PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 43 - 48)

VÀ THẢO LUẬN.

4.1. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA XÃ HẢI TRIỀU.4.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn 4.1.1. Tình hình chung về chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hải Triều.

Từ năm 2000 trở lại đây ngành chăn nuôi của xã Hải Triều có sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nhiều hộ gia đình đã nhận thức được rõ vai trò quan trọng của chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế. Do đó chăn nuôi lợn đã và đang trở thành nghề chính góp phần làm tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhiều nông dân. Những mô hình làm giàu từ chăn nuôi lợn cũng dần được nhân rộng trong xã.

Tình hình phát triển đàn lợn của xã qua 3 năm trở lại đây từ 2004 - 2006 có nhiều biến động, đặc biệt là sau khi dịch cúm ở gia cầm H5N1 bựng phỏt vào đầu năm 2004 dẫn đến sự nhảy vọt của nghề chăn nuôi lợn và liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2004 số hộ chăn nuôi lợn của cả xã là 1.215 hộ đến năm 2006 con số này là 1.324 hộ tăng 6,26% so với năm 2005. Nguyên nhân là do khi dịch cúm gia cầm H5N1 bựng phỏt gõy hoang mang cho người tiêu dùng, làm cho nhu cầu lượng thịt gia cầm giảm trên thị trường và thay vào đó là nhu cầu thịt lợn ngày càng tăng, từ đó kéo theo giá của thịt lợn cũng tăng lên. Trước tình hình đó người nông dân đã tập trung vào chăn nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt, dẫn đến số hộ nuôi lợn thịt cũng tăng lên. Năm 2004 có 1.087 hộ và đến năm 2006 tăng lên 1.275 hộ chăn nuôi lợn thịt, với tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 8,36%. Kết quả là số lượng lợn thịt tăng khá nhanh, năm 2004 có 8.506 con đến năm 2006 có 10.100 con nâng tổng số đàn lợn của xó lờn 10.645 con, tốc độ tăng bình quân đạt 9,0%.

xuất chuồng bỡnh quõn/con trong năm 2006 là 72,40 kg, trung bình mỗi năm tăng 5,95% nâng tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2006 lên 787.800kg, tăng 7,73% so với năm 2005. Đây là tỷ lệ khá cao, chứng tỏ trong chăn nuôi lợn thịt bước đầu đó cú sự đầu tư về chiều sâu, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới vào chăn nuôi làm trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng lên. Tuy nhiên, số lợn nuôi ở các hộ nông dân trong xã chủ yếu là lợn địa phương, lợn lai F1, F2 ( Landrat x Múng Cỏi, Đại Bạch x Múng Cỏi) trong khi đó lợn hướng nạc vẫn chưa được sử dụng nhiều. Đây là một vấn đề tồn tại mà cán bộ địa phương cần quan tâm hơn nữa, chủ trương nạc hoá đàn lợn cần được cụ thể hơn, đặc biệt là sự hỗ trợ cho bà con nông dân về giống, kỹ thuật chăm sóc lợn để chất lượng đàn lợn được cải thiện, hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt ngày càng cao.

Với mục tiêu giảm chi phí trong khâu giống, nhiều hộ đã mạnh dạn chăn nuôi lợn nái để tự sản xuất con giống cung cấp cho gia đình thậm chí cung cấp cho các hộ chăn nuôi lớn có nhu cầu về giống cao. Năm 2006 cả xó cú 545 con lợn nái với 179 hộ chăn nuôi, tăng 50 con so với năm 2005 và tăng 165 con so với năm 2004. Các hộ nuôi từ 4- 5 nái ngày càng nhiều, nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi lớn, bình quân số nỏi/hộ năm 2006 đạt 3,13 con, tăng 9,97 % so với năm 2005, tốc độ bình quân qua 3 năm đạt 113,94%.

4.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra.

4.1.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra.

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ trong xã chúng tôi tiến hành điều tra theo quy mô hộ chăn nuôi lợn thịt. Tổng số hộ điều tra là 65 trong đó hộ quy mô lớn là 20 hộ, hộ quy mô vừa là 30 hộ và hộ quy mô nhỏ là 15 hộ.

Việc ra quyết định sản xuất, chăn nuôi chủ yếu phụ thuộc vào chủ hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy phần lớn chủ hộ là nam giới ở độ tuổi trung niên.

Bảng 4.2. Tình hình chung về các hộ điều tra ở xã Hải Triều.

Chỉ tiêu QM lớn QM vừa QM nhá SL (hé) CC (%) SL (hé) CC (%) SL (hé) CC (%) I. Tổng số hộ điều tra 20 100,00 30 100,00 15 100,00 - Số hộ không có nghề phụ 8 40,00 13 43,33 11 73,33 - Số hộ có nghề phụ 12 60,00 17 56,67 4 26,67

II. Thông tin về chủ hộ

1. Tuổi bình quân 40.1 - 43.27 - 50.2 -

2. Trình độ văn hoá 20 100,00 30 100,00 15 100,00

- Cấp I 0 0,00 4 13,33 6 40,00

- Cấp II 5 25,00 15 50,00 8 53,33

- Cấp III và cao hơn 15 75,00 11 36,67 1 6,67

3. Số hộ đã qua tập

huấn KT 15 75,00 12 40,00 2 13,34

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường là những người trẻ, năng động dám nghĩ dám làm tuổi bình quân là 40,1 tuổi. Trong khi đó các chủ hộ quy mô nhỏ có tuổi đời cao hơn, bình quân 50,2 tuổi, họ là những người từng trải, có kinh nghiệm có tư tưởng làm ăn chắc chắn, sợ rủi ro.

Trình độ văn hoá của chủ hộ có ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn nhận công việc và tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất. Với các hộ quy mô lớn, nhiều chủ hộ có điều kiện học tập, trình độ chủ yếu đã học hết cấp III thậm trí một số chủ hộ còn có điều kiện học ở các trường trung cấp. Với các hộ quy

mô vừa và nhỏ, chủ hộ có trình độ hết cấp III cũn ớt, chủ yếu là hết cấp II và cấp I. Họ là những người đã cao tuổi và trước đây không có điều kiện học hành đầy đủ. Đặc biệt số hộ chăn nuôi lợn thịt được tập huấn kỹ thuật chưa nhiều, chủ yếu là các chủ hộ có quy mô lớn với tinh thần ham học hỏi và có nhu cầu cao, có 75% chủ hộ đã qua tập huấn. Tiêu chí này chỉ đạt 40% đối với hộ quy mô vừa và 13,34% đối với hộ quy mô nhỏ, phần còn lại đa số học qua sách báo, qua kinh nghiệm thực tế của các hộ được tập huấn hoặc chưa có kỹ thuật chăn nuôi (nhất là những hộ có quy mô nhỏ) đây là một trong những khó khăn đối với việc phát triển chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng của xã theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.

Trong số hộ điều tra theo quy mô, số hộ có nghề cho phụ phẩm có tỷ lệ khá cao, đặc biệt là nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn và quy mô vừa. Hộ đã tận dụng lợi thế là nguồn phụ phẩm thừa như bã rượu, bó đậu,cỏm gạo… hay sản phẩm thừa của ngành trồng trọt để phát triển chăn nuôi với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất chăn nuôi lợn thịt.

4.2.2.2. Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt.

Nguồn lực trong nông hộ như vốn, lao động, đất đai là những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, ở mỗi hộ các yếu tố này rất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của hộ.

* Điều kiện về đất đai.

Đất đai là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù không sử dụng nhiều diện tích đất như ngành trồng trọt, nhưng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng cũng phải sử dụng một phần trong tổng diện tích đất thổ cư của nông hộ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi.

Bảng 4.3. Điều kiện sản xuất trong các hộ chăn nuôi lợn thịt ở xã Hải Triều. Chỉ tiêu ĐVT QM lớn QM vừa QM nhá So sánh (lần) Lớn/vừa Lớn/nhỏ Vừa/nhỏ I. Đất đai m2 1. Diện tích đất NN m2 1.533,6 1.670,4 1.651,2 0,918 0,929 1,01 2. Diện tích đất CN Lợn m2 128,56 62,14 24,52 2,069 5,243 2,53 3. Diện tích BQ/ô chuồng m2 4,52 7,34 9,46 0,616 0,478 0,78 4. Diện tích đất canh tác BQ/ Hộ m2 1.332 1.540 1.585 0,86 0,84 0,97

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ nông dân ở Hải Triều huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 43 - 48)