Khái niệm “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 42)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Khái niệm “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, khái niệm “nhân dân” lại được cắt nghĩa bởi việc chia nhân dân thành các giai cấp, tầng lớp, có giai cấp thống trị (vua, quan lai, địa chủ) và giai cấp bị trị (nông dân) và có sự phân biệt đối xử giữa các giai cấp, tầng lớp.

Các triều đại phong kiến Việt Nam, khi đang gánh vác nhiệm vụ lịch sử trước dân tộc đều hướng tới quần chúng nhân dân, đề cao các giá trị “dân vi bản”, “dân vi qúi, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, chủ trương “khoan thư sức dân làm kế sau rễ bền gốc” [41, tr.494]. Các vua thời Lí, Trần, xuất phát từ quan niệm “đắc nhân tâm xã giã, vương thiên hạ” nên không những năm mất mùa đã xoá thuế cho dân, mà năm được mùa cũng miễn thuế cho nhân dân, với tuyên bố: “dân no đủ Trẫm lo gì thiếu, dân giàu thì nước mạnh” [41,tr. 494]

Tuy nhiên, trong lịch sử phong kiến Việt Nam, lợi ích của giai cấp thống trị luôn được đặt lên hàng đầu, khi đất nước đứng trước tình cảnh xâm lăng họ dựa vào dân, huy động sức mạnh của quần chúng nhân dân, nhưng tới khi thái bình trở lại không ít vị vua quan có lối suy nghĩ: Quan lại là chim ưng, nhân dân là gà vịt, lấy gà vịt nuôi chim ưng thì có gì là lạ! Vì vậy, mặc dù nhân dân luôn là trung tâm mọi cuộc chính biến và kháng chiến chống xâm lược nhưng sau đó lại bị xem như trâu, ngựa...và giai cấp thống trị lại ra sức bóc lột.

39

Đối với Hồ Chí Minh, Người có một khái niệm rất mới về “nhân dân”, khái niệm “ nhân dân” có nội hàm rất rộng, Người dùng khái niệm này để chỉ “mọi con dân nước Việt”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người có tín ngưỡng hay người không có tín ngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo.... Ngoài khái niệm “nhân dân”, Người còn hay dùng khái niệm “đồng bào” với tình cảm gần gũi yêu thương. “ Đồng bào” có nghĩa là những người cùng chung một “bọc”, sinh ra từ chung một gốc và cùng sống chung một “giàn”, cùng sinh ra trong bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Với Hồ Chí Minh, khái niệm “nhân dân” vừa là một tập hợp bao gồm đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể.

Ngay từ thuở nhỏ, Bác đã kế thừa trực tiếp tư tưởng thương dân của cha mình là cụ Bảng Sắc, cụ Bảng phủ nhận thuyết trung quân, chủ trương “ái quốc là ái dân”, “lấy dân là hậu thuẫn cho tất cả các phong trào cải cách chính trị hay xã hội” [42, tr.494], sau khi ra đi tìm đường cứu nước Bác lại bắt gặp quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử, từ đó Bác đã đi đến kết luận: dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, là lực lượng vô tận để dựng nước và giữ nước. Người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi, sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào đụng vào bức tường đó chúng cũng phải thất bại” [15,tr.151]

Với Hồ Chí Minh, nhân dân không chỉ có sức mạnh mà còn là nguồn sáng tạo, là những người thông minh giàu kinh nghiệm. Bác viết:“ Có người cho rằng dân ngu khu đen. Thế là bậy, dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều”[17, tr.62]. Bác khẳng định thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu hy sinh và trí thông minh sáng tạo của hàng triệu nhân dân.

40

Vì tin vào sức mạnh của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải gần gũi dân, dựa vào lực lượng của dân. Xa rời nhân dân thì tài giỏi mấy cũng không làm gì được.

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh “ nhân dân ” vừa là khái niệm dùng để chỉ mỗi người dân Việt Nam cụ thể, vừa là khái niệm bao hàm mọi con dân đất Việt, không phân biệt giai cấp, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo… mà nền tảng là liên minh công - nông - trí thức. Từ trong nhân dân Người thấy sức mạnh vô cùng to lớn nếu biết đại đoàn kết toàn dân và với Người đại đoàn kết toàn dân không phải là nhiệm vụ sách lược càng không phải là một thủ đoạn chính trị mà là nhiệm vụ có tính chiến lược, có ý nghĩa quyết định đến mọi thành công của cách mạng. Tin vào sức mạnh của nhân dân, coi trọng nhân dân chính là một trong những bí quyết tạo nên thành công trong sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)