7. Bố cục của luận văn
2.2.3. Đánh giá giá trị của các bản Hiến pháp Việt Nam
Các bản Hiến pháp đã từng ra đời và tồn tại trong lịch sử Việt Nam, bản thân nó đều chứa đựng những giá trị to lớn cả về mặt lịch sử và pháp lý.
69
Mỗi bản Hiến pháp lại có những đóng góp riêng vào quá trình phát triển chung của nền lập hiến Việt Nam.
Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta mang tính chất dân chủ nhân dân.
Bởi vì: Hiến pháp năm 1946 do chính nhân dân ta xây dựng nên bằng con đường trực tiếp (lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo đầu tiên cuối năm 1945) và bằng con đường gián tiếp (thông qua Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra), do đó nó thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước; Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên đã xác định các quyền dân tộc cơ bản cũng như các quyền cơ bản của công dân một nước độc lập, có chủ quyền và các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân... ; Hiến pháp năm 1946 cũng lần đầu tiên đã xác định những cơ sở cho việc xây dựng một chế độ xã hội mới, một Nhà nước kiểu mới, lần đầu tiên Hiến pháp xác định hình thức chính thể của Nhà nước ta là Cộng hoà dân chủ nhân dân.
Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... Bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà... là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: … phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu lên một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”[14, tr.440].
Hiến pháp năm 1946 đánh dấu thắng lợi lịch sử vô cùng vẻ vang mà dân tộc Việt nam đã giành được trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xác lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phát triển cách mạng dân tộc dân
70
chủ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Mục tiêu chiến lược của Hiến pháp là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém một bản hiến pháp nào trên thế giới. Nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện. Nó ghi dấu vai trò vô cùng to lớn của vị anh hùng giải phóng dân tộc, người cha già của non sông Việt Nam - Hồ Chí Minh, chính trí tuệ và sự uyên bác của Người được khảm trong Hiến pháp năm 1946 làm cho nó có sức sống trường tồn đến ngày hôm nay.
Bản Hiến pháp năm 1959 được đánh giá là bản Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa đầu tiên của Nhà nước ta.
Bởi vì: Nếu Hiến pháp năm 1946 mới đặt mục tiêu làm cách mạng dân tộc – dân chủ nhân dân thì Hiến pháp năm 1959 đã xác định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Do đó Hiến pháp năm 1959 đã thể chế hoá những nội dung của một cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa là: cách mạng về chính trị - tư tưởng, cách mạng về quan hệ sản xuất và cách mạng về khoa học – kĩ thuật. Mặt khác Hiến pháp năm 1959 đã thiết chế lại bộ máy Nhà nước cho phù hợp với mô hình chung của bộ máy Nhà nước các nước Xã hội chủ nghĩa.
Bản Hiến pháp năm 1959 diễn ra trong thời điểm chúng ta vừa giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hướng tới mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Trong bối cảnh thế giới đã phân cực và chúng ta khẳng định đứng trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Cho nên Hiến pháp phải thay đổi, tuy nhiên nó vẫn giữ được tính độc lập rất cao. Lần đầu tiên trong Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc tới quyền biểu tình (năm 1946 nó nằm trong quyền hội họp). Lúc này chúng ta vẫn chưa phủ nhận sở
71
hữu tư nhân, Hiến pháp tiếp tục khẳng định các quyền tự do dân chủ của công dân.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân đã trải qua nhiều thử thách, gian nan. Trong hoàn cảnh đó lịch sử lập hiến Việt Nam cũng có những bước thăng trầm nhất định với ba lần sửa đổi Hiến pháp (tính tới Hiến pháp năm 1992).
Hiến pháp năm 1980 đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta. Nó là bản tổng kết những thành tựu mà nhân dân Việt Nam đã giành được qua nửa thế kỷ anh dũng đấu tranh giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, sau hơn hai mươi năm bị chia cắt với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Đó là bản Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam - Bắc đoàn kết một lòng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa thứ hai của Nhà nước ta trong điều kiện chưa đổi mới tư duy.
Xét về mặt nội dung, Hiến pháp năm 1980 có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1980 đã thể chế hoá cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Do đó lần đầu tiên nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội được quy định riêng tại Điều 4. Mặt khác, Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên xác định vai trò của Nhà nước và pháp luật trong quản lý xã hội. Vì vậy, nguyên tắc pháp chế Xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được quy định tại Điều 12. Thứ hai, Hiến pháp năm 1980 không chỉ thể chế hoá cách mạng trong quan hệ sản xuất như Hiến pháp năm 1959 mà còn thể chế hoá cách mạng về mặt chính trị, tư tưởng và cách mạng về khoa học – kĩ thuật .
72
Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1980 ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang sống trong khí thế lạc quan của cuộc đại thắng mùa Xuân năm 1975; tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội đã xuất hiện; không kịp thời khắc phục cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong thời chiến. Hiến pháp năm 1980 đã không tránh khỏi những nhược điểm nhất định, nhiều quy định mặc dù nội dung rất dân chủ và tiến bộ song vượt quá điều kiện kinh tế xã hội cho phép như: "học không phải trả học phí" (Điều 60), "Khám bệnh không phải mất tiền" (Điều 61), "Công dân có quyền có nhà ở" (Điều 62); quan niệm coi việc giải quyết xong vấn đề sở hữu thì coi như căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa là một sai lầm. Hiến pháp năm 1980 cũng quá đề cao tính tập thể làm lu mờ vai trò của cá nhân, của người đứng đầu dẫn đến vô trách nhiệm, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý Nhà nước bị giám sút, trật tự kỷ cương xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng.
Như vậy, sau một thời gian có hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản Hiến pháp mới, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Hiến pháp 1992 đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam. Đây là bản Hiến pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Hiến pháp 1992 đánh dấu sự phục hưng và phát triển của nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ XX. Nó là tấm gương phản chiếu những đổi mới trong tư tưởng lập Hiến và lập Pháp của con người Việt Nam, đó là bản Hiến pháp thể hiện sự độc lập và tự chủ trên tiến trình phát triển của nền triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết học pháp quyền thể hiện bản sắc dân tộc, đồng thời thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn
73
giữa tính dân tộc với tính quốc tế và hiện đại trên cơ sở phát triển những tinh hoa của nền văn hoá pháp lý Việt Nam và sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá pháp lý thế giới.
So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 có nhiều điều hơn, nhiều quyền và nghĩa vụ được bổ sung và sửa đổi. Khắc phục thiếu sót của các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1992 lần đầu tiên quy định "các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng" (Điều 50). Ở nước ta, ngoài công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đến làm việc, sinh sống ở Việt Nam, còn có người không có quốc tịch. Với quy định trên đây người không có quốc tịch cũng được Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Như vậy, xuyên suốt trong các bản Hiến pháp Việt Nam đều khẳng định: nguồn gốc của quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Do đó Nhà nước không có mục tiêu nào khác là thực hiện quyền lực nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, mọi cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức Nhà nước phải nắm bắt, tôn trọng, thực hiện ý nguyện của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Nhân dân có quyền quyết định cách thức thực hiện quyền lực Nhà nước, giao cho cơ quan Nhà nước những quyền hạn nhất định thông qua việc góp ý và phúc quyết Hiến pháp. Đúng như lời dạy của Người: "Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân” [17, tr.361- 362]