THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ – TỈNH
2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn
Với việc thực hiện kinh doanh trên địa bàn, NHNo & PTNT chi nhánh Thiệu Hóa luôn hoạt động bám sát với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, từ đó sử dụng linh hoạt các nghiệp vụ, lựa chọn những phương án, cũng như các dự án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư mà vẫn bám sát định hướng chỉ đạo của NHNo & PTNT cấp tỉnh.
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay tại Agribank Thiệu Hóa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12 /2009 31/12/2010 31/12/2011 Số tiền 2010/2009 Số tiền 2011/2010 +/– % +/– % Tổng dư nợ 241,578 312,217 70,638 29.24 322,479 10,262.75 3.29 DN ngắn hạn 183,841 199,240 15,399 8.38 197,005 –2,234 –1.12 DN trung hạn 54,737 109,128 54,390 99.37 115,842 6,714 6.15 Trung hạn ủy thác 3,000 3,849 849 28.31 3,815 3,815 DN ủy thác dài hạn 5,817 1,968 51.13
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Agribank Thiệu Hóa)
Biểu đồ 2.1. Dư nợ tín dụng
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Agribank Thiệu Hóa)
Tổng Dư nợ: Sau sự biến động nền kinh tế năm 2008, hệ thống Ngân hàng bắt đầu bắt đầu phục hồi và phát triển nhanh, Ngân hàng NNo&PTNT nói
công tác sử dụng vốn. Năm 2010, tổng dư nợ 312,217 triệu đồng tăng 70,638 triệu đồng với tốc độ tăng 29.24%. Năm 2011, Tổng dư nợ cho vay là 322,479 triệu đồng tăng 10,262.75 triệu đồng, tốc độ tăng 3.29%.
Tổng số khách hàng còn dư nợ là: 9.438 KH, giảm 1.724 KH ; chiếm tỷ lệ 20%/Tổng số hộ trong toàn huyện. Dư nợ bình quân (loại trừ dư nợ các doanh nghiệp) = 30,8 trđ/hộ, tăng 5 trđ/hộ. Dư nợ bình quân 1 cán bộ = 8.958 trđ /cb. Qua bảng số liệu ta thấy chi nhánh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, mặc dù 3 năm qua chi nhánh đã có sự tăng lên về tỷ trọng cho trung hạn nhưng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng với con số nổi bật với tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn là 8.38% và tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn là 99.37% so với năm 2009. Đây là cố gắng tích cực của Ngân hàng trong việc điều chỉnh cơ cấu cho vay. Năm 2011, lượng ủy thác dài hạn tăng 51.13% so với năm 2010. Tuy vậy, dư nợ dài hạn vẫn chiểm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh.
Vì nguyên nhân kinh tế bất ổn, chính phủ ban hành nghị quyết 11 (Ban hành ngày 24/2/2011) khiến cho những khoản cho vay trung dài hạn có xu hướng rủi ro hơn những khoản tín dụng ngắn hạn. Nhận thức được vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế và hướng đi của kinh tế trong tương lai, chiến lược kinh doanh hướng đến tín dụng ngắn hạn thay thế vai trò chủ chốt của tín dụng trung dài hạn là bước đi đúng đắn trong ngắn hạn của Agribank Thiệu Hóa.
Bảng 2.3. Nợ xấu (nhóm 3 – 5)
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Agribank Thiệu Hóa)
Nợ xấu qua các năm giảm đáng kể, năm 2010 so với 2009 giảm 48.42%; năm 2011 giảm so với 2010 là 11.43%, dư nợ xấu là 774 trđ, giảm 100 trđ ; chiếm tỷ lệ 0,24%/Tổng dư nợ ; giảm 0,04% so với năm 2010.
Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011
Nợ xấu nhóm
3 –>5 Số tiền 1,694 874 774
Sự đúng đắn và hiệu quả trong chiến lược kinh doanh còn thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của Agribank Thiệu Hóa luôn duy trì ở mức dưới 1%. Trong năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng cao nhất cũng chỉ là 0,7%, nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong những năm 2010, 2011 việc thay đổi trong cho vay bằng việc đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn, thúc đẩy có hiệu quả tín dụng trung dài hạn. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể khi chỉ duy trì ở mức rất thấp dưới 0,3%. Trong năm 2011 khi tín dụng đen liên tiếp bị phanh phui. Niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng bị đặt một dấu hỏi lớn thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank Thiệu Hóa chỉ là 0,24% là một câu trả lời thỏa đáng nhất cho sự nghi ngờ trên.