Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 91)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thực chất là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và đảm bảo nguồn vốn để đầu tư vào tài sản cố định theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cần được thực hiện theo hướng sau:

Do đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu còn giá trị chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm nên cần có biện pháp quản lý tối ưu vốn cố định, bảo toàn vốn cố định về cả mặt hiện vật và mặt giá trị:.

- Phải có chính sách phân cấp quản lý tài sản cố định một cách rõ ràng, hợp lý cho các đơn vị, phòng ban nhằm tăng cường trách nhiệm của từng bộ phận đối với tài sản cố định của công ty. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để năng lực máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư nhờ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

- Áp dụng chính sách đòn bẩy lợi ích kinh tế để nâng cao công suất sử dụng tài sản cố định, có các quy định quản lý sử dụng tài sản cố định nhằm khai thác hết công suất tài sản cố định, nâng cao hiệu suất làm việc của tài sản cố định.

- Tài sản cố định của công ty phải được quản lý chi tiết với từng tài sản, tài sản cố định phải được kiểm kê định kỳ, phải được theo dõi chi tiết giá trị còn lại, chi phí khấu hao tài sản cố định phải được hạch toán chính xác vào chi phí kinh doanh. Hàng năm phải đánh giá, xác định giá trị thực của toàn bộ tài sản cố định.

- Thực hiện tốt việc quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp tài sản cố định bảo đảm không làm hư hỏng, mất mát và duy trì năn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\g lực sản xuất của tài sản cố định. Công ty có thể tiến hành hợp lý hóa định kỳ bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định như: bảo dưỡng định kỳ hàng tháng, sửa chữa định kỳ nửa năm, sửa chữa lớn định kỳ một năm. Thời gian bảo dưỡng duy tu sửa chữa lớn định kỳ đối với từng tài sản cố định cụ thể sẽ khác

giữa các phòng ban điều hành và bộ phận đăng ký sử dụng và quản lý tài sản cố định đó.

3.2.1.2 Đánh giá, xác định chính xác giá trị thực của tài sản cố định

- + Công ty phải phân loại tài sản cố định theo những tiêu chí nhất định như: tài sản cố định đang sử dụng, tài sản cố định chưa đưa vào sử dụng, tài sản cố định không cần dùng, chờ nhượng bán, chờ thanh lý, tài sản cố định đang đi thuê,. Trên cơ sở phân loại như vậy, công ty sẽ thấy được tỷ trọng vốn cố định phân bổ vào từng loại tài sản cố định và mức độ huy động năng lực hoạt động của từng loại tài sản cố định trong công ty để có biện pháp giải quyết phù hợp.

+ - Vốn cố định của công ty được phân bổ theo từng loại tài sản cố định, do đó cần phải biết được tỷ trọng của mỗi loại tài sản cố định là bao nhiêu để biết mức độ huy động tài sản cố định trong công ty vào kinh doanh cao hay thấp. Nếu tỷ trọng tài sản cố định của loại tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn thì khả năng sử dụng, hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ cao còn nếu tỷ trọng tài sản cố định của loại tài sản cố định chưa cần dùng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty sẽ không thể cao được vì tài sản cố định nằm chết. Do vậy hiệu quả sử dụng tài sản cố định chỉ được nâng cao khi tài sản cố định được huy động phục vụ kinh doanh ở mức độ tối đa nhất cả về số lượng và năng lực tham gia của vốn. 3.2.1.3 Vì vậy, đối với những tài sản cố định không cần dùng, đã hết thời gian khấu hao đang chờ thanh lý công ty tổ chức xử lý để kịp thời thu hồi vốn phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn.

Để phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp chủ động cân đối giữa nhu cầu và khả năng sản xuất để đầu tư mua sắm mới những tài sản, thiết bị còn thiếu và nhượng bán, thanh lý những tài sản không cần dung để thu hồi vốn.

Đối với những tài sản cố định quá cũ và lạc hậu về kỹ thuật hay bị hư hỏng nặng, không còn khả năng và nhu cầu sử dụng thì hàng năm công ty nên thành lập các hội đồng thanh lý tài sản để xem xét, giải quyết kịp thời, thu hồi lại vốn, phục vụ cho việc tái đầu tư tài sản cố định, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn gây lãng phí.

3.2.1.5 Tính khấu hao hợp lý, quản lý sử dụng tốt quỹ khấu haoáo

Công ty cần tính khấu hao tài sản cố định hợp lý và quản lý sử dụng tốt quỹ khấu hao. Trích khấu hao cơ bản của tài sản cố định là một hình thức thu hồi vốn đầu tư tài sản cố định. Việc trích khấu hao ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp. Công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Giá trị tài sản cố định và bất động sản đầu tư của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Vì vậy công ty cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và thực hiện khấu hao hợp lý, từng bước đạt được khấu hao đủ, khấu hao nhanh mà vẫn có lãi trong kinh doanh. Để đạt được điều này, Công ty phải thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng tài sản hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng cũng như gián đoạn công việc.

Muốn thực hiện trích khấu hao hợp lý cần phân loại tài sản cố định theo từng nhóm để thực hiện các mức khấu hao phù hợp cho từng nhóm. Hiện

203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ tính nhưng nhược điểm là không phản ánh đúng sự mất giá của tài sản cố định. Các doanh nghiệp được phép sử dụng số khấu hao lũy kế tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Cơ chế tài chính hiện nay cho phép sử dụng chung các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh nên trong thời gian chưa có nhu cầu tái tạo tài sản cố định thì nên sử dụng linh hoạt số khấu hao luỹ kế này để phục vụ cho nhu cầu ngắn hạn về vốn kinh doanh của mình. Tuy nhiên Công ty cần cân đối hợp lý để đảm bảo ưu tiên đáp ứng mục đích chính của quỹ khấu hao là để tái đầu tư tài sản cố định nhằm giảm chi phí đầu tư do giảm nguồn vốn vay mua máy móc thiết bị.

3.2.1.6 Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Trong quá trình xây dựng cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khâu xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, tránh thất thoát lãng phí. Trong quá trình xây dựng cần thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý từ bước chuẩn bị đến khi thực hiện xây dựng công trình bao gồm: tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế, nhiệm vụ khảo sát bước thiết kế cơ sở; dự toán chuẩn bị đầu tư; tổng mức đầu tư; xác định sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả xây dựng công trình, dự án đầu tư; nguồn vốn đầu tư; thực hiện các thủ tục về đầu tư xây dựng công trình; thực hiện giám sát chất lượng công trình tại hiện trường, quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng từ giai đoạn đầu đến khi hoàn tất công trình đưa vào sử dụng.

chế quản lý sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động luôn vận động và chuyển dịch không ngừng, do vậy để xác định được nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh rất cần thiết để kế hoạch hóa được nguồn vốn, phân bổ vốn, nâng cao hiệu suất quay vòng vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động thể hiện qua tốc độ chu chuyển vốn bình quân hàng kỳ, do đó tăng lượng doanh thu hàng kỳ không nhất thiết phải tăng lượng vốn lưu động cho doanh nghiệp mà có thể thực hiện thông qua tăng nhanh vòng quay của vốn.

3.2.2.1 Triệt để tiết kiệm các khoản chi phí

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải triệt để thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí quản lý trong toàn công ty. Công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, có biện pháp kiểm soát các khoản chi: chi phí quản lý, chi phí tiếp thị, quảng cáo … tránh những trường hợp chi không hợp lý, hạn chế thất thoát vốn của công ty, góp phần tiết kiệm nguồn vốn lưu động của công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 là 17,68 tỷ đồng, năm 2008 là 25,2 tỷ

đồng, năm 2009 là 27,74 tỷ đồng. Đối với các khoản chi phí hành chính, tiếp

thị, quảng cáo… hiện nay chưa hoàn toàn được kiểm soát một cách chặt chẽ, còn gây nhiều thất thoát vốn của công ty. Cùng với quy chế về tỷ lệ được

phép chi cho các hoạt động này theo phần trăm doanh thu, công ty cần đưa ra

mức chi phí cho phù hợp với tình hình cụ thể của công ty, đồng thời trong quá

trình phát sinh chi phí cần có sự kiểm tra chặt chẽ để tránh trường hợp chi

không hợp lý, góp phần tiết kiệm nguồn vốn lưu động của công ty, tránh tình trạng lãng phí và thất thoát vốn.

* Tăng cường quản lý và thu hồi các khoản phải thu

Nợ phải thu là một khoản tài sản luân chuyển ngắn hạn và thường không những không có khả năng sinh lợi mà còn có nguy cơ bị giảm giá trị hoặc mất trắng. Nếu để tài sản này lớn và kéo dài, doanh nghiệp sẽ thiếu vốn kinh doanh và không phản ánh đúng chi phí sản xuất thực tế kinh doanh trong kỳ. Do vậy, Công ty cần quản lý chặt chẽ tình hình công nợ phải thu, cải thiện công tác thu hồi công nợ để lành mạnh hoá tình hình tài chính, tăng khả năng thanh toán, đảm bảo uy tín của Công ty trước các tổ chức tín dụng các nhà cung cấp và các nhà đầu tư:

- Trong điều khoản thanh toán của các hợp đồng kinh tế cần được quy định chặt chẽ hơn để ra những quy định cụ thể áp dụng cho việc quản lý công nợ phải thu:

+ Khi cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần xem xét các khía cạnh: mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng, tình trạng tài chính tổng quát của doanh nghiệp, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tín dụng, số lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được, giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được, giá bán hàng hoá, dịch vụ dự kiến tiêu thụ được, các khoản chiết khấu chấp nhận, các chi phí phát sinh them do việc tăng các khoản nợ, thời gian thu hồi nợ bình quân, ảnh hưởng của chính sách tín dụng đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

+ Cần có các ràng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng. Phải ràng buộc trách nhiệm của khách hàng thông qua các hợp đồng, thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, thời gian giao nhận và điều kiện về thanh toán. Công ty cần chú trọng đến các điều kiện có tính chất pháp lý khi ký kết các hợp đồng, đặc biệt các hợp đồng từ nước ngoài.

trả nợ đủ và đúng thời hạn, trả ứng trước tiền hàng mua hoặc trả tiển ngay bằng cách chiết khấu phần trăm cho khách hàng trên tổng giá giá trị hàng hóa.

- Đối với các khoản công nợ quá hạn cần áp dụng chế độ phạt, khách hàng phải chịu mức phạt lãi suất như lãi suất quá hạn của ngân hàng để bù đắp thiệt hại cho công ty do bị chiếm dụng vốn.

- Hàng tháng cần kiểm tra chi tiết khoản phải thu khách hàng để lên kế hoạch thu hồi nợ. Đối với những khoản nợ khó đòi, công ty cần có biện pháp xử lý kịp thời đồng thời để đề phòng những khoản nợ phải thu khó đòi công ty cần thiết lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi.

- Nâng cao trách nhiệm của cán bộ kế toán trong việc thu hồi công nợ: ngoài việc theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, thống kê và lên các báo cáo công nợ hàng tuần, cán bộ kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên cập nhật thông tin do phòng kinh doanh và phòng vận hành khu công nghiệp cung cấp về khả năng thanh toán của khách hàng, định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng.

* Khai thác hợp lý nợ phải trả

Nợ phải trả là một nguồn vốn ngắn hạn tạm thời với chi phí thấp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn lưu động của công ty. Vì vậy, Công ty cần khai thác hợp lý nguồn vốn này: vừa tận dụng được nguồn vốn này, vừa có chính sách rõ ràng hợp lý trong việc quản lý các khoản phải trả đảm bảo uy tín với khách hàng kinh doanh lâu dài. Công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: tận dụng các khoản tạm ứng từ chủ đầu tư, quản lý tốt các khoản giữ lại từ nhà thầu phụ, các quan hệ bạn hàng lớn, cung cấp lâu dài để có thể sử dụng chế độ chậm thanh toán, chỉ trả tiền khi các khoản thanh toán đến hạn…. Bên

Công ty cần thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn, lựa chọn các khoản thanh toán thích hợp và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp.

3.2.2.3 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

- Việc dự báo chính xác và lập kế hoạch luồng vốn bằng tiền là cơ sở quản lý vốn bằng tiền một cách có hiệu quả. Một kế hoạch chi tiết về các khoản phải thu, các khoản phải chi sẽ cho phép Công ty lên kế hoạch vay vốn và đầu tư vốn ngắn hạn một cách có hiệu quả nhất. Trong thời gian qua, lượng vốn bằng tiền công ty dự trữ quá lớn (năm 2007 là 113,04 tỷ đồng; năm 2008 là 33,62 tỷ đồng; năm 2009 là 75,34 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ việc xác định nhu cầu vốn lưu động chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có biện pháp để quản lý tốt vốn bằng tiền. Quản lý vốn bằng tiền là một trong những hoạt động quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn lưu động và khả năng thanh toán của Công ty.

- Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động trong kỳ sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, dự trữ lượng vốn bằng tiền hợp lý đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty. Việc quản lý vốn bằng tiền phải đảm bảo việc sử dụng tiền mặt sao cho Công ty không những có đầy đủ lượng tiền cần thiết để đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán mà quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w