Quy trình tổ chức sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 44)

Một quy trình sản xuất kinh doanh hợp lý, hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suất lao động, tiết kiệm các nguồn lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn từ đó hạn chế các chi phí bất hợp lý, các chi phí phát sinh không cần thiết, giảm thiểu sự lãng phí trong sử dụng vốn, giảm giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3.1.4 Nhân tố cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn là phạm trù biểu hiện cách thức kết hợp các nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn bao hàm tỉ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động, vốn chủ sở hữu và vốn vay … Cơ cấu vốn ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc tính chi phí khấu hao đối với vốn cố định và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Việc xác định một cơ cấu vốn hợp lý nhất trong từng giai đoạn phát triển giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận. Một cơ cấu vốn hợp lý giúp doanh nghiệp tránh được

tình trạng thừa, thiếu vốn và sẽ thúc đẩy vốn vận động nhanh hơn. Giải quyết tốt vấn đề cơ cấu vốn hợp lý chính là thực hiện tốt các mặt:

Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực (vốn đầu tư vào tài sản cố định tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…) và vốn cố định không tích cực (kho tàng, nhà cửa, trụ sở văn phòng…)

Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ thúc đẩy đồng vốn vận động nhanh giữa các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, không bị ứ động vốn hay sử dụng sai mục đích.

Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh thì chứng tỏ doanh nghiệp quá thận trọng và năng lực điều hành chưa tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng một cơ cấu vốn vay tối ưu thì chi phí trả lãi vay được hạch toán là chi phí hợp lý hợp lệ được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp tiết kiệm được thuế cho cổ đông và chủ doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ vay còn bảo vệ được quyền sở hữu chủ của các cổ đông sáng lập. Tuy nhiên , điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp nên đi vay vốn tràn lan hay luôn sử dụng tỷ lệ vốn vay cao, đặc biệt trong tình trạng tỷ suất sinh lời đang kém do đang trong giai đoạn khởi đầu của một dự án dài hơi. Để chia sẻ rủi ro doanh nghiệp cần huy động thêm vốn dài hạn từ các cổ đông mới. Khi đó doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề vốn cho dự án trong khi không thể huy động vốn từ nguồn nợ vay.

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan. Trong số đó có một số nhân tố có tác động lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:

1.3.2.1 Môi trường vĩ mô

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường pháp lý, các chính sách kinh tế của Nhà nước, điều kiện kinh tế xã hội ….

- Môi trường pháp lý: là tổng hòa các quy định luật pháp liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự thắt chặt hay lới lỏng hoạt động của doanh nghiệp được điều chỉnh bằng luật và các văn bản uy phạm pháp luật, bằng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước. Thông qua pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng cho các doanh nghiệp. Một hệ thống cơ chế, chính sách tốt sẽ tạo ra một môi trường thông thoáng, linh hoạt cho các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ: cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho thị trường tài chính tiền tệ phát triển lành mạnh, hoạt động thông suốt sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn liên tục, tăng số vòng quay vốn, thay đổi cơ cấu vốn một cách linh hoạt, trên cơ sở đó giảm chi phí sử dụng vốn. Ngược lại, nếu chính sách của Nhà nước là hạn chế doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nào đó thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, ví dụ như: không nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, chịu mức thuế cao, không được miễn, giảm thuế …

- Chính sách lãi suất: ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng làm cho chi phí vốn tăng, hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm sụt. Hiện tại Nhà nước đang duy trì chính sách lãi suất cao. Nhà nước ấn định sàn lãi suất tiền gửi, trần lãi suất cho vay. Lãi suất tiền gửi cao là một khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ tương đối so với hàng hóa sản xuất trong nước, điều đó sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và sẽ tác động đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp.

- Chính sách thuế: có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, vì sẽ làm điều chỉnh phần lợi nhuận sau thuế, ảnh hưởng trực tiệp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khi các chính sách kinh tế trên thay đổi sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế tăng trưởng thấp thì nhà nước có thể đối phó bằng cách: hạ lãi suất cho vay, tiền gửi, tăng thuế nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn vào hoạt động kinh tế của đất nước, làm cho nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng cao hơn. Ngược lại trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn thì giải pháp đối phó là ngược lại. Với chính sách này sẽ hạn chế được những doanh nghiệp thành lập mới, đồng thời ảnh hưởng đến các kế hoạch đầu tư phát triển của các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của từng doanh nghiệp. Vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào các doanh nghiệp cũng luôn mong có sự ổn định trong chính sách kinh tế của nhà nước để có chiến lược kinh doanh phù hợp, yên tâm kinh doanh.

- Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn diễn ra trong một bối cảnh kinh tế cụ thể như tốc độ tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, mức độ ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, các chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, lãi suất vay vốn, tỷ suất đầu tư…. Mỗi sự

thay đổi của các yếu tố trên đều có tác động đến hoạt động kinh doanh và theo đó là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Môi trường công nghệ: Sự thay đổi của công nghệ sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ sản phẩm, phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu … Vì vậy với sự tiến bộ của công nghệ khoa học kỹ thuật hiện nay, nếu như doanh nghiệp không chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ thì sẽ bị lạc hậu không có sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học thì sẽ giành được điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Môi trường văn hóa – xã hội: Các yếu tố văn hóa – xã hội như phong tục, tập quán, thói quen, sở thích ….ảnh hưởng lớn đến thái độ người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm, doanh thu bán hàng …. từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

Để đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao doanh nghiệp cần phải dự đoán trước để làm chủ được sự thay đổi của môi trường để thích nghi và có những giải pháp phù hợp đề giành cơ hội thuận lợi và khắc phục tối đa những thay đổi tiêu cực của môi trường

1.3.2.2 Nhân tố chi phí vốn

Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất, cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác doanh nghiệp muốn sử dụng cần bỏ ra những chi phí nhất định. Chi phí của vốn là chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động và được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn này để không làm giảm số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu.

Chi phí vốn liên quan đến việc tìm kiếm và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp. Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau gồm vó vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu

thì chi phí cốn được tính bằng chi phí cơ hội – tức là tỷ suất sinh lợi từ các cơ hội đầu tư khác có mức rủi ro tương đương. Đối với vốn vay, chi phí vốn là lãi suất doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ.

Chi phí sử dụng vốn có ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn huy động vốn sao cho đạt được một cơ cấu vốn tối ưu- cơ cấu vốn có chi phí vốn bình quânBQ tối thiểu. Doanh nghiệp cần cân nhắc sao cho giảm chi phí vốn ở mức tối thiểu vì nếu chi phí cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.2.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm số chủng loại và khối lượng của các tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường khí hậu và vị trí địa lý. Những yếu tố này tác động đến sự hình thành, phát triển và tốc độ phát triển của mỗi doanh nghiệp và do đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bởi vì nó ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.4 Các nhân tố khác

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu tác động rất nhiều của các nhân tố khách quan bắt nguồn từ môi trường bên ngoài. Các nhân tố khách quan như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… Thiên tai, chiến tranh có thể tàn phá nhà xưởng, máy móc thiết bị, khiến việc mua sắm đầu vào gặp khó khăn, sản xuất ngừng trệ, khả năng tiêu thụ hạn chế. Theo dõi tình hình biến động về chính trị để có những quyết định sử dụng vốn kịp thời, mua bảo hiểm cho tài sản, đưa ra các biện pháp phòng chống thiên tai, gia cố nhà xưởng đồng thời trích lập các quỹ dự phòng dự phòng rủi ro …. là những biện pháp để hạn chế tác động của các nhân tố này tới hiệu quả sử dụng vốn.

Mỗi doanh nghiệp cần phải đánh giá xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan cũng như nhân tố khách quan để thiết lập được cơ cấu quản lý phù hợp, tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát huy tác động tích cực của cá nhân tố và hạn chế tác động tiêu cực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH VŨ

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và vận hành hoạt động của công tySơ lược về quá trình hình thành và phát triển quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần KCN Đình Vũ có trụ sở đặt tại Khu văn phòng Harbour View, số 4 Phố Trần Phú, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Công ty được chuyển đổi thành cổ phần theo Giấy chứng nhận đầu tư số 022 032 000034 do Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Hải Phòng cấp ngày 12 tháng 6 năm 2008, với tiền thân là Công ty liên doanh TNHH phát triển Đình Vũ được thành lập từ năm 1997 (là liên doanh giữa Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, tập đoàn IPEM của Bỉ, AIG của Mỹ).

Vốn điều lệ của Công ty là 317.842.080.000 đồng (tương đương với 19.865.130 đô-la Mỹ). Trong đó:

- Vốn thuộc sở hữu nhà nước: chiếm 25,1% vốn điều lệ. - Vốn thuộc sở hữu các cổ đông pháp nhân khác: chiếm 74,9%

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

- Xây dựng, vận hành và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Đình Vũ trên diện tích 1.463 ha. Trong đó theo quy hoạch khu công nghiệp tổng hợp là 655 ha, cùng các công trình phụ trợ khác, bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng lỏng với tổng diện tích 130 ha, khu dân cư/thương mại 65 ha,...

Mục tiêu hoạt động của Công ty:

- Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Xây dựng các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, các nhà xưởng tiêu chuẩn, cảng, kho tàng, sân bãi, các công trình đảm bảo môi sinh, môi trường, phòng chống cháy nổ cho KCN Đình Vũ và/hoặc các KCN, khu đô thị khác với mục đích: cho các nhà đầu tư thuê các lô đất đã được xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, cung cấp dịch vụ đầu tư cho các chủ dự án đầu tư hoạt động trong các KCN, khu đô thị,...; thực hiện các dịch vụ kết nối kỹ thuật và cung cấp tiện ích cho các nhà đầu tư trong KCN, khu đô thị.

Hình 1.1. Quy hoạch tổng thể khu Công nghiệp Đình Vũ

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và vận hành hoạt động

Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần KCN Đình Vũ được tổ chức chặt chẽ, bao gồm:

Đại hội đồng cổ đông;

Hội đồng quản trị: là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty.

Ban giám đốc;

Ban giám đốc: Bao gồm Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng giám đốc. Trong đó giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ bộ máy quản lý của công ty, trực tiếp phụ trách: Phòng Nhân sự, Phòng Kinh doanh. Tổng giám đốc có trách nhiệm, có quyền quyết định và điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp luật và là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty trước hội đồng quản trị. Còn 03 Phó Tổng Giám đốc làm nhiệm vụ giúp việc cho Tổng Giám đốc;

Ban kiểm soát; Các phòng ban chức năng:

Phòng kỹ thuật – Vận hành KCN, Phòng kinh doanh, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Kế hoạch, Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự. Hiện tại Công ty có 50 lao động trực tiếp và gián tiếp lao động trong đó có 16 lao động nữ. Đa số lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có tinh thần lao động chăm chỉ và trách nhiệm cao với công việc. Có 3 lao động có trình độ trên đại học, 22 lao động có trình độ đại học.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Phòng Kỹ thuật thi công: Lập dự án, bản vẽ, hồ sơ thiết kế các công trình, giám sát trực tiếp các công trình mới, quản lý máy móc thiết bị.

Phòng Hành chính - Nhân sự: quản lý lao động và giải quyết chính sách cho người lao động, đảm bảo tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bộ phận hành chính tổ chức mua sắm các thiết bị văn phòng, quản lý cơ sở vật chất trong văn phòng, điều hành và quản lý việc sử dụng xe ô tô, quản lý lưu trữ các hồ sơ công văn, giải quyết mọi công việc liên quan đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w