Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 77)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1.Bối cảnh chung

Chủ nghĩa Mác-Lênin - hệ thống lý luận của giai cấp vô sản, nên tảng tư tưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa, cho đến nay đã trải qua 3 thế kỷ, sự tồn tại và phát triển của học thuyết đã khẳng định được vai trò và giá trị của

74

mình. Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi, biến đổi, không có gì là bất biến và vĩnh cửu, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng vậy. Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải là cái đã rồi, xong xuôi mà cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, làm phong phú thêm.

Hơn nữa, bối cảnh thế giới ngày nay đang có những sự thay đổi vô cùng to lớn: đó là những thành tựu phi thường của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự xuất hiện của kinh tế tri thức, cùng với quá trình toàn cầu hóa hiện diễn ra như vũ bão làm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của tất cả các nước trên thế giới thay đổi không ngừng. Bên cạnh đó, sự ra đời và bùng nổ của thời đại công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet và các phương tiện truyền thông,... đã làm cho thế giới dường như đang thu nhỏ lại, các đường biên giới quốc gia bị mờ đi, các dòng dịch chuyển về nguồn lực, ý tưởng từ nước này sang nước khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các quốc gia càng trở nên gắn kết hơn với bộ phận còn lại của thế giới do đó càng bị chi phối nhiều hơn vào những sự kiện xảy ra bên ngoài. Việt Nam do đó cũng là một bộ phận không thể tách rời của thế giới hiện đại.

Hiện nay, chỉ còn rất ít nước đi theo chủ nghĩa xã hội, có thể kể đến như Việt Nam, Lào, Cu-ba, Trung Quốc, Triều Tiên; với số lượng rất ít ỏi như vậy cho nên vị thế của Chủ nghĩa xã hội bị giảm xuống. Mặt khác, các nước đi theo chế độ Chủ nghĩa xã hội cũng phát triển theo những mô hình, cách thức khác nhau, mang màu sắc của dân tộc mình. Trong khi đó Chủ nghĩa tư bản lại có những chính sách điều chỉnh để khắc phục những khuyết điểm của mình làm cho bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi.

Với xu hướng toàn cầu hoá, hợp tác cùng phát triển, các nước Xã hội chủ nghĩa cần thể hiện bản lĩnh của mình, kiên định mục tiêu, lí tưởng đã lựa chọn. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Đó là xây dựng phát

75

triển nền kinh tế, nền văn hoá như thế nào, xây dựng chế độ chính trị, xã hội, vai trò lãnh đạo của Đảng ra sao? Đó là những câu hỏi lớn, những thử thách đối với Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, hiện nay Chủ nghĩa xã hội đứng trước những khó khăn, thách thức, đòi hỏi Đảng phải có những chủ trương, đường lối, chính sách, biện pháp để khắc phục những khó khăn, thử thách xây dựng lí luận Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn thể hiện được tính ưu việt của nó.

Nét nổi bật của thế giới ngày nay là kinh tế ngày càng quốc tế hoá cao độ, thị trường được mở rộng. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đặt ra cho các nước nghèo, chậm phát triển và đang phát triển thách thức lớn như: mất thị trường, phân biệt giàu nghèo, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường…Nền kinh tế thế giới đang hình thành một thị trường duy nhất chịu sự chi phối của các quy luật cung cầu, cạnh tranh, cùng có lợi, bất kỳ nền kinh tế nào tham gia vào thị trường này đều phải chịu sự chi phối của các quy luật đó. Vì vậy chúng ta cần có những điều chỉnh phù hợp để đáp ứng yêu cầu này.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, chế độ dân chủ ở các nước ngày càng được nới rộng, việc sửa đổi các điều luật cho phù hợp với bối cảnh chung diễn ra khá phổ biến, điều này cũng đặt ra một thách thức lớn đối với các nhà làm luật của Việt Nam cũng như thách thức đối với Quốc hội, cần có sự điều chỉnh về Hiến pháp và pháp luật dựa trên nền tảng quyền lực thuộc về nhân dân đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp.

Ở Việt Nam, năm 1986, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, nhân dân thực hiện, đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, kinh tế phát triển, chính trị, xã hội ổn định, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Để đưa đất nước phát triển hơn nữa, Đảng chủ trương thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đưa nước ta từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp hiện đại.

76

Quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá bắt đầu từ 1996, từ đó đến nay đã đạt được nhiều thành tựu: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp giảm; tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng lên trong tỷ trọng nền kinh tế quốc dân.

Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững độc lập dân tộc và kiên quyết đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền đã không ngừng chăm lo đến việc ngày càng nâng cao đời sống của nhân dân, mở rộng và phát huy dân chủ.

Như vậy, tính từ năm 1945 đến nay, nước ta đã có bốn bản Hiến pháp dân chủ. Hiến pháp – bộ luật cơ bản của quốc gia, tất nhiên phải có tính cơ bản và ổn định. Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi biến đổi; vì vậy, Hiến pháp cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Việc sửa đổi Hiến

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 77)