7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Một số nội dung cần bổ sung, kế thừa và phát triển trong Hiến
2.3.2. Một số nội dung cần bổ sung, kế thừa và phát triển trong Hiến pháp hiện nay hiện nay
Qua gần 60 năm cầm quyền, việc chăm lo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại... của đất nước luôn là mối quan tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng đã thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được đề cập một cách toàn diện, từ những quan điểm chung đến những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Đặc biệt khi Nhà nước ta chủ trương Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới.
77
Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về kỹ thuật lập hiến, về tư tưởng Nhà nước pháp quyền, chúng ta không thể không nghiên cứu học hỏi, tiếp thu, kế thừa những mặt ưu việt, những yếu tố vượt trội của Hiến pháp năm 1946. Trong đó cần tập trung một số nội dung sau:
Về chế độ chính trị: Chú trọng, làm rõ hơn nữa quyền dân chủ của
nhân dân theo đúng nghĩa Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mọi quyền bính trong nước là thuộc về nhân dân; làm cho nhân dân thấy mình thực sự là người chủ của đất nước, có đầy đủ quyền để tham gia quyết định hoặc được trưng cầu ý kiến khi biểu quyết về các vấn đề quan trọng của quốc gia. Tránh nặng về hình thức, việc thực hiện quyền dân chủ trực tiếp còn khá hạn chế, mà chủ yếu thông qua cơ chế đại diện là phổ biến.
Lời nói đầu là Tuyên bố của nhân dân về chế độ chính trị và thiết chế nhà nước và thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân. Trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 có ghi: “Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân…”. Ý chí ấy như là một định đề mang tính nguyên tắc và phải được thể hiện trong tất cả các chương, các điều của Hiến pháp.
- Điều 2 Dự thảo đã khẳng định nguyên lý nền tảng: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” và do đó đã chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích của quyền lực Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân và thực hiện quyền lực nhân dân. Đây là vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất quyền lực, nó quy định cách thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước mà bất kỳ một bản Hiến pháp nào cũng phải đề cập. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà
78
nước. Sự vận hành của bộ máy Nhà nước nói riêng và toàn bộ hệ thống chính trị nói chung suy cho cùng là để thực hiện quyền lực nhân dân theo phương châm dân là gốc, dân là chủ. Đi chệch định hướng này, Nhà nước sẽ không còn là của dân, sẽ dẫn đến mất dân chủ trở thành Nhà nước độc tài, tất yếu dẫn đến phản kháng của nhân dân, đến cách mạng xã hội để thiết lập lại một Nhà nước đích thực của dân. Với ý nghĩa này thì Điều 2 Dự thảo như là một định đề, một chân lý bất di, bất dịch làm rường cột cho tất cả mọi quy định khác.
Vấn đề xác định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân…” (Điều 2, Hiến pháp 1992) [34, tr. 200] cũng cần quan tâm nghiên cứu làm rõ trong quá trình sửa đổi, vì hiện tại cơ sở pháp lý để xác định bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ, mới thể hiện ở định hướng quan điểm chung, còn mô hình tổ chức nhà nước theo hướng pháp quyền xã hội chủ nghĩa như thế nào vẫn chưa rõ nét về mặt hiến định.
Đối với quyền lực Nhà nước, đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung giữa 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2, Hiến pháp 1992 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”). Bởi vì, trong Hiến pháp 1992, giữa 3 quyền này vẫn chưa được thể hiện rõ chỗ nào là “phân công”, chỗ nào là “phối hợp”, có chỗ còn chồng lấn và đan xen nhau. Do đó, muốn phát huy cao nhất quyền lực Nhà nước thì Hiến pháp cần thể hiện sự rành mạch về quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, đồng thời qua đó còn giúp cho quyền lực nhà nước được minh bạch hơn và dễ kiểm soát hơn.
Ngoài ra, việc thực hiện giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước hiện nay, ngoài thường xuyên thông qua các cơ quan được
79
hiến định là là Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Mặt trận tổ quốc. Trên thực tế hiện nay, người dân còn thực hiện quyền giám sát thông qua cơ quan Kiểm toán Nhà nước (do Quốc hội thành lập), các cơ quan truyền thông, báo chí. Vì vậy, đề nghị xem xét đến phương án hiến định vai trò giám sát của những cơ quan này vào Hiến pháp, nhằm củng cố và phát huy tối đa quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và đây cũng là cách thể hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Về chế độ kinh tế: Hiến pháp năm 1992 xác định có 6 thành phần kinh
tế cơ bản (Điều 6: “… gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức…”). Tuy nhiên, trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, việc quy định cụ thể vào Hiến pháp các thành phần kinh tế như vậy nên cân nhắc sao cho phù hợp hơn, tránh dẫn đến trong tương lai khi phát sinh thêm thành phần kinh tế mới thì lại phải thực hiện sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn đảm bảo được bản chất của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về tổ chức bộ máy nhà nước: Đối với tổ chức bộ máy nhà nước ở
cấp chính quyền địa phương, theo Hiến pháp năm 1992, việc tổ chức hội đồng nhân dân có ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Trong thời gian qua, chúng ta thực hiện thí điểm không tổ chức của hội đông nhân dân ở quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, thành phố (theo Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội). Đến nay, việc thí điểm đã kết thúc, vì vậy cần có đánh giá dứt điểm về sự cần thiết duy trì hay bỏ hội đồng nhân dân ở cấp quận, huyện, phường trên cả nước để mở đường cho việc sửa đổi Hiến pháp và làm cơ sở sửa đổi tiếp các văn bản luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, nếu không làm trước và làm tốt vấn đề này, sẽ ảnh hưởng đến việc sửa đổi Hiến pháp.
80
Việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp là cần thiết và rất quan trọng, chính vì vậy rất cần nhiều ý kiến đóng góp của các tổ chức và cá nhân để góp phần hoàn thiện việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Vấn đề lấy ý kiến của nhân dân cả nước về sửa đổi Hiến pháp hiện nay là sự thể hiện cao nhất về tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân của Đảng ta.
Đồng thời, cần khẳng định vai trò duy nhất của Đảng cộng sản Việt
Nam trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng nói chung, các cấp uỷ Đảng nói riêng trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, Đảng cộng sản chính là hạt nhân, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Kể từ sau khi được thành lập (3-2-1930), Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh từng bước giành chính quyền Nhà nước. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã làm cách mạng tháng Tám – 1945 thành công giành chính quyền trong cả nước. Sau cách mạng Tháng Tám, trên thực tế mực dù Đảng đã lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội Việt Nam nhưng do điều kiện lịch sử lúc bấy giới nên Đảng rút vào hoạt động bí mật và trong Hiến pháp năm 1946 không đề cập sự lãnh đạo của Đảng. Đến Hiến pháp năm 1959, chiếu cố đến tình hình cách mạng ở miền Nam nên công lao của Đảng và sự tin tưởng của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo của Đảng chỉ được ghi nhận trong “Lời nói đầu”. Còn 112 điều của Hiến pháp năm 1959 không có điều nào quy định về sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng (Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước), trong điều kiện đó cho phép nhà nước ta công khai quy định vai trò lãnh đạo của Đảng tại Điều 4 Hiếp pháp năm 1980 và sau này được tiếp tục quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992.
81
Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp vô cùng cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Bởi vì: thứ nhất, đó là sự lựa chọn của toàn dân về công lao, năng lực và uy tín của Đảng cộng sản đối với xã hội Việt Nam. Thứ hai, có ý nghĩa lớn về mặt pháp lí bởi vì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất, do đó việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và xã hội là một nguyên tắc; nguyễn tắc này bắt buộc tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung và các cấp uỷ Đảng tương ứng nói riêng. Mặt khác, việc quy định vai trò lãnh đạo của Đảng bắt buộc các tổ chức Đảng phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, không được can thiệp, làm thay, vô hiệu hoá các cơ quan nhà nước. Điều này có ý nghĩa thực tiễn khi nhiều tổ chức Đảng chưa phân biệt được vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng của các cơ quan Nhà nước. Do đó còn can thiệp làm thay cơ quan Nhà nước, vì vậy các tổ chức Đảng phải có hình thức lãnh đạo phù hợp với từng loại cơ quan nhà nước.
Tóm lại, Việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về kỹ thuật lập hiến, về tư tưởng Nhà nước pháp quyền, chúng ta cần nghiên cứu học hỏi, tiếp thu, kế thừa những mặt ưu việt, những yếu tố vượt trội của Hiến pháp năm 1946. Trong đó cần tập trung một số nội dung sau:Về chế độ chính trị để ngày càng phát huy quyền làm chủ của người dân, về chế độ kinh tế, về tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, cần tiếp tục khẳng định vai trò duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
82
Tiểu kết chương 2
Như vậy, quyền lực thuộc về nhân dân, trong đó tập trung là vấn đề quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân là nội dung lớn có tính nhất quán và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Quyền lực Nhà nước ở nước ta là quyền lực Nhà nước thống nhất, đó là sự thống nhất của mục tiêu chung phục vụ lợi ích của nhân dân, của đất nước, của dân tộc.
Quyền của những công dân Việt Nam lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946, tiếp tục được duy trì, bổ sung trong những bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980 và năm 1992 và ngày càng phát huy hiệu quả trên thực tế. Thành quả này có được chính là nhờ bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, gian khổ hy sinh suốt đời . Tư tưởng tốt đẹp và nhân văn của Người đã có sức sống trường tồn cùng với thời gian.
Xuyên suốt trong các bản Hiến pháp Việt Nam đều khẳng định: nguồn gốc của quyền lực Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Do đó Nhà nước không có mục tiêu nào khác là thực hiện quyền lực nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, mọi cơ quan Nhà nước, công chức, viên chức Nhà nước phải nắm bắt, tôn trọng, thực hiện ý nguyện của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Nhân dân có quyền quyết định cách thức thực hiện quyền lực Nhà nước, giao cho cơ quan Nhà nước những quyền hạn nhất định thông qua việc góp ý và phúc quyết Hiến pháp.
Việc bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về kỹ thuật lập hiến, về tư tưởng Nhà nước pháp quyền, chúng ta không thể không nghiên cứu học hỏi, tiếp thu, kế thừa những mặt ưu việt, những yếu tố vượt trội của Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959.
83
KẾT LUẬN
1. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra nỗi đau mất nước. Vì vậy, ngay từ khi còn rất trẻ (21 tuổi), Người đã quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc và có sự khác biệt về cách đi, hướng đi và mục đích đi so với các bậc tiền bối. Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn, Người nhận ra rằng nhân dân Việt Nam cần thiết phải có một bản Hiến pháp để thay thế cho các sắc lệnh tùy tiện và độc đoán của thực dân Pháp. Vì vậy, Người đã có nhiều hành động cụ thể, thiết thực để đấu tranh cho sự ra đời của một bản Hiến pháp tại Việt Nam; đặc biệt, Người đã viết nhiều bài báo, nhiều tác phẩm, tiêu biểu phải kể đến là “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”(1919), bài diễn ca với tự đề “Việt Nam yêu cầu ca”(1922), “Bản án chế độ thực dân Pháp”(1927),... để vạch trần tội ác của thực dân Pháp và nói lên sự thống khổ của nhân dân ta do lối cai trị hà khắc, độc đoán, không có pháp luật của thực dân Pháp, đồng thời bày tỏ rõ quan điểm về một Nhà nước có pháp quyền thực sự của dân, do dân, vì dân.
2. Người đã từng bước xây dựng những tư tưởng, những quan điểmmang tính chất chỉ đạo, định hướng cho việc thiết lập nên một bản Hiến pháp, những tư tưởng, quan điểm này xuất phát từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam - đây được xem là nguyên tắc lập hiến của nước ta. Bao gồm các nguyên tắc: đoàn kết dân tộc, chủ quyền nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và định hướng xã hội chủ nghĩa; những nội dung này có tính nguyên tắc trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, cũng là những nguyên tắc nhằm đảm bảo xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ. Nội dung Hiến pháp có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước nhưng những nguyên tắc trên cần được giữ vững.
84
3. Hồ Chí Minh - linh hồn của cuộc cách mạng Việt Nam, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng đã đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ, đem lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam, xây dựng nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- Nhà nước dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á- Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp mà theo Người “là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố