Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá – tỉnh Thanh Hoá (Trang 68)

TỈNH THANH HÓA

3.3.2. Đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền tại địa phương cần có kế hoạch cụ thể triển khai định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để có sự chuyển biến thực sự và từng bước đi vào phát triển bền vững, tránh tình trạng phát triển tự phát theo kiểu phong trào, bất chấp sự biến động của thị trường, giá cả dễ dẫn đến rủi ro. Đi sâu vào các chương trình phát triển cụ thể nhằm nâng cao khả năng sản

Kết hợp cùng với các phòng ban, trạm thú y, phòng nông nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, triển khai công nghệ sinh học rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với cây, con đã được lựa chọn làm thế mạnh trên địa bàn. Tạo điều kiện tốt nhất cho bà con được áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Kết hợp giữa sản xuất nông sản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thành một khâu thống nhất nhằm chống thất thoát và bảo vệ được chất lượng hàng hóa, và tạo nên chu trình tái sản xuất mở rộng thích ứng với cơ chế thị trường, phát triển vững chắc, có hiệu quả để trả được vốn vay nợ, có lời và tích lũy.

Đẩy mạnh công tác đầu tư, có chính sách kích cầu cho các đơn vị thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân, tập trung vốn hoàn thiện các công trình thủy nông, đường liên xã phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình “ Xây dựng nông thôn mới “ trên địa bàn .

Cải tiến chương trình tập huấn khuyến nông cho bà con nông dân thiết thực, sâu rộng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện việc dồn điền, đổi thửa tạo vùng thâm canh sản xuất, tạo điều kiện mở rộng sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật dễ dàng.

Thực hiện liên kết với các trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, đại học Nông lâm, các trường đại học kinh tế... với sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, chuyên gia kinh tế nhằm nghiên cứu hỗ trợ các đề án phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn tại địa phương; đồng thời có chính sách để người tài và các sinh viên là con em trong huyện sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại quê hương.

Thực hiện quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, cụm làng nghề, tạo hành lang và có chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doang nhiệp, các nhà đầu tư, tạo việc làm nâng cao thu nhập. Sự liên kết thực sự giữa 4 nhà: Nhà nông – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học – Nhà ngân hàng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nhanh, vững chắc sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay nói chung và đặc biệt là chất lượng cho vay đối với hộ sản xuất không phải là vấn đề mới, nhưng luôn vô cùng quan trọng bởi sản xuất nông nghiệp nông thôn hiện nay đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.

Trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, nông nghiệp – nông thôn đang từng bước đổi thay, nhu cầu về vốn của người dân để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong tình hình mới tăng lên nhanh chóng. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các ngân hàng, đặc biệt là các chi nhánh trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là phải vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời phải cải thiện chất lượng các hoạt động tín dụng. Trên cơ sở xác định đường lối chính sách hoạt động của mình là gắn với nông nghiệp – nông thôn – nông dân”, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hóa ngày càng tích cực đổi mới hoạt động nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn, nâng cao chất lượng cho vay, đặc biệt là cho vay đối với hộ sản xuất để từng bước khẳng định vị thế và uy tín của mình trên địa bàn huyện. Qua việc mở rộng đầu tư, ngân hàng đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, từ đó tạo tiền đề phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường.

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô giáo, các cán bộ NHNo chi nhánh Thiệu Hóa – Thanh Hóa và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thiệu Hoá – tỉnh Thanh Hoá (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w