7. Bố cục của luận văn
2.2.1 Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
Nhà nước của dân: Lời nói đầu Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà năm 1946 do Người làm trưởng ban soạn thảo đã nêu rõ: “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chính quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà .... Được quốc dân giao cho trọng trách thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi nhận những thành tích vẻ vang
47
của cách mạng và xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: - Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; - Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; - Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” [34, tr. 7]. Bản chất cách mạng và nhân dân, tính chất dân chủ và pháp quyền hoà quyện và thống nhất với nhau khiHiến pháp khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.” (Điều 1) [34, tr. 9]. Điều này được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp năm 1959: “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội động nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” (Điều 4) [34, tr. 35]. Được nhắc lại tại điều 6 trong Hiến pháp năm 1980: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” [34, tr. 77]. Và tiếp tục được thừa nhận tại điều 2 Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và từng lớp trí thức” [34, tr. 137].
Như vậy, tư tưởng tất cả quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân được thể hiện nhất quán trong tất cả các bản Hiến pháp Việt Nam và cũng chính là quan điểm nhất quán trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy, sức mạnh của nhân dân và luôn chủ trương xây dựng Nhà nước của dân. Người xem nhân dân chính là nguồn gốc của sức mạnh và mọi thắng lợi của dân tộc ta:
“Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
48
Người cũng luôn nhắc nhở các cán bộ phải lấy dân làm gốc. Đó là sự kế thừa có phát huy những giá trị tiến bộ của các nhà tư tưởng đi trước; bởi vì, nếu người xưa mới chỉ dừng lại ở việc nhận ra sức mạnh của nhân dân mà chưa thấy được nhân dân là người chủ của quyền cai trị, tức là quyền lực nhà nước, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân đã đi đến khẳng định nhân dân là nguồn gốc của quyền lực Nhà nước: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiều quyền hạn đều của dân” [15, tr.698]. Đặc biệt, trên báo cứu quốc số 69 ra ngày 17/10/1945 đã đăng “ Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” của chủ tịch Hồ Chí Minh; một lần nữa Người nêu rõ bản chất cách mạng và dân chủ của chính quyền nhân dân, nguồn gốc sức mạnh của chính quyền chính là sự gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng, hết sức mưu cầu tự do, hạnh phúc nhân dân. “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lược lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tụ do thì nền độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [14,tr.56]
Như vậy, trong Nhà nước ta nhân dân không những là nguồn gốc của sức mạnh mà còn là nguồn gốc của quyền lực Nhà nước. Vì vậy, mọi công việc của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, xuất phát từ ý nguyện của nhân dân.
Học tập và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh nhiệm vụ cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong đó nhiệm vụ cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo mọi quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
49
Nhà nước do dân: Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh
nghĩa là Nhà nước do nhân dân lập nên, do nhân dân ủng hộ và nhân dân làm chủ, nhân dân có đủ điều kiện cả về pháp luật và thực tế để tham gia quản lý Nhà nước. Người nêu rõ quyền của dân trong việc quản lý Nhà nước: công dân bầu ra Quốc hội - cơ quan có quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp; Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật; Mọi công việc của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua Quốc hội do nhân dân bầu ra).
Quốc hội do nhân dân bầu ra thông qua chế độ bầu cử phổ thông đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Chế độ bầu cử tiến bộ này chính là sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và được nâng cao lên tầm hiến định khi lần lượt có mặt tại bốn bản Hiến pháp của Việt Nam. Đó là một minh chứng khẳng định Nhà nước do nhân dân bầu ra.
Về chế độ bầu cử: Ngay sau khi giành được độc lập đất nước ta đã rơi
vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài nổi lên khắp nơi; để đối phó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra sáu việc cấp bách cần phải làm ngay, trong đó có việc tổng tuyển cử và ban hành Hiến pháp.
Vấn đề quyền lực thuộc về nhân dân trong tư tưởng của Người tức là tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nhân dân chính là người chủ thật sự của đất nước.
Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu từ lúc đất nước còn đang trong cảnh lầm than nô lệ, nhưng phải đến khi đất nước được độc lập Người mới có cơ hội thể hiện trên thực tế quyền và khả năng làm chủ đất nước của nhân dân và một trong những biểu hiện đầu tiên của quyền lực thuộc về nhân dân chính là thông qua chế độ bầu cử với nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bình đẳng và kín.
50
Đầu năm 1946, trước thềm cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái; hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết” [14,tr.133]. Sau này, Người tiếp tục khẳng định lại: “Trong các cuộc bầu cử, công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, tôn giáo, mức tài sản, trình độ văn hoá, không phân biệt giống nòi đều có quyền tham gia. Đó là một cách rất hợp lý để nhân dân lao động thực hành quyền thống trị của mình”. [17,tr.218)]
Trong lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn” [14, tr.145]. Như vậy, trong tư tưởng của Người, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu không chỉ bắt nguồn từ tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân mà còn xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với điều kiện cách mạng đặc thù, nhân dân Việt Nam phải thực hiện đồng thời việc kháng chiến và kiến quốc; vì vậy, tiến hành bầu cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu là một hoạt động có ý nghĩa chính trị đặc biệt nhằm huy động sức mạnh toàn dân đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc và ý trí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.
Ngày 06/01/1946, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, mọi công dân Việt Nam được đi bỏ phiếu, tự mình chọn ra những người có đủ đức và đủ tài để thay mặt nhân dân giải quyết các vấn đề chung của toàn dân tộc. Đây không những là ngày hội lớn của dân tộc mà là sự kiện minh chứng sự nhất quán trong tư tưởng của Người về Nhà nước của nhân dân.
51
Cùng với nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng áp dụng những nguyên tắc dân chủ khác là trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Trong hai bản Hiến pháp mà Người chủ trì soạn thảo, những nguyên tắc đó đã được nâng lên ở tầm hiến định.
Hiến pháp năm 1946, chương II, điều 17 ghi rõ: “Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín” [ 34, tr. 12], đồng thời quy định: “ tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử ” (điều 18) [34, tr. 12]. Hiến pháp năm 1959 tiếp tục khẳng định : “Việc tuyển cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín” (Điều 5) [34, tr. 34]. Nội dung này được nhắc lại tại điều 7 Hiến pháp năm 1980 và điều 7 Hiến pháp năm 1992.
Như vậy, những tư tưởng tiến bộ của Người về các nguyên tắc dân chủ trong bầu cử phù hợp và đáp ứng những nhu cầu về xây dựng chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Những nguyên tắc đó được ghi nhận là những nguyên tắc vàng của chế độ bầu cử xuyên suốt trong bốn bản Hiến pháp Việt Nam.
Quốc hội - nơi tập trung ý chí và nguyện vọng của nhân dân: Sự
hình thành và phát triển của Quốc hội trên thế giới cho thấy chế độ bầu cử Quốc hội khi mới ra đời vốn không phải là chế độ phổ thông đầu phiếu mà là chế độ đầu phiếu hạn chế. Những hình thức hạn chế quyền đầu phiếu rất đa dạng: tài sản, chủng tộc, giới tính, tài sản, trình độ học vấn... Sự phát triển của dân chủ đã đưa chế độ bầu cử tiến tới chế độ phổ thông đầu phiếu.
52
Do điều kiện lịch sử, Quốc hội Việt Nam ra đời muộn hơn Quốc hội của nhiều nước trên thế giới. Nhưng, ngay từ lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam đã là sản phẩm của nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
Việc bầu cử Quốc hội diễn ra lần đầu tiên tại Việt Nam vào đầu năm 1946 nhằm khẳng định tính hợp pháp của nhà nước cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho nền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, chủ trương thành lập Quốc hội của Hồ Chí Minh còn vì mục đích phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và nhà nước non trẻ vừa mới được thành lập.
Ngày 08/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh số 14 – SL về cuộc tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội. Cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra vào ngày 06/01/1946 với những nguyên tắc dân chủ và tiến bộ nhất. Cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra ở tất cả các địa phương trong cả nước, nhất là ở Nam Bộ, nhân dân đã đi bỏ phiếu rất đông bất chấp bom đạn của giặc Pháp. Tất cả 71 tỉnh, thành phố có tới 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, nhiều nơi đạt 95%, cả nước đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% số đại biểu không đảng phái, 87% số đại biểu là công nhân, nông dân và chiến sĩ cách mạng, 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Cuộc tổng tuyển cử đã thắng lợi to lớn. Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời.
Trong diễn văn khai mạc kì họp thứ nhất Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người nói: “Các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại diện cho toàn thể quốc dân Việt Nam. Đó là một sự đoàn kết tỏ ra rằng lực lượng của toàn dân Việt Nam đã kết lại thành một khối” [14, tr.190]. Sau này, trong lời chào mừng kì họp thứ tư Quốc hội khoá I, Người cũng nói: “Quốc hội là tiêu biểu ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi” [17, tr.497].
53
Thắng lợi của cuộc tổng tuyển của đã mở ra một thời kỳ mới có tính chất bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của thể chế chính trị Việt Nam: thời kỳ đất nước có Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; có Hiến pháp và Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Quốc hội đại diện cho nhân dân, song không phải hoạt động một cách tuy tiện mà phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Chức năng, cơ chế hoạt động và thẩm quyền của Quốc hội được quy định rõ trong các bản hiến Pháp.
Hiến pháp năm 1946, giành riêng chương 3 với 21 điều ( điều 21 - 45), để quy định quyền hạn và trách nhiệm của nghị viện nhân dân (Quốc hội). Bên cạnh việc khẳng định nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề chung của quốc gia.... Hiến pháp năm 1946 còn là lần đầu tiên đặt ra cách thức tổ chức trong nghị viện nhân dân cũng như hình thức hoạt động của nó: “Nghị viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể toàn dân” (Điều 25) [ 34, tr. 14]; “Nghị viện nhân dân bầu một Nghị trưởng, hai Phó nghị trưởng, 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết để lập thành Ban thường vụ. Nghị trưởng và Phó nghị trưởng kiêm chức trưởng và phó trưởng Ban thường vụ” (Điều 27) [34, tr. 14]; “Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch. Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu cần. Ban thường vụ có thể triệu tập Nghị viện nếu có 1/3 tổng số Nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu” (Điều 28) [34, tr. 14]; “Phải có quá nửa tổng số Nghị viên tới họp, hội nghị mới được biểu quyết. Nghị viện quyết nghị theo quá nửa số Nghị viên có mặt. Nhưng muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viên có mặt bỏ phiếu thuận” (Điều 29) [34, tr. 15].
Mặc dù chỉ có 21 điều quy định về hoạt động của Quốc hội với những điều khoản ngắn gọn, nhưng tất cả các điều khoản có mối quan hệ chặt chẽ
54
với nhau, thể hiện tính nguyên tắc nhưng rất linh hoạt trong cơ chế vận hành của Quốc hội. Đồng thời, cũng thể hiện tính dân chủ sâu sắc: “Nghị viện họp