Xác định yếu tố xâm phạm quyền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 63)

9. Bố cục của luận văn

3.2.2.Xác định yếu tố xâm phạm quyền

Ví dụ 2: Việc xác định yếu tố xâm phạm quyền trong các vụ việc giám định được thực hiện trên cơ sở áp dụng tương tự quy trình thẩm định tính mới của quá trình xác lập quyền, tức là tiến hành so sánh lần lượt các đặc điểm tạo dáng của KDCN được bảo hộ với các đặc điểm tương ứng của đối tượng bị xem xét, tiêu chí so sánh cũng áp dụng trong quá trình xác lập quyền, đó là so sánh về hình khối, đường nét, bố trí, tương quan vị trí và màu sắc (nếu có) giữa KDCN được bảo hộ và đối tượng bị xem xét (sử dụng 04 vụ việc nêu trong ví dụ 1). (11)

(i) So sánh đối tượng bị xem xét Nhãn vở “Four seasons” với KDCN “Nhãn vở” được bảo hộ theo cả 03 phương án của Bằng độc quyền KDCN số 12543 trên cơ sở công thức bảo hộ và công thức xác định đối tượng bị xem xét.

- Hình/ảnh sử dụng để so sánh: Ảnh chụp tổng thể dạng trải rộng (3 phương án).

- Tiêu chí so sánh: Hình khối, bố trí và tương quan vị trí.

- Tiến hành so sánh từng đặc điểm tạo dáng ở phần công thức bảo hộ với các đặc điểm tạo dáng tương ứng ở phần công thức xác định đối tượng bị xem xét: kết quả so sánh thấy rằng yếu tố bị ngờ là tương tự với cả 3 phương án của KDCN vì các đặc điểm tạo dáng cơ bản đều giống/tương tự nhau (có dạng hình chữ nhật vê tròn 4 góc, chiều dài bằng 13cm, chiều rộng bằng khoảng 1/5 chiều dài, được chia thành 02 phần theo chiều dọc; phần bên trái chiếm khoảng 0.30 chiều dài, phần bên phải chiếm khoảng 4/5 chiều dài được chia thành 02 phần nhỏ…), còn các đặc điểm tạo dáng khác nhau đều khó

nhận biết và khó ghi nhớ, chỉ là sự khác nhau về nhãn hiệu và nội dung thông tin sản phẩm.

- Kết luận Yếu tố bị nghi ngờ (Nhãn vở “Four seasons” – Đối tượng giám định” là không khác biệt đáng kể với KDCN “Nhãn vở” đang được bảo hộ thể hiện tại cả 03 phương án theo Bằng độc quyền KDCN số 12543.

- Kết luận giám định: Nhãn vở “Four seasons” có hình dáng bên ngoài thể hiện tại Mẫu vật giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN “Nhãn vở” đang được bảo hộ theo cả 03 phương án của Bằng độc quyền KDCN số 12543.

(ii) So sánh đối tượng bị xem xét Bao gói sản phẩm “ZUUREA” với KDCN “Bao đựng phân bón” được bảo hộ theo phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 13015 trên cơ sở công thức bảo hộ và công thức xác định đối tượng bị xem xét.

- Hình/ảnh sử dụng để so sánh: Ảnh chụp tổng thể dạng trải rộng và ảnh chụp mặt trước.

- Tiêu chí so sánh: Hình khối, bố trí và tương quan vị trí, màu sắc.

- Tiến hành so sánh từng đặc điểm tạo dáng ở phần công thức bảo hộ với các đặc điểm tạo dáng tương ứng ở phần công thức xác định đối tượng bị xem xét: kết quả so sánh thấy rằng yếu tố bị ngờ là tương tự với phương án 3 của KDCN vì các đặc điểm tạo dáng cơ bản đều giống/tương tự nhau (có dạng hình chữ nhật; mặt trước có in nhãn hiệu nằm trên nền đỏ, có dải băng hình chữ nhật uốn lượn và đặt trên 04 đường kẻ thẳng; mặt sau có hình tròn khuyết nằm lệch về bên trái …), còn các đặc điểm tạo dáng khác nhau đều khó nhận biết và khó ghi nhớ, chỉ là sự khác nhau về nhãn hiệu và nội dung thông tin sản phẩm (các đặc điểm tạo khác không cơ bản).

- Kết luận Yếu tố bị nghi ngờ (Bao gói sản phẩm “SUUREA” – Đối tượng giám định” là không khác biệt đáng kể với KDCN “Bao đựng phân bón” đang được bảo hộ theo phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 13015.

- Kết luận giám định: Bao gói sản phẩm “SUUREA” có hình dáng bên ngoài thể hiện tại Mẫu vật giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN “Bao đựng phân bón” đang được bảo hộ theo phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 13015.

(iii) So sánh đối tượng bị xem xét Bình phun thuốc trừ sâu “JTX-3A” với KDCN “Bình phun thuốc trừ sâu” được bảo hộ theo phương án 1 và phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 14749 trên cơ sở công thức bảo hộ và công thức xác định đối tượng bị xem xét.

- Hình/ảnh sử dụng để so sánh: Mặt trước/sau, mặt trái/phải, mặt trên/dưới, mặt bên.

- Tiêu chí so sánh: Hình khối, bố trí và tương quan vị trí.

- Tiến hành so sánh từng đặc điểm tạo dáng ở phần công thức bảo hộ với các đặc điểm tạo dáng tương ứng ở phần công thức xác định đối tượng bị xem xét: kết quả so sánh thấy rằng yếu tố bị ngờ là tương tự với phương án 1 và phương án 3 của KDCN vì có các đặc điểm tạo dáng giống/tương tự nhau đều là các đặc điểm tạo dáng nổi bật, dễ nhận biết và dễ gây cảm giác ấn tượng về sản phẩm (theo phương án 1, cả hai đều có dạng hình hộp chữ nhật, gồm 03 phần: thân bình, đế bình và miệng bơm; phía trên có quai xách nằm giữa nhô lên, miệng bình ở bên phải có nắp đậy nhô lên, bộ phận bơm ở bên trái gồm có: thiết bị nén và cần bơm nằm ngoài bình với đầu dưới gắn vào đế bình; dưới quai xách có các rãnh lõm hình chữ nhật và hình bình hành; chỗ tiếp giáp với đế bình có phần lồi ra cao hơn mặt thân bình với cạnh trên cong hướng lên trên ở mặt trước; đế bình có chân; theo phương án 3, đều có các đặc điểm tương tự như theo phương án 1 nhưng không có các rãnh lõm hình chữ nhật và hình bình hành bên dưới quai xách).

Còn các đặc điểm tạo dáng khác nhau đều là các yếu tố có tính chất tiểu tiết, khó nhận biết và khó ghi nhớ đối với người tiêu dùng bởi đó là các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng về mặt bố trí và thẩm mỹ, còn các đặc điểm tạo

dáng khác nhau đều khó nhận biết và khó ghi nhớ, chỉ là sự khác nhau về nhãn hiệu và nội dung thông tin sản phẩm.

- Kết luận Yếu tố bị nghi ngờ (Bình phun thuốc trừ sâu JTX-3A – Đối tượng giám định” là không khác biệt đáng kể với KDCN “Bình phun thuốc trừ sâu” đang được bảo hộ theo phương án 1 và phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 14749 vì chỉ khác nhau bởi các đặc điểm tạo dáng không cơ bản và giống nhau (tương tự nhau) bởi các đặc điểm tạo dáng cơ bản.

- Kết luận giám định: Bình phun thuốc trừ sâu JTX-3A có hình dáng bên ngoài thể hiện tại Mẫu vật giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN “Bình phun thuốc trừ sâu” đang được bảo hộ theo phương án 1 và phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 14749.

(iv) So sánh đối tượng bị xem xét Nhãn sản phẩm bột đắp mặt nạ “Trường Thịnh – Mask Face Powder” theo Mẫu 3 và Mẫu 4 với KDCN “Nhãn bột đắp mặt nạ” được bảo hộ theo cả 03 phương án của Bằng độc quyền KDCN số 8121 trên cơ sở công thức bảo hộ và công thức xác định đối tượng bị xem xét.

- Hình/ảnh sử dụng để so sánh: Ảnh chụp dạng tổng thể trải rộng. - Tiêu chí so sánh: Hình khối, bố trí và tương quan vị trí, màu sắc.

- Tiến hành so sánh từng đặc điểm tạo dáng ở phần công thức bảo hộ với các đặc điểm tạo dáng tương ứng ở phần công thức xác định đối tượng bị xem xét:

+ Kết quả so sánh thấy rằng Đối tượng bị xem xét - Mẫu 3 là khác biệt đáng kể với cả 03 phương án của KDCN vì có các đặc điểm tạo dáng khác nhau đều là các đặc điểm tạo dáng nổi bật, dễ nhận biết và dễ gây cảm giác, ấn tượng về sản phẩm, tức là các đặc điểm tạo dáng cơ bản (trên Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ: ở cả 03 phương án, hình người phụ nữ đều không rõ mặt, đeo kính đen, đầu quấn khăn trắng, mặc áo tắm hở vai, hình vuông có nền màu đỏ, chữ màu xanh, góc trái phía trên bên trong hình vuông là một hình bầu dục có số 727; hai bên có hình cây nấm, bên dưới có chữ “Lingzhi”

(Phương án 1); chữ “Strawberries” (Phương án 2); hai bên có hình cây tảo và chữ “Fucus” (Phương án 3); còn trên Đối tượng bị xem xét thì hình người phụ nữ đang cười, không đeo kính, không quấn khăn, hình vuông có nền màu xanh, chữ màu đỏ, góc trái phía trên bên ngoài hình vuông là dải băng; hai bên có hình chùm dâu tây (Phương án 1 và Phương án 3 không có); bên dưới có chữ “Trường Thịnh” và “Mask Face Powder” đặt trong dải băng đỏ); còn các đặc điểm tạo dáng còn lại giống nhau (tương tự/trùng nhau).

+ Kết quả so sánh thấy rằng Đối tượng bị xem xét - Mẫu 4 là khác biệt đáng kể với cả 03 phương án của KDCN vì có các đặc điểm tạo dáng khác nhau đều là các đặc điểm tạo dáng nổi bật, dễ nhận biết và dễ gây cảm giác, ấn tượng về sản phẩm, tức là các đặc điểm tạo dáng cơ bản (trên Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tương tự như đã mô tả ở trên; còn trên Đối tượng bị xem xét cũng tương tự như đã mô tả theo Mẫu 3 nhưng khác với Mẫu 4 là hai bên có hình 03 mặt nạ; bên dưới có chữ “Trường Thịnh” và “Mask Face Powder” đặt trong dải băng đỏ; còn các đặc điểm tạo dáng còn lại giống nhau (tương tự/trùng nhau).

- Kết luận Đối tượng bị xem xét theo Mẫu 3 và Mẫu 4 (sản phẩm Nhãn bột đắp mặt nạ Mask Face Powder” là khác biệt đáng kể với KDCN “Nhãn bột đắp mặt nạ” đang được bảo hộ theo cả 03 phương án Bằng độc quyền KDCN số 8121, tức là Đối tượng bị xem xét cơ bản không phải là bản sao của KDCN được bảo hộ theo cả 03 phương án của Bằng độc quyền KDCN số 8121.

- Kết luận giám định: Không có căn cứ để kết luận rằng Sản phẩm nhãn bột đắp mặt nạ “Trường Thịnh – Mask Face Powder – Mẫu 3” có hình dáng bên ngoài thể hiện tại Tài liệu giám định là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN “Nhãn bột đắp mặt nạ” đang được bảo hộ theo cả 03 phương án 3 của Bằng độc quyền KDCN số 8121.

* Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua một số ví dụ ở trên có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN hiện nay chủ yếu là mối quan hệ

phụ thuộc, trong đó việc giám định xâm phạm KDCN phụ thuộc nhiều hơn vào việc xác lập quyền, còn việc xác lập quyền chịu ảnh hưởng ít hơn từ việc giám định. Do đó, thực tiễn hiện nay cho thấy hoạt động thực thi nói chung, giám định xâm phạm KDCN nói riêng chưa thể có tác động ngược trở lại đến hoạt động xác lập quyền hay nói cách khác kết quả từ quá trình giám định xâm phạm quyền chưa được sử dụng trong quá trình xác lập quyền.

CHƯƠNG 4

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XÁC LẬP QUYỀN VÀ GIÁM ĐỊNH KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 63)