Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 37)

-* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc đầu tư cũng như chất lượng quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ sử dụng BQ trong kỳ Trong đó:

TSCĐ sử dụng BQ trong kỳ =

NG TSCĐ đầu kỳ + NG TSCĐ cuối kỳ 2

NG TSCĐ CK = NG ĐK + NG tăng trong kỳ - NG giảm trong kỳ

+- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định được đầu tư sản xuất kinh doanh trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao

Hiệu suất sử dụng VCĐ trong kỳ = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ VCĐ sử dụng BQ trong kỳ

Trong đó vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ là bình quân số học của vốn cố định có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Vốn cố định đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) là hiệu số của nguyên giá tài sản cố định có ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) với khấu hao luỹ kế đầu kỳ (cuối kỳ).

Khấu hao luỹ kế đầu kỳ là khấu hao luỹ kế ở cuối kỳ trước chuyển sang Khấu hao luỹ kế cuối kỳ = Khấu hao luỹ kế đầu kỳ + khấu hao tăng trong kỳ - khấu hao giảm trong kỳ

-+ Hàm lượng vốn cố định : chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

Hàm lượng VCĐ = VCĐ sử dụng BQ trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

-* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số lần chuyển hàng tồn

kho trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này giúp nhà quản lý tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hoá hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tính hiệu quả trong việc quản lý vật tư hàng hoá dự trữ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Vòng quay dự trữ (tồn kho) = Giá vốn hàng hoá Tồn kho BQ trong kỳ Tồn kho BQ trong

kỳ =

Tồn kho ĐK + Tồn kho CK 2

+ Hệ số vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển của vốn lưu động trong một năm. Số vòng quay càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả.

Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ BQ trong kỳ

VLĐ BQ trong kỳ = VLĐ Đ. kỳ + VLĐ C.kỳ 2

-+ Kỳ chu chuyển vốn lưu động: chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Nếu kỳ chu chuyền vốn lưu động càng thấp hay thời gian luân chuyền vốn lưu độngcàng ngắn thì vòng quay vốn lưu động càng lớn.

Kỳ chu chuyển VLĐ = 360

+- Kỳ thu tiền BQ: chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

Kỳ thu tiền BQ = Tổng số ngày trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu

trong kỳ =

Doanh thu bán hàng trong kỳ Các khoản phải thu BQ

Các khoản phải thu VLĐBQ = Các khoản phải thu ĐK + Các khoản phải thu CK Các khoản phải thu BQ

+ Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (vòng quay vốn lưu động): Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao; nghĩa là cùng với một đồng vốn lưu động bỏ ra nhưng lợi ích doanh nghiệp của doanh nghiệp lớn hơn so với trước.

Vòng quay VLĐ trong kỳ = Doanh thu thuần trong kỳ VLĐ BQ trong kỳ

Kỳ tính vòng quay vốn lưu động thường là một năm. Khi đó vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ được tính bằng công thức:

VLĐ sử dụng b.quân trong năm = VLĐ sử dụng BQ các quý trong năm 4

VLĐ sử dụng b.quân trong năm = VLĐ sử dụng BQ các tháng trong năm 12

VLĐ bình quân mỗi tháng là số bình quân giữa vốn lưu động ở đầu tháng và cuối tháng

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ = VLĐ sử dụng BQ trong kỳ Doanh thu thuần 1.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

Xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp dưới giác độ chủ sở hữu về khả năng sinh lợi của vốn dựa vào tỷ số về khả năng sinh lãi, tỷ số này phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực quản lý doanh nghiệp.

Hệ số sinh lợi của vốn: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy vốn sử dụng càng có hiệu quả.

Hệ số sinh lợi của vốn = Lợi nhuận sau thuế Vốn BQ

Trong đó, Vốn BQ là giá trị BQ của giá trị còn lại ĐK và giá trị còn lại CK.

- Hệ số sinh lợi của vốn cố định: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế), thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lợi của tài sản cố định.

Hệ số sinh lợi của VCĐ = Lợi nhuận sau thuế VCĐ BQ

Trong đó, VCĐ BQ là giá trị bình quân của giá trị còn lại đầu kỳ và giá trị còn lại cuối kỳ.

- Hệ số sinh lợi của vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân là số trung bình của giá trị vốn lưu động ở thời điểm đầu kỳ và thời điểm cuối kỳ. Chỉ

tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.

Hệ số sinh lợi của VLĐ = Lợi nhuận sau thuế VLĐ BQ

Lợi nhuận ròng ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trực tiếp sử dụng tài sản lưu động, không tính đến các khoản lãi do các hoạt động khác như hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh ... đem lại..

- Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lợi mà doanh nghiệp mang về nếu họ đầu tư vào doanh nghiệp.

Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu BQ

Khi công ty có sử dụng vốn vay thì tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu sẽ khác nhau. Trong trường hợp công ty sử dụng vốn vay có hiệu quả thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn

Việc sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và tác động đến hoạt động quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông thường, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau:

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều này thể hiện trong việc bố trí cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có cơ cấu vốn khác nhau, từ đó ảnh hưởng tói tốc độ luân chuyển vốn, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là độc quyền hay cạnh tranh, cạnh tranh hoàn hảo hay không hoàn hảo sẽ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Sản phẩm của doanh nghiệp là hàng hóa tiêu dùng có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hơn. Ngược lại, sản phẩm của doanh nghiệp có vòng đời dài, giá trị lớn sẽ làm cho vòng quay của vốn chậm hơn.

1.3.1.2 Nhân tố con người

Con người là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Con người ở đây chính là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Con người là nhân tố trung tâm, quyết định tới sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, giám đốc là người quyết định, có toàn quyền quản lý và sử dụng tiền vốn tài sản của doanh nghiệp, là người chịu trách nhiệm mọi vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nếu quyết định sử dụng vốn của giám đốc là đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại nếu quyết định đó là sai lầm thì sẽ dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh và phá sản. Bên cạnh giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp – đội ngũ tham mưu chính cho giám đốc có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời tình

hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp sẽ giúp cho Giám đốc doanh nghiệp có những quyết định kịp thời, đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng được quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó lực lượng lao động trực tiếp (công nhân…) cũng là nhân tố quan trọng bởi họ trực tiếp thực hiện và tạo ra kết quả kinh doanh, vì vậy để có được kết quả kinh doanh tốt thì người công nhân phải có trách nhiệm cao và tay nghề giỏi. Từ đó doanh nghệp có thể nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm, đạt kết quả kinh doanh cao và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.1.3 Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lý, các chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng vốn, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3.1.4 Nhân tố cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn là phạm trù biểu hiện cách thức kết hợp các nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn bao hàm tỉ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động, vốn chủ sở hữu và vốn vay … Cơ cấu vốn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc tính chi phí khấu hao đối với vốn cố định và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Việc xác định một cơ cấu vốn hợp lý nhất trong từng giai đoạn phát triển giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Một cơ cấu vốn hợp lý giúp doanh nghiệp tránh được

tình trạng thừa, thiếu vốn và sẽ thúc đẩy vốn vận động nhanh hơn. Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:

Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà cửa, trụ sở văn phòng…)

Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ động vốn hay sử dụng sai mục đích.

Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì chứng tỏ doanh nghiệp quá thận trọng và năng lực điều hành chưa tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng một cơ cấu vốn vay tối ưu thì chi phí trả lãi vay được hạch toán là chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp tiết kiệm được thuế cho cổ đông và chủ doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ vay còn bảo vệ được quyền sở hữu chủ của các cổ đông sáng lập. Tuy nhiên , điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp nên đi vay vốn tràn lan hay luôn sử dụng tỷ lệ vốn vay cao, đặc biệt trong tình trạng tỷ suất sinh lời đang kém do đang trong giai đoạn khởi đầu của một dự án dài hơi. Để chia sẻ rủi ro doanh nghiệp cần huy động thêm vốn dài hạn từ các cổ đông mới. Khi đó doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề vốn cho dự án trong khi không thể huy động vốn từ nguồn nợ vay.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan. Trong số đó có một số nhân tố có tác động lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:

1.3.2.1 Môi trường vĩ mô

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước, điều kiện kinh tế xã hội ….

- Môi trường pháp lý: là tổng hòa các quy định luật pháp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự thắt chặt hay lới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản uy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Thông qua pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng cho các doanh nghiệp. Một hệ thống cơ chế, chính sách tốt sẽ tạo ra một môi trường thông thoáng, linh hoạt cho các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ: cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho thị trường tài chính tiền tệ phát triển lành mạnh, hoạt động thông suốt sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn liên tục, tăng số vòng quay vốn, thay đổi cơ cấu vốn một cách linh hoạt, trên cơ sở đó giảm chi phí sử dụng vốn. Ngược lại, nếu chính sách của Nhà nước là hạn chế doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nào đó thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, ví dụ như: không nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, chịu mức thuế cao, không được miễn, giảm thuế …

- Chính sách lãi suất: ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm cho chi phí vốn tăng, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm sụt. Hiện tại Nhà nước đang duy trì chính sách lãi suất cao. Nhà nước ấn định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất cho vay. Lãi suất tiền gửi cao là một khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w