Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức cho ăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 60)

II. Nhân khẩu và Lao động

4.2.3.Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức cho ăn.

6. Trọng lượng hơi XC Kg/Con 75,43 72,25 1,

4.2.3.Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức cho ăn.

cho ăn.

Mục đích của nghề chăn nuôi lợn thịt là thời gian nuôi ngắn, lớn nhanh, tiêu tốn ít thức ăn trọng lượng lợn xuất chuồng và giá bán cao, chất lượng tốt, chi phí lao động gia đỡnh ít. Điều quan tâm đặc biệt trong chăn nuôi lợn thịt là chỉ số tiêu tốn thức ăn càng ít bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu, vì thức ăn chiếm tới 70 - 80% chi phí cho nuôi lợn. Sự hao phí thức ăn nhiều do các

nguyên nhân như thức ăn có phẩm chất kém, tỷ lệ giữa Protein và năng lượng không cân bằng. Hàm lượng xơ quá cao trong thức ăn cũng ảnh hưởng không ít tới khả năng tăng trọng của lợn nuôi thịt. Vì vậy, xây dựng một chế độ ăn và tiêu chuẩn ăn cho lợn thịt là một nhiệm vụ quan trọng của người chăn nuôi. Do vậy để cho lợn sinh trưởng và phát triển một cách cân đối và nhanh chóng thì người chăn nuôi phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho đàn lợn của mình bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn đòi hỏi nhu cầu về thức ăn, đặc biệt là nhu cầu về Protein và năng lượng của lợn thịt là khác nhau. Ở giai đoạn đầu để tạo và phát triển cơ thể, lợn cần nhiều Protein. Càng về sau hàm lượng Protein càng giảm bớt, thức ăn chủ yếu là giàu năng lượng (chất bột đường). Tuy vậy tỷ lệ giữa Protein, năng lượng và các chất khác như canxi, photpho, hàm lượng các vitamin, các nguyên tố vi lượng cũng góp phần quan trọng trong quá trình chuyển hoỏ cỏc chất dinh dưỡng để thành thịt và tăng phẩm chất của thịt lợn.

Muốn nuôi lợn thịt tăng trọng nhanh và tốn ít thức ăn cần phải cho chúng ăn không hạn chế, vì lượng thức ăn lợn ăn vào cơ thể hàng ngày được dùng vào hai mục đích. Trước tiên cho nhu cầu duy trì, phần còn lại cho tăng trọng. Nhu cầu thức ăn duy trì là lượng thức ăn cần thiết để đảm bảo cho con lợn giữ nguyên thể trọng, có nghĩa là không tăng và cũng không giảm thể trọng.

Lợn chỉ tăng trọng khi lượng thức ăn ăn vào lớn hơn nhu cầu duy trì. Lợn sẽ không tăng trọng khi lượng thức ăn ăn vào bằng nhu cầu duy trì không mang lại lợi ích gì cho người chăn nuôi trừ phân và nước tiểu. Theo bảng 4.7 ta thấy, để trọng lượng lợn đạt được 100kg thì nhu cầu về lượng thức ăn là rất lớn và nú cũn phụ thuộc vào thời gian nuôi.

đến 100 kg (tháng) hỗn hợp cần có (kg) 1 kg tăng trọng (kg) 4 5 6 7 8 9 10 297,5 317,5 337,5 357,5 377,5 397,5 417,5 3,5 3,73 3,97 4,20 4,44 4,67 4,91

Nguồn: Viện dinh dưỡng quốc gia

Cụ thể, để lợn nuôi tăng trọng đạt trọng lượng 100kg mất thời gian là 4 thỏng thỡ nhu cầu về thức ăn cần tiêu tốn hết khoảng 297,5 kg lượng thức ăn hỗn hợp, tính bình quân chi phí cho mỗi kg lợn tăng trọng cần 3,5 kg. Còn nếu để lợn nuôi đạt trọng lượng 100kg mất thời gian là 10 thỏng thỡ nhu cầu về thức ăn là rất lớn, trung bình chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng phải mất tới 4,91kg thức ăn và lượng thức ăn hỗn hợp cần cung cấp là 417,5kg.

Như vậy có thể thấy, thời gian nuôi càng dài thì lượng thức ăn cần thiết cung cấp cho lợn tăng trọng để đạt thể trọng tới 100kg càng tăng, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng cũng tăng theo. Các yếu tố trên làm cho giá thành thịt lợn tăng cao. Ngày nay người ta phấn đấu mỗi lợn thịt từ sau khi cai sữa đến khi đạt được 100kg lợn hơi chỉ trong 4 -5 tháng, nhờ đó hiệu quả kinh tế sẽ đạt được mức tối đa.

Theo tiêu chuẩn về dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thì tiêu chuẩn ăn đối với lợn nuôi thịt ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau có nhu cầu sử dụng lượng thức ăn cần thiết là khác nhau. Cụ thể đối với lợn có trọng lượng từ 15 - 20 kg, để tăng trọng được khoảng 400g/ngày thì cần tiêu tốn mất

lượng từ 90- 100kg tăng trọng 550g/ngày cần phải mất tới 3,3 đơn vị thức ăn và năng lượng cần thiết tiêu tốn là 8.597Kcal. Ngoài ra nhu cầu về các yếu tố khác như chất thô, Protein, các chất khoáng vi lượng cũng tăng.

Như vậy để chăn nuôi đạt được được hiệu quả thì người chăn nuôi cần xây dựng được một khẩu phần ăn cho lợn một cách hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của con lợn, tránh lãng phí lượng thức ăn và làm tăng chi phí thức ăn/kg tăng trọng của lợn.

Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên cũng như qua khảo sát, điều tra thực tế chúng ta có thể có một số nhận xét như sau:

Để cho lợn sinh trưởng, phát triển một cách cân đối và tăng trọng nhanh đòi hỏi người chăn nuôi phải xây dựng một chế độ khẩu phần ăn hợp lý cho đàn lợn bởi mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn đòi hỏi nhu cầu về thức ăn, đặc biệt là nhu cầu về Protein và năng lượng của lợn thịt là khác nhau. Đối với những hộ biết áp dụng những tiêu chuẩn và xây dựng khẩu phần ăn cho lợn một cách khoa học sẽ giúp cho lợn sinh trưởng, phát triển và cho tăng trọng nhanh dẫn đến kết quả cũng như hiệu quả chăn nuôi đạt được cao hơn so với những hộ cho lợn ăn một cách tự do, thiếu khoa học. Cụ thể là đối với nhóm hộ áp dụng phương thức cho ăn khoa học thì sau 110 ngày nuôi trọng lượng lợn hơi xuất chuồng trung bình đạt được là 78,5kg/con cao gấp 1,08 lần so với những hộ áp dụng phương thức cho ăn cũ, tự do trong khi đó thời gian nuôi lợn lại ngắn hơn.

Mặt khác do xây dựng được một khẩu phần ăn hợp lý nờn cỏc hộ chăn nuôi đã tiết kiệm được chi phí về thức ăn dẫn đến chi phí thức ăn nhỏ hơn.

Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo phương thức cho ăn.

Chỉ tiêu ĐVT Theo phương thức KH Theo phương thức tự do So sánh (lần)

1. Sè con BQ/Lứa Con 28,50 20,50 1,39

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 60)