủ tịch Hội đồng khoa học trường.

31

Đối với trưởng khoa, quản lý hoạt động NCKH của sinh viên với các chức năng quản lý thuộc khoa mình phụ trách: lập kế hoạch; tổ chức phân công, sắp xếp nguồn lực; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác thực hiện kế hoạch theo nhiệm vụ được giao và kế hoạch của nhà trường đã phê duyệt.

1.3.2.1. Lập kế hoạch cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý. Trong các trường đại học công lập thường áp dụng mô hình quản lý chính quy, định nghĩa mô hình này do Tony Bush đề xuất, cùng với những đặc trưng chủ yếu của các mô hình chính quy:“Những mô hình chính quy giả định rằng các tổ chức là những hệ thống có tôn ti, thứ bậc trong đó người quản lý sử dụng những biện pháp duy lý để theo đuổi những mục tiêu đã được thoả thuận. Những người đứng đầu có thẩm quyền được hợp pháp hoá bằng vị trí chính thức của họ bên trong tổ chức và họ có trách nhiệm trước những thực thể bảo trợ về hoạt động của các thiết chế của họ.” [20, tr 17]

Lập kế hoạch NCKH cho sinh viên là quá trình bao gồm: xây dựng mục tiêu cho hoạt động NCKH (với số lượng đề tài các cấp, nội dung thực hiện); nguồn lực, biện pháp tổ chức; tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành; tiêu chí đánh giá nghiệm thu theo một quy trình thống nhất và được phê duyệt.

Hoạt động NCKH của sinh viên được tiến hành theo kế hoạch phù hợp với kế hoạch năm học. Tính kế hoạch trong hoạt động NCKH của sinh viên được thể hiện qua các khâu trong tổ chức xét duyệt đề tài, tổ chức nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu.

1.3.2.2. Tổ chức nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trong quản lý hoạt động NCKH của sinh viên chức năng tổ chức là xây dựng vai trò nhiệm vụ, cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, các bộ phận liên quan đến hoạt động NCKH. Sắp xếp phân bổ nguồn lực cho từng bộ phận, từng thành viên đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình, qua đó thực hiện thành công mục tiêu NCKH. Thông qua đó, chủ thể quản lý tác động đến

32

đối tượng quản lý: cán bộ, giảng viên, sinh viên một cách có hiệu quả bằng cách điều phối nguồn lực của đơn vị như: nhân lực, vật lực, tài lực. Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức phải đảm bảo các yêu cầu về tính tối ưu, tính linh hoạt, tính kinh tế và độ linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

Hoạt động NCKH của sinh viên được tổ chức theo mục tiêu định trước với những quy định chặt chẽ, được tiến hành theo định hướng NCKH của nhà Trường, của Khoa và giảng viên hướng dẫn.

1.3.2.3. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý, nhằm điều hành tổ chức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Chỉ đạo là chức năng của quản lý, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định cho nhân viên dưới quyền, theo dõi giúp đỡ, động viên để thúc đẩy hoạt động thực hiện kế hoạch đã vạch ra, đạt các mục tiêu của tổ chức bằng những biện pháp khác nhau. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của tổ chức.

Chỉ đạo hoạt động NCKH của sinh viên là trưởng khoa. Trưởng khoa thành lập hội đồng khoa học khoa, gồm các trưởng bộ môn, các giảng viên có chuyên môn tốt, nhiệt tình với hoạt động NCKH. Quyết định phân công giảng viên hướng dẫn sinh viên, cơ sở vật chất của đơn vị phục vụ cho NCKH và tiến độ thực hiện các đề tài NCKH. Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, thiết bị hiện có để các thành viên thực hiện nhiệm vụ hiệu quả nhất.

1.3.2.4. Kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học

Kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý thông qua một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức để xem xét thực tế, đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các sai lệch nhằm thúc đẩy hệ thống đạt tới mục tiêu đã định. Để tiến hành kiểm tra cần phải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra. Nhà quản lý phải thu thập thông tin từ các bộ phận, các thành viên trong tổ chức để đánh giá,

33

kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh. Đồng thời tìm ra nguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý tiếp theo.

Kiểm tra hoạt động NCKH của sinh viên được căn cứ vào mục đích, nội dung, tiến độ thực hiện (kết quả từng giai đoạn) để kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí và yêu cầu đặt ra. Kiểm tra được thực hiện bởi hội đồng khoa học cấp khoa, đối với đề tài NCKH cấp trường có sự tham gia của thành viên hội đồng khoa học trường. Các thông tin trong quá trình kiểm tra được sử dụng để ra quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

1.3.2.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

NCKH của sinh viên là một hoạt động đầy khó khăn, thử thách. Đòi hỏi sinh viên phải kiên trì tập trung trí tuệ, sức lực, thời gian cho công trình nghiên cứu. Vì vậy, cơ quan quản lý hoạt động NCKH, giảng viên cần phải có những biện pháp động viên, có cơ chế khuyến khích, hành động thuyết phục để khích lệ sinh viên tập trung cho hoạt động nghiên cứu, không nản chí hay bỏ giữa chừng, nhằm tạo động lực cho người học hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động NCKH bao gồm: quản lý bố trí sắp xếp để các giảng viên nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt, nhiệt tình tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH. Đầu tư thỏa đáng có trọng điểm về điều kiện, cơ sở vật chất như: thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, hợp tác liên kết với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức các đoàn tham quan doanh nghiệp cho SV để từ đó SV có cơ hội phát hiện ra đề tài NCKH thiết thực, có ý nghiã cho mình. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên có thể tìm hiểu tiếp cận thực tế trong quá trình học tập, NCKH và tìm kiếm việc làm khi ra trường.

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên

1.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong đó có các trường đại học đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành để tạo thành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ. Việc hoàn thiện môi trường pháp lý đã phục vụ cho các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đưa Việt Nam hòa nhập với các chuẩn thương mại quốc tế.

Các quy định pháp lý về cơ chế, chính sách tài chính đã được thể hiện trong nhiều văn bản như: Nghị định 115/2005/NĐ-CP là văn bản quan trọng về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 122/2003/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Nghị định 117/2005/NĐ-CP về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [10]. Trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động NCKH nói riêng các chủ trương, chính sách, chỉ thị, thông tư, hướng

35

dẫn,... là công cụ quản lý, môi trường pháp lý quan trọng để hệ thống giáo dục đào tạo, các nhà trường vận động phát triển.

Trên thực tế, các chính sách về hoạt động NCKH ở nước ta còn chậm đổi mới, chưa tạo động lực cho các lực lượng tham gia NCKH của các trường đại học. Chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với giảng viên, chế độ khuyến khích động viên đối với sinh viên tham gia công tác NCKH theo đúng ý nghĩa thực sự coi GD&ĐT cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu. Người thầy đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, nhưng thực tế khi quy mô học sinh, sinh viên tăng nhanh đã gây nên sự bất cập giữa quy mô phát triển giáo dục với đội ngũ giảng viên. Thời gian làm công tác giảng dạy của giảng viên nhiều, thêm vào đó là chế độ cho hướng dẫn sinh viên NCKH không tính vào khối lượng giờ giảng tiêu chuẩn, không tính thành tích thi đua làm giảng viên giảm sự nhiệt tình với công tác nghiên cứu khoa học. Ở những khoa có giảng viên nhiệt tình trong NCKH thì ở đó có nhiều sinh viên tham gia NCKH tạo được phong trào và chất lượng các đề tài NCKH của sinh viên cũng được đánh giá cao.

Trình độ, kinh nghiệm của giảng viên trong hướng dẫn NCKH là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Giảng viên vừa là người thầy hướng dẫn vừa là người bạn trong tìm tòi NCKH giúp sinh viên tự tin, hăng hái hơn trong việc tìm kiếm, sáng tạo. Các chuyên gia có trình độ cao tham tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm đương các chức vụ quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ làm phong trào NCKH phát triển hiệu quả.

Cơ chế quản lý về KHCN còn nhiều bất cập, chế độ hỗ trợ trong việc thực hiện đề tài NCKH đã được cải tiến nhiều song vẫn còn thấp, thủ tục thanh toán phức tạp. Sinh viên những người mới bắt đầu làm NCKH, có nhiều khó khăn từ tri thức hạn chế, chưa thành thạo trong công việc, đến thời gian dành cho NCKH không nhiều,... nên chế độ động viên, khuyến khích để tạo

36

động lực NCKH cho sinh viên có ảnh hưởng lớn đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và NCKH là yếu tố cần thiết, không thể thiếu: thư viện, phòng thực hành, thí nghiệm,...tuy nhiên việc đầu tư mua sắm còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, việc bố trí cán bộ hướng dẫn sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm để có thể khai thác hiệu quả thiết bị hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu NCKH cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động này.

1.4.2. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Hiệu quả hoạt động quản lý phụ thuộc vào nhân cách người lãnh đạo, mà nhân cách là tổng hòa của phẩm chất và năng lực của khoa học và nghệ thuật, của lý trí và tình cảm. Do đó, có thể nói rằng phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động NCKH của mỗi nhà trường.

Trong các nhà trường nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động NCKH, tri thức kinh nghiệm, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, chế độ động viên khuyến khích, năng lực tài chính,… là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên. Trong đó nhận thức về tầm quan trọng của lãnh đạo đơn vị (trưởng khoa, trưởng bộ môn) đối với hoạt động NCKH có tầm ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động NCKH của sinh viên.

1.4.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Đối tượng quản lý trong công tác quản lý hoạt động NCKH sinh viên trường đại học chính là đội ngũ sinh viên của nhà trường. Đây là đội ngũ đông đảo những con người trẻ, có khả năng sáng tạo, tràn đầy nhiệt huyết muốn được cống hiến, trực tiếp tham gia NCKH và là nguồn nhân lực thúc đẩy hoạt động NCKH của trường phát triển. Tuy nhiên kỹ năng, phương pháp còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng NCKH. Để NCKH có hiệu quả, sinh viên phải có niềm đam mê với đề tài mình theo đuổi. Hơn nữa, còn

37

phải có nhiệt huyết và trăn trở, ứng dụng những kiến thức mình đã và đang được học vào vấn đề mình nghiên cứu. Sinh viên phải đưa được những vấn đề thực tế vào trong những nghiên cứu của mình, nếu không có thực tế thì những vấn đề nghiên cứu của sinh viên sẽ không có giá trị và làm giảm hứng thú của sinh viên với hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 38)