7. Bố cục của luận văn
2.2.2. Quyền con người và quyền công dân
Về quyền con người:Với triết lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”
cùng với một ham muốn tột bậc là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, vì vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng truyền tải một cách sâu sắc nhất nội dung dân chủ, quyền tự chủ và quyền làm chủ cao nhất của người dân vào trong Hiến pháp, đưa Hiến pháp trở thành văn bản có giá trị pháp lý cao nhất - cao hơn quyền lực của Nhà nước. Đồng thời các văn bản luật khác cũng phải chiếu theo đó mà soạn thảo cho phù hợp. Trong các bản Hiến pháp luôn tôn trọng và đề cao giá trị về quyền con người và quyền công dân.
Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người trong tính chỉnh thể, toàn diện không thể chia cắt: giữa quyền tự do của cá nhân với tự do của toàn dân tộc, giữa quyền tư hữu thiêng liêng của cá nhân... với tổng thể các quyền kinh tế, chính trị, văn hoá... của cả cộng đồng. Nhưng, không thể nói đến tự do, hạnh phúc và phẩm giá của cá nhân khi đất nước mất độc lập, nhân dân phải làm nô lệ. Người viết:
“Con người coi rẻ hơn con lợn Chỉ tại người không có chủ quyền”
(Nhật kí trong tù)
Do đó, ở Việt Nam hay ở các dân tộc thuộc địa khác, vấn đề nhân quyền không thể đứng ngoài, đứng trên chủ quyền dân tộc, vì có giành lại chủ quyền cho dân tộc mới đem lại quyền tự do cho cá nhân. Vì vậy, đối với mỗi người Việt Nam “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã trở thành giá trị cao nhất của quyền con người. Có thể nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự phản ánh thành tựu của tư duy về nhân quyền ở thời đại các dân tộc nô lệ bị áp bức vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống, quyền làm người, quyền lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hoá riêng của mình.
62
Trước khi trở thành một con người xã hội để được hưởng các quyền công dân thì con người đã là một thực thể tự nhiên vốn có, có nhu cầu được hưởng các quyền tự nhiên mà cộng đồng xã hội phải tôn trọng, thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng các quy phạm xã hội, đạo đức và tôn giáo. Quyền con người là quyền tự nhiên, là bản năng vốn có của con người, tồn tại trong xã hội không phụ thuộc vào sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Đã là con người thì luôn có nhu cầu được hưởng các quyền tự do mà không có sự phân biệt về giới tính, lãnh thổ, tôn giáo, địa vị xã hội, màu da... Những quyền đó không thể bị hạn chế về phạm vi, bị tước đoạt bởi quyết định của ai đó... “Tuyên ngôn độc lập” nước Mỹ năm 1776 khẳng định: “Chúng tôi cho rằng những sự thật sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hoá cho ta những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền không ai có thể xâm phạm được, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [35, tr.109]. Tiếp đến, trong Tuyên ngôn nhân quyền 1789 của Pháp ghi rõ: “Mọi người sinh ra được sống tự do và bình đẳng; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung” (Điều 1). Hay trong lời nói đầu của bản Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948 của Liên Hiệp Quốc cho rằng: “Xét thấy việc thừa nhận phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên thuộc Đại gia đình thế giới, cũng như các quyền bình đẳng, không thể tước bỏ được của họ là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình; xét thấy sự không hiểu biết và coi thường các quyền con người dẫn tới những hành vi dã man làm phẫn nộ lương tâm con người. Nhận định rằng, ở một thế giới ở đó mọi người sẽ được tự do ngôn luận và tín ngưỡng, được thoát khỏi khủng bố và nghèo khổ, được coi là khát vọng cao cả nhất” và vì vậy “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳngvề phẩm giá và về các quyền . Họ được phú cho lý trí và lương tâm và phải đối xử với nhau theo một tinh thần thiện chí” (Điều 1) [35, tr.110].
63
Như vậy quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm, ở Việt Nam quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật mà Tuyên ngôn độc lâp ngày 02/9/1945 là văn bản chính trị pháp lý đầu tiên ghi nhận về quyền con người.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa dân ta thoát khỏi đêm trường nô lệ, trở thành những người tự do, làm chủ vận mệnh của mình đồng thời làm chủ vận mệnh của dân tộc. Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh thấy rằng phải khẳng định trong thực tế quyền con ngườibằng việc thể chế hoá và nâng lên tầng hiến định.
Hiến pháp năm 1992 là bản Hiến pháp đầu tiên xác lập nguyên tắc tôn trọng quyền con người “ Ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50) [34, tr. 154 – 155]. Đó là quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, quyền con người là một phạm trù rất rộng, rất trừu tượng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau và đương nhiên cũng có nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về nhân quyền. Quyền công dân có thể liệt kê bao gồm những quyền nào và những biện pháp đảm bảo thực hiện mang tính thực tế cao. Trong khi đó quyền con người bản thân nó đã rất trừu tượng và không thể liệt kê cụ thể bao nhiêu quyền, tính pháp lý của những căn cứ đảm bảo thực hiện không cao. Vì vậy, đúng như sau này Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “ Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (điều 50) [34, tr. 154- 155]. Như vậy quyền con người phải được cụ thể hoá thành quyền công dân và được Nhà nước tôn trọng, đảm bảo thực hiện. Điều này là phù hợp với các công ước quốc tế mà chúng ta đã tham
64
gia ký kết, đồng thời thể hiện thái độ, quan điểm và sự cam kết của Nhà nước về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Về quyền công dân:Hiến pháp năm 1946 có tất cả 70 điều, trong đó đã
dành ra 16 điều trực tiếp nói về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân (từ điều 6 đến điều 21); lần đầu tiên trong lịch sử “tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá” (Điều 6) [34, tr. 10]. Lần đầu tiên trong lịch sử công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; Tự do xuất bản; Tự do tổ chức và hội họp; Tự do tín ngưỡng; Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10) [34, tr. 11]. Và lần đầu tiên trong lịch sử: “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình. Học trò nghèo được chính phủ giúp. Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình nhà nước” (Điều 15) [34, tr. 11]. Bởi vì, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta thiết lập được một Nhà nước dân chủ, Nhà nước ấy dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự soi đường chỉ lối của Đảng cộng sản Việt Nam đã đem lại cho nhân dân ta những quyền mà từ đó trở về trước nhân dân không được hưởng. Đó là những nội dung dân chủ mạng tính cách mạng sâu sắc. Từ đó tới nay những nội dung nền tảng ấy tiếp tục được phát triển bổ sung trong các bản Hiến pháp tiếp theo đã và đang được thể hiện một cách sinh động trên đất nước ta.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam quyền công dân được đề cao đến như vậy và được pháp luật trực tiếp bảo vệ.
Thấm nhuần văn hoá phương Đông và tiếp thu có chọn lọc văn hoá phương Tây cũng như tinh hoa văn hoá nhân loại, Hồ Chí Minh với tư cách là trưởng ban soạn thảo Hiến Pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thổi hồn vào Hiến pháp làm cho nó có sức sống trường tồn; bởi vì, Hiến pháp đã phản ánh những giá trị nhân văn, nhân bản mà nhân dân ta đã khao khát bấy
65
lâu, Hiến pháp có hơi hướng của mô hình nhà nước phương Tây mà Người đã tiếp cận; tinh thần tôn trọng con người, đề cao con người và khẳng định cộng đồng người là tập thể có quyền lực cao nhất trong một đất nước được tổ chức theo pháp luật là nội dung xuyên suốt mà ta có thể bắt gặp trong các bản Hiến pháp do Người trực tiếp chủ trì soạn thảo.
Có thể nói, Hiến pháp năm 1946 là sự tổng hợp, nâng cao và thể chế hoá thành pháp luật các quyền con người và quyền công dân đã được Hồ Chí Minh nêu ra trong “yêu sách 8 điểm” (năm 1919) và “chương trình Việt Minh” (năm 1941). Hiến pháp năm 1946 cũng đã phản ánh được trình độ nhận thức và yêu cầu rất cao của nhân dân ta về nhân quyền vào “cái thủa ban đầu dân quốc” nếu không muốn nói là cao nhất, sớm nhất trong các quốc gia ở châu Á ngay sau thế chiến hai. Hiến pháp năm 1946 là đã hiện thực hoá về mặt pháp lí điều mà Nguyễn Ái Quốc đã mơ ước từ những năm 20: Ngay say khi giành độc lập thì bắt tay ngay vào “sửa sang thế đạo, kinh dinh nhân quyền” nhân quyền và dân quyền đã thực sự trở thành ngọn cờ trong tay chính quyền cách mạng - chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong tình hình mới, Hồ Chí Minh cũng đã chủ trì soạn thảo bản Hiến pháp sửa đổi năm 1959. Hiến pháp năm 1959 đã giành riêng chương III với 21 điều để nói về quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân (từ điều 22 điều 42), bên cạnh việc tiếp tục khẳng định những quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 có xu hướng mở rộng thêm một số quyền mới như: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm” (Điều 28) [34, tr. 41]; “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền làm việc. Nhà nước dựa vào sự phát triển có kế hoạch của nền kinh tế quốc dân,
66
dần dần mở rộng công việc làm, cải thiện điều kiện lao động và lương bổng để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó” (Điều 30) [34, tr. 41]; “Người lao động có quyền nghỉ ngơi. Nhà nước quy định thời giờ làm việc và chế độ nghỉ ngơi của công nhân và viên chức, mở rộng dần những điều kiện vật chất về nghỉ ngơi và an dưỡng, để bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền đó” (Điều 31) [34, tr. 41]; “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do nghiên cứu khao học, sáng tạo văn học, nghệ thuật, và tiến hành các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hoá khác” (Điều 34) [34, tr. 42]. Đặc biệt, quyền lợi của phụ nữ ngày càng được pháp luật quan tâm bảo vệ để thực hiện một chế độ dân chủ thực sự ngay cả trong mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ: “Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng ngang lương với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ” (Điều 24) [34, tr. 40].
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chủ trương xây dựng Nhà nước, xây dựng pháp luật thực sự của dân, do dân, vì dân. Trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi ngày 18 - 12 - 1959”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lí công việc nhà nước, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”[41, tr.169]. Người nhấn mạnh: “Nhà nước chẳng những công nhận những quyền lợi của công dân mà còn bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để cho công dân thực sự được hưởng các quyền lợi ấy” [41, tr.169]
67
Đối với công tác xây dựng pháp luật, tại hội nghị học tập cán bộ tư pháp năm 1950, Bác khẳng định: Pháp luật của ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người lao động... Pháp luật của ta thực sự là pháp luật dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
Có thể nói rằng Hồ Chí Minh là một trong số rất ít người Việt Nam đã tiếp cận sớm nhất và sâu sắc nhất vấn đề về quyền con người, chính bản thân Người đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, gian khổ hy sinh suốt đời cho việc thực hiện quyền con người. Tư tưởng tốt đẹp và nhân văn của Người tiếp tục khẳng định, kế thừa và phát huy trong hai bản Hiến pháp năm 1980 và năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp năm 1980 đã giành riêng chương V với 29 điều để nói về quyền và nghĩa vụ của công dân. Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định những quyền công dân được ghi nhận trong hai bản Hiến pháp trước đó, Hiến pháp năm 1980 còn đề cập chi tiết đến một số nội dung về quyền con người như: “Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện các chế độ nhằm đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp” (Điều 58) [34, tr. 96]; “Nhà nước mở rộng dần sự nghiệp bảo hiểm xã hội theo trình độ phát triển của nền kinh tế quốc dân và bảo đảm cho người lao động được hưởng quyền lợi đó. Nhà nước hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện từng bước chế độ bảo hiểm xã hội đến với xã viên” (Điều 59) [34, tr. 96]; “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 64) [34, tr. 98].
Hiến pháp năm 1992, bên cạnh việc ghi nhận những điểm mà các bản Hiến pháp trước đó đề cập, đã tiếp tục có những bổ sung về quyền công dân. Chương V của Hiến pháp gồm 34 điều quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của
68
công dân. Trong đó có một số điều quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân: “Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp” (Điều 59) [34, tr. 157]; “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộc theo pháp luật” (Điều 62) [34, tr. 157]; “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Thương binh được tạo