Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 70)

9. Bố cục của luận văn

4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý

a) Xây dựng các qui định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN, tức là điều chỉnh một

cách chi tiết, cụ thể cách thức thực hiện hai qui trình nhằm, trong một số trường hợp, áp dụng kết quả của quy trình này vào các khâu tương ứng của quy trình kia và ngược lại.

Căn cứ pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động xác lập quyền và giám định KDCN được quy định tại các văn bản sau:

+ Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 (Luật số: 36/2009/QH12);

+ Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp);

+ Nghị định 105/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

+ Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;

+ Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

+ Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP;

+ Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; + Quy chế thẩm định đơn đăng ký KDCN theo Quyết định số

2381/QĐ-SHTT ngày 08/12/2009.

Thực tiễn hoạt động giám định cho thấy nhiều trường hợp tiến hành yêu cầu/trưng cầu tại Cơ quan giám định không chỉ nhằm mục đích xử lý hành vi xâm phạm quyền của bên thứ ba, mà còn sử dụng kết quả giám định làm căn cứ để yêu cầu Cơ quan xác lập quyền xem xét cấp văn bằng hoặc khiếu nại hủy bỏ văn bằng bảo hộ hoặc hạn chế phạm vi quyền của đối tượng

được bảo hộ. Trong khi đó, một trong các căn cứ pháp lý để tiến hành giám định thì dựa vào văn bằng bảo hộ, tức là trên cơ sở phạm vi quyền đã được xác lập.

Ngoài ra, để giảm thời gian tiến hành xét nghiệm nội dung đơn trong quá trình xác lập quyền, Cơ quan xác lập quyền có thể sử dụng kết quả của quá trình giám định làm căn cứ để thẩm định, cho phép vận dụng kết luận giám định như là tiền lệ để đưa vào quá trình cấp văn bằng, ngược lại kết quả của quá trình xét nghiệm nội dung cũng được vận dụng như là tiền lệ để đưa vào quá trình giám định xâm phạm.

Để chứng minh nhận định này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn 01 chuyên gia làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xác lập quyền đối với KDCN.

Câu hỏi: Thưa Ông, như đã biết hiện đang tồn tại những mâu thuẫn trong các quy định về xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN, theo Ông cần có những giải pháp gì để khắc phục những mâu thuẫn này?

Trả lời: như Anh đã biết, những mâu thuẫn hiện tại có thể làm ảnh hưởng tới cả hai quá trình: xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN, theo tôi, có lẽ cần phải tiến hành các giải pháp sau đây:

- Xây dựng các qui định pháp luật điều chỉnh một cách chi tiết, cụ thể cách thức thực hiện hai qui trình trên để có thể áp dụng kết quả của quy trình này vào các khâu tương ứng của quy trình kia và ngược lại;

- Đồng thời, có thể sử dụng kết quả giám định làm căn cứ để yêu cầu Cơ quan xác lập quyền xem xét cấp văn bằng hoặc khiếu nại hủy bỏ văn bằng bảo hộ hoặc hạn chế phạm vi quyền của đối tượng được bảo hộ.

* Giải pháp thực hiện: Ban hành văn bản hướng dẫn việc sử dụng kết quả của hai qui trình này hoạt động xác lập quyền và hoạt động giám định.

b) Xây dựng các quy định về nội dung, trình tự và kỹ thuật thực hiện công việc giám định nói chung, KDCN nói riêng; đồng thời cũng quy định cụ thể các dạng/mẫu tài liệu giám định, cách tính phí giám định.

* Trình tự công đoạn (các bước) của quy trình giám định đang áp dụng tại Viện KHSHTT:(12)

+ Công đoạn 1: Tiếp nhận đơn

+ Công đoạn 2: Thụ lý hồ sơ giám định

+ Công đoạn 3: Kiểm tra tình trạng bảo hộ và xác định phạm vi quyền

+ Công đoạn 4: Xác định yếu tố xâm phạm

+ Công đoạn 5: Kết luận giám định

* Quy trình xử lý đơn đăng ký KDCN đang áp dụng tại Cục SHTT:(13)

Lý do của việc xây dựng các quy định về nội dung, trình tự và kỹ thuật thực hiện công việc giám định là nhằm từng bước chuẩn hóa các công đoạn trong quy trình giám định tại Viện KHSHTT từ đó tạo ra các dạng/mẫu tài liệu giám định, đưa ra kết luận giám định một cách chính xác, tin cậy về chuyên môn.

Để chứng minh tính khả thi của quy định trên trong thực tế, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn 01 chuyên gia trong lĩnh vực giám định xâm phạm về kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi: Thưa Ông, để giải quyết mối quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và quá trình giám định xâm phạm quyền đối với KDCN thì lý do nào cho thấy có thể sử dụng kết quả của quá trình giám định xâm phạm quyền đối với quá trình xác lập quyền?

Trả lời: Trong các quy định của pháp luật hiện hành, chưa thấy quy định sử dụng kết quả của quá trình giám định xâm phạm quyền đối với quá trình xác lập quyền, nhưng như Anh đã biết, trong một số trường hợp cơ quan xác lập quyền đã tham khảo kết quả giám định xâm phạm quyền đối với KDCN, thực tế này có vẻ ngược vì người ta thường cho rằng quá trình giám định xâm phạm quyền đối với KDCN phải sử dụng kết quả của quá trình xác lập quyền.

Về cơ sở pháp lý của việc sử dụng kết quả giám định như là một trong những chứng cứ hỗ trợ cho hoạt động thực thi và phục vụ một số công đoạn trong quá trình xác lập quyền thì nó phù hợp với quy định tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ- CP và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN; việc đưa ra kết quả giám định được thực hiện do cơ quan giám định chuyên môn độc lập, có vai trò hỗ trợ cho hoạt động thực thi quyền cũng như xác lập quyền theo quy định của pháp luật.

* Giải pháp thực hiện: Ban hành một quy chế về hoạt động giám định

(tương tự như Quy chế thẩm định đơn KDCN) trên cơ sở các công đoạn đã được xây dựng tại Viện.

c) Nghiên cứu, bổ sung các quy định cần thiết nhằm xác định rõ vai trò của hoạt động giám định hỗ trợ cho hoạt động thực thi, hoạt động xác lập quyền, cụ thể là việc sử dụng kết quả giám định như là một chứng cứ pháp lý cần thiết đối với các vụ việc xét xử về xâm phạm quyền SHTT nói chung, đối với KDCN nói riêng, đồng thời phục vụ một số công đoạn trong quá trình xác lập quyền.

Lý do của việc sử dụng kết quả giám định như là một trong những chứng cứ hỗ trợ cho hoạt động thực thi và phục vụ một số công đoạn trong quá trình xác lập quyền là (i) phù hợp với quy định tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ- CP và Thông tư 01/2007/TT-BKHCN; (ii) việc đưa ra kết quả giám định được thực hiện do cơ quan giám định chuyên môn độc lập, có vai trò hỗ trợ cho hoạt động thực thi quyền cũng như xác lập quyền theo quy định của pháp luật.

* Giải pháp thực hiện: Bổ sung quy định này một cách chi tiết, cụ thể hơn tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hoặc sửa đổi Quy chế thẩm định đơn KDCN của Cục SHTT vào thời điểm thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)