Nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 26)

Theo nghĩa thông thường nghiên cứu khoa học thường được hiểu là nghiên cứu những vấn đề của khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật. Nhưng nghiên cứu khoa học còn được hiểu là nghiên cứu một vấn đề nào đó một cách khách quan khoa học, không tuỳ tiện suy diễn chủ quan, phiến diện.

Nói chung, nghiên cứu khoa học là tìm kiếm, xem xét, điều tra có khi cần cả đến thí nghiệm, thực nghiệm để từ những dữ kiện đã có (kiến thức, tài liệu, phát minh) đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn, giá trị hơn.

Trong cuốn “Bước đầu tìm hiểu phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” (tạp chí nghiên cứu giáo dục, 1974) của tác giả Phạm Minh Hạc đã đưa ra định nghĩa “Nghiên cứu khoa học là phát hiện những hiện tượng sự việc mới, có tính chân lý trong hiện thực hoặc khám phá những qui luật nguyên lý mới trong hiện thực đó”.

Nhóm tác giả Trịnh Đình Thắng, Đỗ Công Tuấn, Lê Hoài An, với tác phẩm “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí óc bằng những phương pháp nhất định để tìm kiếm, vạch ra một cách chính xác và có mục đích

18

những gì mà con người chưa biết đến tức là tạo ra sản phẩm dưới dạng kiến thức mới”. Ở đây, định nghĩa về nghiên cứu khoa học được các tác giả nêu nên như một dạng lao động đặc thù - lao động trí óc với mục tiêu là làm ra những giá trị nhận thức mới mà trước đó chưa ai biết.

Tác giả Vũ Cao Đàm đã nêu nên khái niệm về nghiên cứu khoa học như sau: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới hoặc là phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới”[8, tr 14].

Tác giả Phạm Viết Vượng trong giáo trình “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” đã nhận định: “Nghiên cứu khoa học là quá trình khám phá bằng cách tác động vào các đối tượng, làm cho nó bộc lộ bản chất của mình và kết quả tác động đó cho ta tri thức về đối tượng”[35, tr 25]. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt của con người. Đây là hoạt động có mục đích, có kế hoạch đươc tổ chức chặt chẽ của một đội ngũ các nhà khoa học với những phẩm chất đặc biệt, được đào tạo ở trình độ cao.

Tác giả Phạm Viết Vượng - Nguyễn Xuân Thức cho rằng: “Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới” [34, tr 22].Với quan niệm bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo, thì sản phẩm của NCKH chính là hệ thống thông tin mới về thế giới và những giải pháp cải tạo thế giới. Sản phẩm khoa học luôn được kế thừa, hoàn thiện và bổ sung theo sự phát triển của xã hội loài người và tiệm cận tới chân lý khách quan.

Theo lý thuyết công nghệ thì nghiên cứu khoa học là quá trình tìm tòi những phát hiện những thông tin mới, gia công chế biến thông tin cũ để lưu trữ và sử dụng thông tin vào mục đích phục vụ cuộc sống và sản xuất.

Từ những phân tích trên, khái niệm “Nghiên cứu khoa học”của đề tài đưa ra là: Nghiên cứu khoa học là hoạt động xã hội có kế hoạch có tổ chức của các nhà khoa học hướng vào việc tìm kiếm những điều mà con người

19

chưa biết hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới, phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm tạo ra giá trị nhận thức mới chưa ai biết về đối tượng trong thế giới hiện thực.

Mục đích của nghiên cứu khoa học là nâng cao năng lực nhận thức của loài người, tạo ra hệ thống tri thức mới góp phần cải tạo thực tiễn cuộc sống và sản xuất.

Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng vượt trội. Sự sáng tạo khoa học thường được bắt đầu từ ý tưởng cá nhân sau đó được sự hỗ trợ, hợp tác nghiên cứu của tập thể, theo định hướng của người chủ trì. Vì vậy có thể nói chủ thể của NCKH vừa có tính cá nhân vừa có tính tập thể.

Khách thể của NCKH là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học.

Đối tượng của NCKH là tri thức khoa học. Tri tức khoa học là “kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện”[35, tr 16].

Chức năng của NCKH là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng, đánh giá một sự vật, giải thích nguồn gốc, trạng thái cấu trúc, quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Đưa ra các giải pháp, các nhận dạng trạng thái của sự vật trong tương lai.

Vai trò của khoa học và NCKH: Hiện nay trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển nhanh như vũ bão cùng với khối lượng tri thức khoa học tăng lên nhanh chóng và không có giới hạn. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất và đời sống hàng ngày càng rút ngắn đi. Nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới, nhiều ngành nghề mới xuất hiện. Khoa học và thành tựu của nó ngày càng xâm nhập rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều thành tựu của khoa học được ứng dụng vào sản

20

xuất với mục đích tạo ra của cải ngày càng nhiều cho xã hội. Khoa học ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố cần thiết cho mọi tiến bộ xã hội. “ khoa học là linh hồn sự phồn vinh của các quốc gia, là nguồn sống dồi dào của mọi tiến bộ xã hội. Chính những phát minh khoa học và những ứng dụng của nó dẫn dắt chúng ta đi” [40, tr 34]. Khoa học học đang tham gia vào sản xuất trực tiếp của xã hội, nó không là cái gì đó còn đứng ngoài sản xuất mà đang trở thành cơ sở lý luận của sản xuất. Rõ ràng trong điều kiện như vậy, việc tham gia nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra những giá trị nhận thức mới, phương pháp lao động mới, cách thức tổ chức quản lý mới, phát minh và những sáng chế bổ sung thêm vốn hiểu biết về ngành nghề lao động của mình là một đòi hỏi tất yếu đặt ra đối với mỗi cán bộ làm khoa học trong thời đại “bùng nổ thông tin” như hiện nay, có như vậy họ mới không bị lạc hậu, và bị đào thải bởi sự tiến bộ của khoa học công nghệ, phát triển xã hội và phát triển chính bản thân mình, tạo điều kiện xoá bỏ đi hố sâu ngăn cách giữa các quốc gia, hòa nhập vào dòng chảy chung của một thế giới hội nhập. Nói về tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, từ xưa Anhxtanh đã cho rằng: “Nếu nghiên cứu khoa học teo đi, đời sống tinh thần của đất nước ngừng trệ và do đó bao khả năng tiến bộ tương lai tan thành mây khói”.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng - Nguyễn Xuân Thức, căn cứ vào trình độ nhận thức của loài người, có thể phân chia các loại hình NCKH thành 4 loại hình nghiên cứu:

* Nghiên cứu cơ bản: là loại hình nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại.

* Nghiên cứu ứng dụng: là loại hình nghiên cứu nhằm tìm ra cách vận động những tri thức cơ bản để tạo ra quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế và xã hội.

* Nghiên cứu triển khai: là loại hình nghiên cứu nhằm tìm khả năng áp dụng đại trà các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống

21

xã hội, tạo ra các mô hình chế biến thông tin khoa học thành sản phẩm tinh thần hay vật chất.

* Nghiên cứu dự báo: là loại hình nghiên cứu nhằm phát hiện những triển vọng, những khả năng, những xu hướng mới của sự phát triển khoa học và thực tiễn. Nghiên cứu dự báo dựa trên các quy luật và tốc độ phát triển của khoa học hiện đại, trên cơ sở khoa học quốc gia và thế giới. Nghiên cứu dự báo dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp một số lượng lớn thông tin khách quan về thành tựu của khoa học, đồng thời dựa và khả năng và nhu cầu cuộc sống hiện tại. Các dự báo gồm:

- Những thành tựu của khoa học và thực tiễn có thể đạt được trong hiện tại và tương lai.

- Những xu hướng, trường phái khoa học, những chương trình khoa học mới, những khả năng phát triển của xu hướng đó.

- Những khả năng hình thành các tổ chức khoa học mới và những triển vọng của sự phát triển tiềm lực khoa học quốc gia, quốc tế.[35, tr 25-27]

Các giai đoạn của NCKH là một hoạt động được tổ chức với một trình tự logic các thao tác khoa học. Hiệu quả của NCKH phụ thuộc rất nhiều ở cách thức tổ chức hợp lý trình tự thực hiện và nó được xác định bởi các giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu bao gồm các công việc sau:

Xác định tên đề tài: Xác định vấn đề làm đối tượng để nghiên cứu. Đây là việc làm không đơn giản, là khâu then chốt bởi nhiều khi phát hiện vấn đề còn khó hơn giải quyết vấn đề. Một công trình khoa học dù ở cấp độ nào, tôi cho rằng cần phải đáp ứng được các yêu cầu: Tính mới: Đề tài được thực hiện không trùng lặp hoàn toàn với các công trình khoa học trước đó. Tính thời sự: Xã hội hiện nay đang quan tâm, cơ sở đang cần giải quyết…Tính thực tiễn: Đề tài phải giải quyết các vấn đề của xã hội, của cơ sở đang diễn ra, hoặc sắp diễn ra trong tương lai gần đối với đất nước, hoặc 1 địa phương, hoặc đáp ứng được những đòi hỏi của một địa chỉ cụ thể. Tính khả dụng: Khi sản phẩm

22

hoàn thành, có thể được ứng dụng ngay để giải quyết các vấn đề đang đặt ra, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, không bị lệ thuộc quá nhiều vào điều kiện khách quan. Tính hợp lý: Phải chứng minh được bằng những lý thuyết, những lập luận logic, những thông tin và số liệu thống kê, điều tra, … Tính kế thừa: Có sự đánh giá, sự tận dụng được những kết quả có sẵn của các công trình nghiên cứu trước đó. Vấn đề khoa học của để tài nghiên cứu phải có tính cấp thiết với thời điểm ta định nghiên cứu, giải quyết nó sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn đóng góp cho sự phát triển của khoa học và đời sống.

Xây dựng đề cương nghiên cứu: Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về ý nghĩa, nội dung và phương pháp nghiên cứu một đề tài. Đề cương có kết cấu logic sau:

a). Tính cấp thiết của đề tài (lý do chọn đề tài): Xác định tầm qua trọng và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài về mặt lý luận và thực tiễn.

b). Mục đích nghiên cứu: Là mục tiêu, định hướng chiến lược những vấn đề cần giải quyết trong đề tài.

c). Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

+ Khách thể nghiên cứu: là một bộ phận nhỏ bé của thế giới khách quan được đưa vào hoạt động của nhà nghiên cứu, nó tồn tại độc lập với ý thức của chủ thể. Xác định khách thể là xác định một giới hạn bắt buộc để hướng đề tài đến mục tiêu đó.

+ Đối tượng nghiên cứu: là một bộ phận của khách thể được nhà nghiên cứu nhận thức và cải tạo.

d). Giả thuyết khoa học: Là mô hình giả định, một dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu với chức năng tiên đoán bản chất đối tượng định hướng cho con đường nghiên cứu. Một công trình khoa học, thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học, vì vậy xây dựng giả thuyết khoa học phải tuân thủ yêu cầu sau đây: Giả thuyết phải có tính thông tin về sự kiện không mâu thuẫn với lý thuyết khoa học đã chứng minh, với sự thật hiển

23

nhiên của thực tế. Giả thuyết có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. Nếu đúng sẽ trở thành một bộ phận của lý thuyết khoa học.

e). Nhiệm vụ nghiên cứu: Để chứng minh giả thuyết khoa học, nhà NCKH phải đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nghĩa là phải trả lời câu hỏi: Tác giả sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể gì mới cho lý luận cũng như cho thực tiễn? Thông thường một đề tài luận văn, luận án khoa học thường có 3 nhiệm vụ. Nhiệm vụ xây dựng cơ sở lý thuyết. Nhiệm vụ phân tích làm rõ bản chất về quy luật của đối lượng nghiên cứu. Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp ứng dụng cải tạo hiện thực.

f). Phương pháp nghiên cứu: Việc xác định những phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết các nhiện vụ nghiên cứu và chứng minh giả thuyết khoa học. Xác định những phương pháp chủ yếu và nêu sơ lược nội dung cách thức thực hiện từng phương pháp ấy.

g). Phạm vi giới hạn nghiên cứu: Xác định phạm vi nghiên cứu giúp cho nhà nghiên cứu có phạm vi hoạt động rõ ràng vừa sức, phù hợp với mục đích, tính chất của đề tài và khả năng chủ quan cũng như điều kiện khách quan.

h). Dự thảo nội dung nghiên cứu: Là dàn ý chi tiết của công trình nghiên cứu. Vì vậy cần phải chuẩn bị công phu theo chiến lược chung để định hướng cho toàn bộ công trình nghiên cứu. Thông thường dàn ý gồm có các vấn đề chính: Lịch sử vấn đề nghiên cứu; Thực trạng của vấn đề nghiên cứu; Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm khoa học. Kết luận - đề xuất - khuyến nghị ứng dụng.

Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu: Kế hoạch triển khai nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện như: nội dung công việc, thời gian hoàn thành, sản phẩm dự kiến của từng công việc đó.

24

Đây là giai đoạn chủ yếu trong quá trình nghiên cứu bao gồm các bước: Lập đề mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu; Thu thập các dữ liệu, tài liệu có liên quan trực tiếp, gián tiếp tới công trình nghiên cứu để đưa ra tổng quan vấn đề nghiên cứu; Xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu: Đây là cơ sở lý thuyết mà nhà khoa học phải phân tích khái quát hoá, hệ thống tài liệu và bằng suy luận để tạo ra lý luận cho đề tài; Phát hiện thực trạng phát triển của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Các tài liệu thu được từ các phương pháp quan sát, kiểm tra, thí nghiệm, thực nghiệm phải qua xử lý bằng toán học thống kê để cho ta những tài liệu khách quan về đối tượng. Các tài liệu lý thuyết và thực tế thu được từ các phương pháp khác nhau giúp cho việc chứng minh giả thuyết khoa học đề xuất ban đầu; Kiểm tra giả thuyết bằng việc lặp lại các thí nghiệm, thực nghiệm được kiểm tra bởi các phương pháp đã sử dụng ban đầu để khẳng định tính chân thực của kết luận; Tổ chức hội thảo khoa học để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia về hướng đi và sản phẩm nghiên cứu. Trên cơ sở đó để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện công trình.

Giai đoạn hoàn thành công trình khoa học:

Đây là giai đoạn hoàn thành công trình khoa học bằng một văn bản chính thức, sản phẩm cụ thể. Đó là văn bản khoa học, sản phẩm đảm bảo đầy đủ về

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)