Thực tiễn vận hành mối quan hệ này ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 55)

9. Bố cục của luận văn

3.2. Thực tiễn vận hành mối quan hệ này ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thực tiễn mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN được vận hành trên cơ sở các quy định pháp luật về SHTT, chủ yếu là áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, các Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ và Quy chế thẩm định đơn đăng ký KDCN của Cục Sở hữu trí tuệ. Cơ sở pháp lý cho việc vận hành mối quan hệ này được làm rõ tại Bảng 3.1.

(8) J. Benjamin Bai, Peter J. Wang and Helen Cheng. 2007. What Multinational Companies Need to Know about Industrial Design Litigation in China

Bảng 3.1: Cơ sở pháp lý cho việc vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền đối với KDCN (9)

Văn bản pháp luật Căn cứ chủ yếu của việc xác lập quyền

Căn cứ chủ yếu của việc giám định xâm phạm

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 (Luật số: 36/2009/QH12)

Phần thứ nhất: Những quy định chung; Phần thứ ba: Quyền sở hữu công nghiệp – Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền SHCN - Mục 2: Điều kiện bảo hộ đối với KDCN, Chương VIII: Xác lập quyền… - Mục 1 đến Mục 4: các quy định đối với KDCN

Điều 123: Quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN, Điều 124: Sử dụng đối tượng SHCN, Điều 125: Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng SHCN, Điều 126: Hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN…, Điều 131: Quyền tạm thời đối với KDCN…, Điều 134: Quyền sử dụng trước đối với KDCN…, Điều 201: Giám định về SHTT, Điều 204: Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT

Nghị định 103/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)

Chương I: Những quy định chung – Điều 1 đến Điều 5; Chương II: Xác lập quyền SHCN – Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 13, Điều 14, Điều 16: Phạm vi quyền SHCN, Điều 21: Sử dụng đối tượng SHCN Nghị định 105/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Điều 6: Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ; Điều 10: Yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN; Điều 16 - 20: Xác định thiệt hại; Điều 39-53: giám định sở hữu trí tuệ

Văn bản pháp luật Căn cứ chủ yếu của việc xác lập quyền

Căn cứ chủ yếu của việc giám định xâm phạm

Nghị định 119/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định

105/2006/NĐ-CP

Điều 39: Nội dung và lĩnh vực giám định SHTT; Điều 42: Tổ chức giám định SHTT; Điều 43: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định SHTT; Điều 44: Giám định viên SHTT; Điều 50: Giám định bổ sung, giám định lại; Điều 51: Kết luận giám định

Nghị định 122/2010/NĐ- CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

103/2006/NĐ-CP

Bổ sung các Khoản 2a, 2b Điều 36 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP Chương I: Thủ tục xác lập quyền SHCN – Mục 1: Những quy định chung; Mục 4: Thủ tục đăng ký KDCN

Chương II: Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền SHCN…

Điểm 33.7: Đặc điểm tạo dáng của KDCN; 35.1: Đánh giá sự tương tự của KDCN; 35.7: Đánh giá tính mới của KDCN

Thông tư 01/2008/TT- BKHCN ngày 25/02/2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp

Từ mục I đến mục V: Các quy định về điều kiện, hình thức hoạt động giám định SHCN

Quy chế thẩm định đơn đăng ký KDCN theo

Từ Điều 1 đến Điều 64 Điều 42: Nguyên tắc đánh giá sự khác biệt của

Văn bản pháp luật Căn cứ chủ yếu của việc xác lập quyền

Căn cứ chủ yếu của việc giám định xâm phạm Quyết định số 2381/QĐ- SHTT ngày 08/12/2009 KDCN; Điều 43: Kết luận về tính mới của KDCN; Điều 44: Cơ sở để đánh giá tính sáng tạo; Điều 45: Đánh giá tính sáng tạo của KDCN

Trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan đến xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN được tại Bảng 3.1, có thể rút ra một số nhận xét về việc vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN như sau:

- Các quy định về xác lập quyền đối với KDCN được thể hiện một cách tương đối đầy đủ, chi tiết, rõ dàng và có hệ thống từ Luật SHTT, Nghị định hướng dẫn cho tới các văn bản hướng dẫn dưới luật như Thông tư, Quy chế, trong đó nhiều quy định được vận dụng làm căn cứ pháp lý cho việc giám định xâm phạm KDCN. Các quy định này là căn cứ pháp lý cho cả 04 nội dung giám định: xác định phạm vi bảo hộ của KDCN, xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm KDCN, xác định có hay không sự trùng/tương tự giữa đối tượng giám định và KDCN được bảo hộ, xác định giá trị của KDCN và xác định giá trị thiệt hại. Về cơ bản, hoạt động giám định xâm phạm KDCN, đều có thể được triển khai trên cơ sở các quy định pháp lý mang tính chất nguyên tắc.

- Các quy định về nội dung, tổ chức giám định đã được làm rõ hơn tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP (Điều 39, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 50, Điều 51) so với các quy định về hoạt động giám định tại Nghị định 105/2006/NĐ-CP (Điều 39). Như trước đây, có sự chồng chéo về chức năng giám định và xác lập quyền trong trường hợp phải giám định như yêu cầu “xác định khả năng bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ” hoặc “xác định phạm vi quyền SHCN được bảo hộ”... và trên thực tế giám định tại Cơ quan

giam định, các yêu cầu này đều bị từ chối tránh chồng chéo, tác động ngược đến hiệu lực văn bằng bảo hộ KDCN.

Đặc biệt, trước đây có ý kiến cho rằng phạm vi giám định chỉ dừng lại ở việc “xác định yếu tố xâm phạm quyền”, không mở rộng tới việc “đánh giá và kết luận về hành vi xâm phạm quyền” với lý do cho rằng việc đánh giá và kết luận về hành vi là thuộc thẩm quyền cơ quan thực thi chứ không phải thuộc thầm quyền của cơ quan giám định. Hiện nay, theo các quy định được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP, thì hoạt động giám định được quy định khá cụ thể: về lĩnh vực giám định có 04 nội dung, các tổ chức được hoạt động giám định, quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định, điều kiện về giám định, giám định bổ sung, giám định lại, văn bản kết luận giám định.

- Cũng theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP, giá trị pháp lý của văn bản kết luận giám định đã được làm rõ, tránh tình trạng như trước đây có sự hiểu nhầm về kết luận hành vi xâm phạm quyền. Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì văn bản kết luận giám định là “một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc…” và để tránh sử dụng kết luận giám định như một văn bản hành chính thì “… Văn bản kết luận giám định không đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ việc tranh chấp” (Điều 55 Nghị định 119/2010/NĐ-CP).

- Xét về khía cạnh học thuật, thông tin và kỹ thuật, việc vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN là nói chung là tương đồng với thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc giám định xâm phạm KDCN chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ việc xác lập quyền, cụ thể là có nhiều công đoạn phụ thuộc vào kết quả của việc xác lập quyền.

Chẳng hạn như việc kiểm tra căn cứ xác lập và hiệu lực quyền đối với KDCN hoàn toàn dựa vào chứng cứ là văn bằng bảo hộ do Cơ quan cấp văn bằng cấp hoặc được lấy ra từ Sổ đăng ký quốc gia về KDCN; việc xác định phạm vi quyền và xây dựng công thức bảo hộ làm căn cứ để so sánh với đối tượng giám định dựa trên yêu cầu bảo hộ với sự bổ trợ của phần mô tả,

hỉnh/ảnh kèm theo Bằng ĐQKDCN hoặc các tài liệu theo đuổi đơn đăng ký được lưu giữ tại Cơ quan cấp văn bằng; việc so sánh đối tượng giám định và KDCN được bảo hộ được thực hiện theo kỹ thuật tương tự áp dụng trong quy trình thẩm định tính mới trong quá trình xác lập quyền, cụ thể là tiến hành so sánh lần lượt các đặc điểm tạo dáng với các tiêu chí về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí, mầu sắc. Dưới đây là một số ví dụ để làm rõ hơn về thực tiễn vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN trong thực tiễn hoạt động giám định tại Cơ quan giám định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)