Những nguyên tắc lập hiến của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 25)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Những nguyên tắc lập hiến của Hồ Chí Minh

Các nguyên tắc lập hiến mà chúng ta muốn bàn tới ở đây được hiểu là những tư tưởng, những quan điểm của Bác mang tính chất chỉ đạo, định hướng cho việc thiết lập nên một bản Hiến pháp.Hiến pháp là bộ luật cơ bản của một quốc gia, nhằm tổ chức đời sống xã hội của quốc gia đó. Vì vậy, Hiến pháp là văn bản vô cùng quan trọng, cần phải có những tư tưởng, quan điểm mang tính chất nền tảng, định hướng cho việc tổ chức quốc gia. Những tư tưởng, quan điểm đó xuất phát từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Thứ nhất, đoàn kết dân tộc

Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là cội nguồn của những thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực. Đối với Hồ Chí Minh, đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người nói: “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. [11, tr.154]

22

Biểu hiện cao nhất của tinh thần đoàn kết chính là đoàn kết dân tộc, Người cho rằng đoàn kết dân tộc mới thắng được kẻ thù, giành độc lập và phát triển dân tộc. Đoàn kết dân tộc trong tư tưởng của Người là đoàn kết rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp, không phân biệt tôn giáo, già trẻ, gái trai, đảng phái, miễn là người Việt Nam tán thành cách mạng thì đoàn kết lại.

Trên cơ sở tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và tiến hành xây dựng mô hình Nhà nước cách mạng Việt Nam của quần chúng nhân dân, nghĩa là việc tổ chức quyền lực Nhà nước phải dựa trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc. Người nói: “ Chính phủ này là Chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia.” [14, tr.430] Trong thực tiễn tổ chức Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của mình qua việc thu nhận các nhân sĩ, trí thức lớn, kể cả các quan lại cao cấp của chế độ cũ tham gia vào chính quyền cách mạng. Đặc biệt, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời, đất nước đã lâm vào tình cảnh “ ngàn cân treo sợi tóc”, lúc này Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với Quốc hội nhường 70 ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử cho lực lượng phản động thuộc hai đảng là Việt Nam quốc dân đảng và Việt Nam cách mạng đồng minh hội, đây là hai đảng luôn chống phá cách mạng và Nhà nước non trẻ của chúng ta, nhưng Người đã chủ trương dung nạp họ, không những nhằm mục tiêu vô hiệu hoá mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được nhằm thực hiện mục tiêu lâu dài của cách mạng Việt Nam.

Cần nhận thức rằng, việc đoàn kết dân tộc trong hành động và trong tư tưởng của Người không phải là vấn đề có tính chất sách lược hay một thủ đoạn chính trị mà là vấn đề có tính chất chiến lược, mang tính tất yếu của cách mạng Việt Nam vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Và Người khuyên dân ta rằng:

23

Dân ta xin nhớ chữ đồng:

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh

Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do.

Thứ hai, Chủ quyền nhân dân

Nhân dân là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, là lực lượng quyết định tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam; vì vậy, nhân dân chính là chủ thể của quyền lực Nhà nước và quyền lực Nhà nước phải bắt nguồn từ nhân dân.

Nhà nước ta được thai nghén từ căn cứ Cao - Bắc - Lạng, từ đại hội quốc dân Tân Trào và Uỷ Ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh đứng đầu, Nhà nước đó được nảy sinh từ trong lòng dân. Do vậy, sau khi giành được chính quyền, một tất yếu của cách mạng là Chính quyền đó, Nhà nước đó phải thuộc về nhân dân. Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, nhân dân đã bầu ra Quốc hội, Quốc hội thành lập ra Chính phủ, để Chính phủ này là Chính phủ của nhân dân. Quyền lực bắt nguồn từ nhân dân, thống nhất với nhân dân; Quốc hội, Chính phủ cũng như các cơ quan Nhà nước khác được phân công thực hiện quyền lực Nhà nước, trong đó Quốc hội là đại diện tối cao của nhân dân, thể hiện sự thống nhất quyền lực Nhà nước và bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương đều do dân cử ra. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [15,tr.698]. Hiến pháp năm 1946 đã thể chế hoá quan điểm này: “Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Thứ ba, Sự lãnh đạo của Đảng và định hướng xã hội chủ nghĩa

Về sự lãnh đạo của Đảng: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là

24

tr. 1]. Tuy nhiên, nhận thức điều này quả là không đơn giản, đặc biệt đối với những người sinh ra từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển như Việt Nam.

Dân tộc chúng ta không thiếu những tấm gương yêu nước, nhưng tới trước Nguyễn Ái Quốc, dân tộc ta chưa ai nhận thức đúng về con đường cứu nước cũng như sứ mệnh của giai cấp công nhân. Phan Bội Châu viết huyết thư kêu gọi đồng bào cả nước, đồng tâm đứng lên chống giặc, kể ra đủ mọi tầng lớp, riêng công nhân thì không hề nhắc đến; với phong trào Đông Du ông đề ra bốn tiêu chuẩn để lựa chọn học sinh, trong đó không có sự xuất hiện của những người lao động. Phan Chu Trinh có 14 năm sống ở Pari - trung tâm chính trị của châu Âu hồi đầu thế kỷ XX nhưng do thủ cựu không bắt kịp vào xu thế chung của thời đại, không hoà mình được với những phong trào đấu tranh thực tiễn của giai cấp công nhân Pháp nên cũng không đến được với chủ nghĩa cộng sản.

Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây sau Phan Chu Trinh hai tháng, nhưng không phải với tư cách là một thân sĩ mà trong vai trò của người công nhân lao động, người thanh niên trẻ tuổi này đã từng bước tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở nhiều nước trên thế giới và sớm trở thành một chiến sĩ xã hội chủ nghĩa, chiến đấu cho lợi ích giai cấp công nhân và những người lao động.

Sau khi bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng như điều kiện tiên quyết để cách mạng giành thắng lợi là phải có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp vô sản. Người khẳng định: “Phải có đường lối cách mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của

25

dân tộc. Ở Việt Nam, đường lối chỉ có thể là đường lối của giai cấp vô sản và đảng của nó là Đảng lao động Việt Nam” [21, tr. 493]. Vì vậy, bên cạnh việc khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy phải có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”[ 19, tr.29 ] và “cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”[17, tr.229].

Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng – tính quyết định hàng đầu đối với cách mạng Việt Nam. Điều này đã được chứng minh trong thực tế và không tổ chức chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, Hiến pháp có thể sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, nhưng phải luôn khẳng định vai trò duy nhất của Đảng cộng sản trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Định hướng xã hội chủ nghĩa: Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa

xã hội là sự lựa chọn đã được Người khẳng định dứt khoát từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi Người tìm thấy chân lí cứu nước theo con đường cách mạng vô sản: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc, sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường ngăn cách những người lao động trên thế giới hiểu nhau và yêu thương nhau”[11, tr.461]

Sự nhất quán đó, một lần nữa được thể hiện ở mong muốn cuối đời của Người trong Di chúc: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Độc lập, dân chủ, giàu mạnh cho dân tộc mình đồng thời góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới, mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện trong Chủ nghĩa xã hội.

26

Có thể nói, quan niệm của Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội là một quan niệm hoàn chỉnh, hệ thống, dựa trên các đặc trưng của Mác-Lênin, đồng thời có bổ sung thêm một số khía cạnh khác, phản ánh đặc trưng cụ thể của xã hội Việt Nam và vì vậy trong Hiến pháp Việt Nam định hướng Xã hội chủ nghĩa là một nội dung có tính nguyên tắc và phải luôn được khẳng định.

Tóm lại, đoàn kết dân tộc, chủ quyền nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và định hướng xã hội chủ nghĩa là những nội dung có tính nguyên tắc trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, đây cũng là những nguyên tắc nhằm đảm bảo xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Nội dung Hiến pháp có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhưng những nguyên tắc trên cần được giữ vững. Như vậy, ngay từ rất sớm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đã có cái nhìn toàn diện cho việc hình thành một bản Hiến pháp dân chủ. Cùng với quá trình đấu tranh không mệt mỏi Người đã từng bước thực hiện trong thực tế điều mà Người luôn mơ ước đó là thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với việc lãnh đạo và thể chế hoá tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân trong các Hiến pháp Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)