Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong soạn thảo Hiến pháp

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2.Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh trong soạn thảo Hiến pháp

năm 1980 và năm 1992

Sau 21 năm kháng chiến trường kỳ (1954 - 1975), cách mạng Việt Nam – cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành thắng lợi trong phạm vi cả nước với mốc son chói lọi của đại thắng mùa xuân năm 1975. Non sông từ đây liền một dãy, Nam - Bắc từ đây sum họp một nhà, cả nước có điều kiện thuận lợi để cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội đúng như di nguyện của Bác trước lúc đi xa và từ đây dân tộc Việt Nam bước sang một trang sử mới.

Đất nước bước vào một thời kì mới, nhiều vấn đề cần được phải bổ sung và đổi mới, trong đó có Hiến pháp.

Hiến pháp là bộ luật cơ bản của một quốc gia. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng là sản phẩm do con người tạo ra, phản ánh tư tưởng, hoài bão của con người trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì vậy, mặc dù Hiến pháp không nên thay đổi liên tục, phải có tính cố định, nhưng không có nghĩa Hiến pháp trở thành bất biến. Việc Hiến pháp sửa đổi

32

cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể là vô cùng cần thiết, tuy nhiên chỉ tiến hành sửa đổi những nội dung không còn phù hợp và phải luôn giữ vững nguyên tắc lập hiến của quốc gia.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng quan niệm Hiến pháp phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, nên cũng đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Điển hình là tư duy của Người trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1946 cho phù hợp với tình hình mới, từ đó cho ra đời Hiến pháp năm 1959; về sau, nước ta còn tiến hành điều chỉnh sửa đổi Hiến pháp thêm hai lần nữa và cho ra đời Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Tuy rằng, qua mỗi thời kỳ lịch sử, Hiến pháp của quốc gia có sự sửa đổi nhưng một điều dễ nhận thấy là tất cả các bản Hiến pháp đều giữ vững nguyên tắc lập hiến: Thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc, giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt luôn khẳng định vai trò lãnh đạo kiên quyết của Đảng và chủ quyền thuộc về nhân dân. Đồng thời, hai bản Hiến pháp năm 1980 và năm 1992 mặc dù không được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo nhưng chúng ta vẫn thấy sự kế thừa tư tưởng lập hiến của Người và những điều khoản tiến bộ trong hai Hiến pháp trước đó do Người trực tiếp chỉ đạo soạn thảo.

Trước tình hình mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam (9/1975) đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu lúc này là phải hoàn thành công cuộc thống nhất nước nhà, vì vậy Hội nghị quyết định triệu tập Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc, hội nghị này diễn ra từ ngày 15 – 21/11/1975 tại Sài Gòn, tham dự Hội nghị có đại biểu cả hai miền Nam - Bắc thuộc nhiều thành phần khác nhau, đại diện cho ý chí, nguyện vọng nhân dân cả nước. Hội nghị đã nhất trí quyết định tổ chức tổng tuyển cử trong phạm vi cả nước để bầu ra Quốc hội chung. Quốc hội có nhiệm vụ xác định hệ thống chính trị của Nhà nước, thành lập cơ quan Nhà nước Trung ương và xây dựng Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất.

33

Ngày 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín với sự tham gia của hơn 23 triệu cử tri (chiếm gần 99% tổng số cử tri). Cuộc tổng tuyển cử đã thu được thắng lợi rực rỡ.

Quốc hội mới được thành lập đã nhanh chóng bắt tay vào công việc, kỳ họp đầu tiên diễn ra từ ngày 25/6/1976 đến ngày 03/7/1976 với nhiều nội dung quan trọng; đặc biệt tại hội nghị, trên cơ sở phân tích sự thay đổi của tình hình đất nước trong giai đoạn mới, Quốc hội đã ra quyết định về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1959 cho phù hợp với tình hình mới và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch. Sau một năm rưỡi làm việc khẩn trương, uỷ ban đã hoàn thành dự thảo, tháng 2-1978, bản dự thảo được đưa ra cho cán bộ trung cấp và cao cấp thảo luận. Từ tháng 8-1979, bản dự thảo được đưa ra cho toàn dân thảo luận. Tháng 9-1980, ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa dự thảo trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận, ngày 18-12-1980 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá VI, các đại biểu đã nhất trí thông qua Hiến pháp mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1980 gồm lời nói đầu, 12 chương với 147 điều.

Lời mở đầu Hiến pháp năm 1980 ghi rõ: “ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước” [34, tr. 34], đồng thời khẳng định: “Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của

34

nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới” [34, tr. 74].

Tuy nhiên, sau một thời gian phát huy hiệu lực thực tế, Hiến pháp năm 1980 đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, nhất là từ năm 1986 khi chúng ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Hiến pháp năm 1980 đã vấp phải nhiều sai lầm trong đường lối kinh tế khi “ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng”, không coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, không tập trung giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, muốn xoá bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, quan niệm giản đơn khi cho rằng giải quyết xong vấn đề sở hữu là cơ bản hoàn thành xong công cuộc cải tại xã hội chủ nghĩa, mà không thấy được rằng sự tồn tại của nó bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể là một tồn tại khách quan. Một số quy định của Hiến pháp đã cản trở sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, đồng thời Nhà nước không quan tâm đến vấn đề xuất khẩu, không có đầu tư nước ngoài, không hoà nhập được với kinh tế thế giới. Nền kinh tế Việt Nam trước năm 1986 là một nền kinh tế khép kín.

Về tổ chức bộ máy Nhà nước, sau một thời gian kiểm nghiệm trong thực tế nhiều thiết chế nhà nước tỏ ra kém hiệu quả, chế độ thẩm phám bầu không đảm bảo tính ổn định và phẩm chất nghề nghiệp của thẩm phán; chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước chưa được phân định rõ ràng. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - người đứng đầu chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất chưa được nổi bật vì có quá ít thẩm quyền. Chế độ chủ tịch tập thể làm cho các quyết định của cơ quan này kém linh hoạt, không bắt kịp những thay đổi nhanh chóng của đời sống, đồng thời gây khó khăn trong việc ngoại giao, việc phân định chức năng của Đảng và Nhà nước chưa rõ ràng, còn nhiều hoạt động chồng chéo, lẫn lộn.

35

Yêu cầu dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước cũng đòi hỏi Nhà nước phải thể chế hoá một cách đầy đủ các quyền tự do, dân chủ cũng như các nghĩa vụ của công dân vào Hiến pháp và tạo điều kiện để mọi thành viên trong xã hội có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ đó trên thực tế.

Như vậy, sau một thời gian có hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Với tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá VIII đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế - xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch. Uỷ ban dự thảo Hiến pháp đã họp nhiều phiên để chỉnh lý, bổ sung và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Cuối năm 1991 đầu năm 1992, bản dự thảo Hiến pháp lần thứ ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý kiến của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, dự thảo Hiến pháp lần 4 đã hoàn thành và được trình Quốc hội khoá VIII, tại Kỳ họp thứ 11 xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý, bổ sung nhất định, ngày 15-4-1992, Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Việc soạn thảo và ban hành Hiến pháp 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các vấn đề từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Bản Hiến pháp này là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Đúng như

36

nhận xét của đồng chí Đỗ Mười - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: Hiến pháp 1992 là sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước. Lời mở đầu Hiến pháp năm 1992 nêu rõ: “ Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý” [34, tr. 136]. Đồng thời, Hiến pháp khẳng định lại một lần nữa lập trường, quan điểm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [34, tr. 136].

Như vậy, mặc dù Bác không có mặt trong việc soạn thảo và ban hành hai bản Hiến pháp sau này, nhưng tư tưởng của Người đã luôn soi sáng cho các Hiến pháp Việt Nam. Lịch sử ra đời và phát triển của Hiến pháp Việt Nam cũng gắn liền với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Do đó, khi điều kiện lịch sử thay đổi thì nhiệm vụ cách mạng thay đổi và Hiến pháp cũng vì thế mà thay đổi theo. Tuy nhiên, giữa các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992 luôn luôn có sự kế thừa và phát triển. Hiến pháp sau kế thừa những quy định còn phù hợp của Hiến pháp trước, đồng thời

37

mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh, cũng như sửa lại và bổ sung thêm những nội dung mới của những quy định đã có cho phù hợp với thực tế, phù hợp với quá trình dân chủ hoá.

Tiểu kết chương 1

Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp nói chung là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của xã hội loài người nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ. Ở Việt Nam đến trước năm 1945, nước ta đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp và hoàn toàn chưa có Hiến pháp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ ở bên ngoài nên ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các luồng tư tưởng cho rằng Việt Nam cần có một bản Hiến pháp.

Chọn cho mình một con đường đi hoàn toàn mới so với các bậc tiền bối, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong quản lý và điều hành xã hội. Vì vậy, cùng với quá trình hoạt động cách mạng thực tế và bằng những tác phẩm của mình, Người đã đấu tranh không mệt mỏi để thiết lập ở Việt Nam một Hiến pháp thực sự dân chủ. Đồng thời, Người đã đưa ra một hệ thống các nguyên tắc mang tính bắt buộc để xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ.

Tính đến năm 1992, dân tộc Việt Nam đã trãi qua ba lần sửa đổi Hiến pháp với sự tồn tại của bốn bản Hiến pháp ( Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992). Trong đó sự ra đời của hai bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959 gắn liền với tên tuổi của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trí tuệ lập hiến uyên bác của Người đã được khảm trong hai bản Hiến pháp này. Đồng thời, mặc dù hai bản Hiến pháp sau đó (Hiến pháp năm 1980 và năm 1992) Người không có mặt nhưng những tư tưởng tiến bộ của Người vẫn soi sáng cho Hiến pháp Việt Nam.

38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 2

THỂ CHẾ HOÁ TƢ TƢỞNG QUYỀN LỰC THUỘC VỀ NHÂN DÂN CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 35)