Hiệu quả sử dụng vốn là sự đảm bảo duy trì và nâng cao được giá trị của doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau trong quá trình hoạt động, bất kể có sự biến động của giá cả trên thị trường.
Thông thường hiệu quả sử dụng vốn cao khi sản lượng tiêu thụ cao, doanh thu cao. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ chúng ta thấy sản lượng và doanh thu chỉ là chỉ tiêu về mặt quy mô chứ chưa phải là chỉ tiêu về chất lượng sử dụng vốn. Khi chi phí sản xuất kinh doanh cao tương ứng với doanh thu thì mục tiêu sinh lợi của vốn vẫn chưa đạt được. Do đó không thể căn cứ vào doanh thu và sản lượng làm căn cứ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn có thể được đánh giá thông qua kết quả đầu ra trên chi phí đầu vào. Có ba chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra: lợi nhuận ròng, thu nhập, doanh thu. Trong đó chỉ tiêu lợi nhuận ròng là chỉ tiêu quan trọng nhất, phản ánh rõ ràng nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, nhiều khi doanh nghiệp thực hiện doanh thu trong kỳ lớn nhưng phần doanh thu bị trả chậm, không thu được hay các khoản giảm trừ doanh thu ….. chiếm tỷ trọng quá lớn làm cho số tiền thực thu nhỏ.
Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh những mặt lợi ích mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sử dụng vốn. Tuy vậy, khi xã hội ngày càng phát triển thì hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế mà được hiểu rộng hơn, thể hiện trên hai mặt là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
- Hiệu quả kinh tế: phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh ,doanh, nói lên sức sản xuất, sức sinh lợi của các yếu tố doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Hiệu quả cao khi thu nhập lớn hơn chí phí và tỷ suất lớn hơn chi phí huy động trên thị trường.
Nếu tỷ lệ sinh lợi vốn đầu tư cao hơn lãi suất huy động thì hoạt động sử dụng vốn được coi là có hiệu quả, số chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh bằng sự đóng góp trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Cụ thể là doanh nghiệp đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ trong toàn xã hội, nâng cao văn minh, văn hoá trong tiêu dùng của nhân dân, góp phần giải quyết công việc cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách Nhà nước.
Sự phân chia hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chỉ là tương đối vì có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Hiệu quả sử dụng vốn có thể đánh giá thông qua hiệu quả xã hội mà việc sử dụng vốn mang lại. Đối với một số loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng, việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn không thể chỉ dựa vào lợi nhuận mà phải dựa vào các lợi ích xã hội mà nó mang lại.
Như vậy, tuỳ theo từng cách tiếp cận, tuỳ theo từng lĩnh vực và mục đích nghiên cứu khác nhau sẽ có những quan niệm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn. Tuy vậy, trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của luận văn này, việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chỉ dừng lại ở phạm vi tài chính là phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn có thể diễn đạt dưới nhiều cách khác nhau nhưng đều có điểm chung và có thể hiểu là:
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lợi tối đa và chi phí vốn nhỏ nhất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nghiệp an toàn về mặt tài chính, hạn chể rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp cần chú ý mộtý một số vấn đề sau:
-+ Tránh thất thoát vốn trong quá trình hoạt động, như: mất mát tài sản cố định, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn sử dụng, vốn bị khách hàng chiếm dụng quá thời hạn trong khâu thanh toán
+ - Trong quá trình hoạt động, nguyên tắc đề cao hiệu quả sử
dụng vốn cuối kỳ thu được luôn phải lớn hơn hoặc bằng số vốn đầu tư ở đầu kỳ. Có như vậy doanh nghiệp mới bảo đảm vốn để tiến hành tái sản xuất giản đơn hay tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế có lạm phát, giá cả hàng hoá biến động lớn thì doanh nghiệp phải có biện pháp điều chỉnh tăng nguồn vốn để duy trì khả năng sản xuất hiện tại.