Thực tiễn ở châu Âu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 51)

9. Bố cục của luận văn

3.1.2. Thực tiễn ở châu Âu

Các vụ việc xử lý xâm phạm quyền đối với KDCN được tiến hành tại tòa án quốc gia theo pháp luật của quốc gia mình kể cả các văn bằng bảo hộ theo hệ thống bảo hộ chung của Cộng đồng Châu Âu. Ở nhiều quốc gia, các vụ việc giải quyết xâm phạm quyền thường được giải quyết đồng thời với việc yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ. Tòa án quốc gia có thể hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ do Cơ quan cấp văn bằng của Châu Âu cấp, tuy nhiên trên thực tế các tòa án thường áp dụng các quy định và quy tắc riêng của mình để quyết định các vấn đề liên quan đến hiệu lực văn bằng bảo hộ, chẳng hạn như về tính mới hoặc tính sáng tạo. Trong các vụ việc xâm phạm KDCN, tòa án có thể trưng cầu ý kiến chuyên môn của Cơ quan cấp văn bằng về phạm vi và hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp này, ý kiến chuyên môn của Cơ quan cấp văn bằng được coi là chứng cứ chuyên môn phục vụ việc xét xử, không có tác động tới quyết định của tòa án quốc gia. Để phục vụ cho quá trình xét xử, các bên liên quan đến vụ việc có thể yêu cầu tòa án quốc gia chỉ định chuyên gia giám định để cung cấp chứng cứ chuyên môn.

Trên thực tế, các vụ việc xâm phạm KDCN ở các nước Châu Âu và các bên có liên quan đến vụ việc xâm phạm thường tiến hành khởi kiện ở một số nước có tòa án chuyên giải quyết xâm phạm KDCN (như Anh, Đức, Pháp) với lý do thẩm phán ở các quốc gia này được coi là có kinh nghiệm cần thiết để xử lý vụ việc.

Các chuyên gia này thường có vai trò là chuyên gia giám định do các bên hoặc tòa án chỉ định. Văn bản giám định của các chuyên gia đó, hay còn gọi là chứng cứ chuyên gia, có vai trò quan trọng trong các vụ việc xét xử, kể các các vụ việc được xét xử theo hệ thống của Cộng đồng Châu Âu. Dưới đây là một số dẫn chứng về vai trò của chuyên gia giám định trong thực tiễn xét xử xâm phạm KDCN ở một số nước Châu Âu.

Tại Pháp, các vụ việc xét xử xâm phạm KDCN do tòa án dân sự giải quyết, một số trường hợp nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sẽ đưa lên tòa án hình sự. Phán quyết của tòa án đối với văn bằng bảo hộ nói chung, bằng độc quyền KDCN nói riêng có hiệu lực không chỉ phạm vi lãnh thổ quốc gia mình mà còn có hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ của châu Âu có chỉ định bảo hộ tại Pháp. Trong các vụ việc xét xử, chỉ có tòa án mới được quyền chỉ định chuyên gia giám định để đánh giá đối tượng bị cáo buộc xâm phạm có thuộc phạm vi bảo hộ hoặc có xâm phạm quyền hay không. Báo cáo giám định của chuyên gia giám định do tòa án chỉ định trong nhiều trường hợp được coi là có tính chất quyết định đối với kết quả xét xử. Trong một số trường hợp, các bên liên quan đến vụ việc có thể thuê chuyên gia giám định riêng nhằm củng cố thêm các căn cứ chứng minh trước tòa nhưng chỉ mang tính tư vấn chứ không mang tính quyết định đối với kết quả xét xử của tòa án.

Tại Anh, các vụ việc liên quan đến xâm phạm quyền đối với KDCN do tòa án địa phương hoặc tòa án chuyên trách kề KDCN giải quyết. Ý kiến chuyên môn của chuyên gia giám định nếu được phép của tòa án sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các vụ việc. Thực tế xét xử tại Anh cho thấy để trở thành một chuyên gia giám định về SHTT thì người đó phải có kiến thức chuyên môn sâu về các vấn đề pháp lý và kỹ thuật của vụ việc, đồng thời có khả năng lập luận, thuyết phục trước tòa án. Trong quá trình xét xử, tòa án tại Anh đôi khi tham khảo và áp dụng pháp luật của một số nước trong Liên minh Châu Âu.

Tại Đức, các vụ việc xâm phạm KDCN do 12 tòa án khu vực chuyên trách giải quyết, mỗi tòa án đều có bộ phận chuyên biệt về KDCN. Cũng tương tự như ở Pháp, chỉ có tòa án mới có quyền chỉ định chuyên gia giám định tham gia xét xử trước tòa. Chuyên gia này là người độc lập, khách quan và có vai trò là người tư vấn cho tòa án. Các bên có liên quan cũng có thể tự thuê chuyên gia giám định riêng để theo đuổi vụ việc nhưng ý kiến chuyên môn/báo cáo giám định của chuyên gia này chỉ có tính chất tham khảo, không được coi là chứng cứ chuyên môn trước tòa. Trong trường hợp có sự khác

nhau giữa hai ý kiến/báo cáo giám định của hai chuyên gia, thì chỉ có chuyên gia giám định do tòa án chỉ định sẽ được giải thích trước tòa về ý kiến/báo cáo giám định của mình và thẩm phán sẽ là người quyết định.

Tại Hà Lan, các vụ việc xâm phạm KDCN do tòa án chuyên trách ở Lahay giải quyết. Phán quyết của tòa án này không chỉ có hiệu lực đối với văn bằng bảo hộ được cấp ở Hà Lan mà còn đối với văn bằng bảo hộ do Liên minh Châu Âu cấp có chỉ định bảo hộ tại Hà Lan. Trong các vụ việc xét xử có cả một số thành viên của Cơ quan cấp văn bằng của Hà Lan tham dự. Tương tự như ở Hoa Kỳ, tòa án có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên liên quan chỉ định một chuyên gia giám định độc lập. Chuyên gia này có trình độ chuyên môn tương ứng và có trách nhiệm lập báo cáo giám định. Ngoài ra, các bên có liên quan cũng có thể thuê chuyên gia giám định riêng và báo cáo giám định của chuyên gia này cũng được coi như là chứng cứ chứng minh trước tòa.

Tại Tây Ban Nha, các vụ việc xâm phạm KDCN do tòa án chuyên trách về thương mại và một số tòa án khác có thẩm quyền xét xử về SHTT theo thủ tục dân sự. Phán quyết của tòa án không chỉ liên quan đến hiệu lực của văn bằng bảo hộ KDCN được cấp tại Tây Ban Nha mà còn đối với văn bằng bảo hộ do châu Âu cấp có chỉ định bảo hộ tại Tây Ban Nha. Cũng tương tự như các nước khác, các bên có thể tự mình hoặc yêu cầu tòa án chỉ định chuyên gia giám định để cung cấp ý kiến/báo cáo giám định trước tòa. Tương tự như ở Anh, pháp luật của một số nước trong Liên minh châu Âu cũng được tòa án tham khảo và áp dụng.(6)

Tóm lại, qua thực tiễn tố tụng tại Châu Âu, vai trò của chuyên gia giám định trong thực tiễn xét xử và vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và thực thi quyền đối với KDCN là tương tự như ở Hoa Kỳ. Nhìn chung các quyết định của tòa án về phạm vi bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ ở

(6) - Freshfields Bruckhuas Derignger. 2007. Patent Design Litigation in Europe: England, France, Germany, Italy, Spain;

các vụ xét xử có tính bắt buộc thi hành đối với cơ quan cấp văn bằng và trong nhiều trường hợp xét xử được quyết định dựa trên ý kiến chuyên môn của chuyên gia giám định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ pháp lí giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về kiểu dáng công nghiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)