Chính sách cho vay của NH
Chính sách tín dụng của bất cứ ngân hàng nào cũng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng ngoài việc phải phù hợp với đường lối phát triển của nhà nước mà còn phải đảm bảo kết hợp hài hoà quyền lợi của người đi vay, người gửi tiền và quyền lợi của chính bản thân ngân hàng. Chính sách tín dụng phải tạo ra sự công bằng, không những phải đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng mà còn phải đảm bảo đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng. Một chính sách tín dụng đồng bộ, thống nhất và đầy đủ, đúng đắn sẽ xác định phương hướng đúng đắn cho nhân viên tín dụng. Ngược lại, một chính sách tín dụng không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến rủi ro tín dụng.
Nhằm tạo thuận lợi trong quá trình cho vay, NH đưa ra những chính sách tối ưu mang lại hiệu quả về lợi ích cho cả phía ngân hàng và khách hàng. Qua đó chọn lọc được những khách hàng đủ điều kiện để cho vay mà không làm giảm lợi ích của chính ngân hàng và phía khách hàng.
Hệ thống thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của NH
Hiện nay, sự phát triển của ngân hàng song song cùng sự phát triển của công nghệ. Sự hỗ trợ của công nghệ cao làm tăng năng suất làm việc đồng thời tăng chất lượng công việc. Với việc hệ thống trang thiết bị và thông tin được trang bị tốt sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thuận tiện nhất, đồng thời giúp NH nắm được các thông tin về khách hàng, cung cấp cho lãnh đạo NH những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và kịp thời nhằm đưa ra những giải pháp, đề xuất giúp tối đa hóa lợi ích hai bên.
Quy trình cho vay
Bắt đầu từ khi điều tra, thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thu lãi cho đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng cho vay phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ trong quy trình tín dụng. Có thể thấy, đối với nhiều khoản vay vốn, toàn bộ quá tình từ khi cho vay đến khi thu hồi hết vốn và lãi kéo dài trong một thời gian dài; vì vậy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước
trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển theo đúng kế hoạch đã định, từ đó đảm bảo CLCV.
Chất lượng nhân sự và công tác tổ chức của ngân hàng
Hiện nay, việc xác định các thông số, các chỉ tiêu trong quá trình cho vay được thực hiện dưới sự hỗ trợ hạn chế của máy móc, chủ yếu là bằng chính năng lực của nhân viên ngân hàng. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng cũng như trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Việc tuyển chọn sự có đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, năm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, có năng lực phân tích và xử lý dự án xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cho vay đến khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo quy định của ngân hàng...sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chi kỳ khép kín của một khoản tín dụng. Vì vậy, năng lực, trình độ của cán bộ là yếu tố rất quan trọng. Quá trình làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc chọn lựa khách hàng để cho vay, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến CLCV bởi cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và làm việc với khách hàng nhiều nhất. Một khi cán bộ ngân hàng có năng lực và trình độ cao thì việc đánh giá, chọn lựa khách hàng cũng như việc thực hiện quy trình cho vay diễn ra suôn sẻ và thuận lợi cho đôi bên. Ngoài ra, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa các cán bộ NH với nhau cũng đem lại hiệu quả cao.
Công tác tổ chức không chỉ tác động tới chất lượng cho vay mà còn tác động tới mọi hoạt động của ngân hàng. Nếu công tác tổ chức không khoa học sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với món vay, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, không theo dõi sát sao được công việc. Sự phân công công việc nếu không hợp lý, khoa học sẽ dẫn đến sự không rõ ràng, chồng chéo khiến cho các cán bộ tín dụng ỷ lại, thiếu trách nhiệm đối với công việc của mình. Công tác tổ chức ở đây cũng đề cập tới vấn đề giao việc đúng người, đúng việc. Mỗi một cán bộ cần được giao cho công việc phù hợp để có thể phát huy hết khả năng và giữa các bộ phận cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ để công việc tiến hành nhanh chóng, chính xác. Nếu được tổ chức tốt, các công việc đối với một món vay sẽ được thực hiện tuần tự, chặt chẽ, vừa đảm
bảo về mặt thời gian vừa không có sự sơ hở nên sẽ làm cho chất lượng của món vay được nâng cao.