THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THIỆU HOÁ – TỈNH
2.1.1. Công tác nguồn vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ được NHNo & PTNT chi nhánh Thiệu Hoá luôn coi trọng bởi nó quyết định khả năng kinh doanh, đây là cơ sở trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, đồng thời tạo tiền đề để gia tăng lợi nhuận và các lợi thế khác về tài chính. Trong thời gian qua, với sự xuất hiện cạnh tranh của các tổ chức kinh tế được phép huy động vốn trên địa bàn huyện (như ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức bảo hiểm, bưu điện, các quỹ tín dụng nhân dân, …); mặt khác, Thiệu Hoá còn là một huyện cận biên với thành phố Thanh Hoá – nơi có nhiều các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cùng cạnh tranh gay gắt trong việc đưa ra các hình thức huy động tiền gửi hấp dẫn với lợi nhuận cao hơn; điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người dân và với chính khả năng huy động của bản thân chi nhánh.
Với đội ngũ cán bộ tận tình, am hiểu về địa phương, bám sát vào đời sống nhân dân, cùng với nhiều giải pháp linh hoạt, hình thức huy động vốn đa đạng, hấp dẫn, công tác tiếp thị được đẩy mạnh… chi nhánh đã tạo được sự cân đối lành mạnh giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn, đáp ứng kịp thời về vốn cho sự đầu tư phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, đồng thời nâng cao khả
năng cạnh tranh của NH với các tổ chức tín dụng khác và nâng cao uy tín của mình trong mắt khách hàng cũng như lãnh đạo địa phương.
Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của Agribank Thiệu Hóa
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính của Agribank Thiệu Hóa)
Qua bảng số liệu cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Thiệu Hóa liên tục tăng qua các năm 2009, 2010, 20111. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động được duy trì ổn định, an toàn và tăng trưởng mạnh. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động là 198,000 triệu đồng. Năm 2010 là năm nền kinh tế phục hồi, vượt qua ảnh hưởng của cơn khủng hoảng kinh tế, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 269,529 triệu đồng tăng 71,529 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng 36%. Đây là mức tăng khá ấn tượng thể hiện việc nâng cao chất lượng phục vụ, tăng uy tín, chiếm lòng tin của khách hàng. Sang năm 2011, tổng nguồn vốn huy động là 274,616 triệu
Chỉ tiêu
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Nguồn vốn 198,000 269,529 274,616
TG KB, TCTD, BHXH, HĐ hộ
TW 4,307 20,611 16,542
Tiền gửi tự huy động từ Dân cư 193,693 248,918 258,074
Nội tệ 181,520 237,954 247,950
Không kỳ hạn 19,451 30,565 11,745 TG có kỳ hạn < 12 T 118,397 177,677 219,770 TG có kỳ hạn 12–24 T 42,191 28,892 15,834
TG có kỳ hạn > 24 T 1,481 820 601
là thành tích to lớn trong công tác huy động vốn của NHNNo&PTNT Thiệu Hóa.
Với địa bàn tuy rộng song chưa có sự đa dạng về các loại hình kinh tế, lượng tiền gửi chủ yếu là nội tệ, năm 2009, nội tệ huy động được là 181,520 triệu đông, đây là một con số đáng kể đối với một huyện đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển. Năm 2010 và 2011, lượng huy động VNĐ tăng lên tương ứng là 237,954 triệu đồng và 247,950 triệu đồng. Qua đó cho thấy được hiệu quả trong công tác huy động vốn của ngân hàng.
Tuy nhiên, có thể thấy là lượng tiền gửi chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ngắn. Với kỳ hạn dưới 12 tháng, năm 2009, ngân hàng huy động được 118,397 triệu đồng chiếm tới 60% tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 được 177,677 triệu đồng chiếm 66%, và năm 2011 là 219,770 triệu đồng chiếm tới 80%. Năm 2011 là một năm biến động của tình hình kinh t, thị trường không ổn định dẫn đến người dân không mạo hiểm đầu tư, vì vậy, gửi tiết kiệm tại ngân hàng là phương án tối ưu mà an toàn.
Có thể thấy, lượng tiền gửi hàng năm thời hạn trên 24 tháng giảm dần. Năm 2009 là 12,173 triệu đồng, năm 2010 là 10,964 triệu đồng giảm 10% so với 2009, năm 2011 là 10,124 triệu đồng, giảm 7.6% so với năm 2010. Qua đây có thể thấy người dân đã biết cách sử dụng vốn để đầu tư sản xuất, tránh tồn đọng vốn. Hầu hết lượng tiền gửi với thời hạn trên 24 tháng là khoản tiết kiệm của những cán bộ về hưu.