9. Bố cục của luận văn
2.1. Các khía cạnh pháp lý
Có thể khẳng định khía cạnh pháp lý của việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN chịu sự ảnh hưởng, tác động của những quy định, yếu tố/sự kiện pháp lý trong các công đoạn khác nhau của hai quy trình này. Các quy định pháp luật ở đây được hiểu là các quy phạm, quy tắc, quy chuẩn điều chỉnh mục đích, nội dung, cách thức thực hiện, kết quả và ý nghĩa pháp lý của từng công đoạn trong mỗi quy trình. Các yếu tố/sự kiện pháp lý được hiểu là kết quả, sự kiện, dấu mốc... trong một công đoạn của quy trình này có vai trò ảnh hưởng về mặt pháp lý với công đoạn khác của quy trình kia.
Việc xác lập quyền chủ yếu được điều chỉnh bởi các quy định tương ứng của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể cả các quy chế, hướng dẫn của Cơ quan cấp văn bằng ban hành. Nội dung của các quy định này là đặt ra các tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện việc xem xét và đưa ra quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN, đặc biệt là cách thức tiến hành thẩm định nội dung (cách thức đánh giá tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp). Đối với việc giám định xâm phạm KDCN,
hệ thống pháp luật có quy định về điều kiện và nội dung giám định nhưng không có quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện việc giám định, do đó việc thực hiện chủ yếu theo các nguyên tắc của tổ chức giám định/chuyên gia giám định đặt ra phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực chung về trình tự giám định và các quy định pháp luật hiện hành về KDCN. Như vậy, cả hai hoạt động này về cơ bản được điều chỉnh theo hệ thống luật thành văn, riêng việc giám định xâm phạm có xu hướng áp dụng thêm cả hệ thống luật án lệ nhằm phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp trên thực tế.
Tuy nhiên, cả hai hệ thống đó đều có những quy tắc, chuẩn mực pháp lý chung về việc so sánh hai KDCN với nhau. Đối với việc xác lập quyền, quy tắc so sánh đặc điểm tạo dáng của KDCN nêu trong đơn với các đặc điểm tạo dáng của KDCN đối chứng đã biết để đánh giá tính mới, nghĩa là xem xét sự có mặt của một hoặc nhiều đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong KDCN đối chứng (đặc điểm khác biệt cơ bản) để đánh giá tính mới; và để đánh giá tính sáng tạo của KDCN nghĩa là xem xét việc đưa các đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt vào trong KDCN nêu trong đơn có phải là hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng hay không.
Tương tự như vậy, đối với việc giám định xâm phạm KDCN để đánh giá tính mới cũng áp dụng quy tắc so sánh các đặc điểm tạo dáng của đối tượng bị xem xét với các đặc điểm tạo dáng tương ứng của KDCN được bảo hộ để đánh giá mức độ trùng/tương tự hay khác biệt, nghĩa là xem xét sự hiện diện của một hoặc nhiều đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong đối tượng bị xem xét; và để đánh giá tính sáng tạo của KDCN cũng là xem xét sự trùng/tương tự hay khác biệt giữa hai đặc điểm tạo dáng cơ bản với nhau trên cơ sở hiểu biết người có trình độ hiểu biết trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
Như vậy, việc xác lập quyền đối với KDCN và việc giám định xâm phạm KDCN có sự khác nhau về trình tự, thủ tục thực hiện nhưng lại có quy tắc, chuẩn mực pháp lý chung, thống nhất việc đánh giá mức độ tương tự giữa hai KDCN, đặc biệt là nguyên tắc đánh giá tính mới của KDCN. Như
vậy, những quy tắc, chuẩn mực pháp lý này có thể áp dụng trong cả việc xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN.
Xét về mối quan hệ giữa các yếu tố/sự kiện pháp lý trong các công đoạn khác nhau được phản ánh trong tài liệu thể hiện kết quả của mỗi công đoạn hoặc tập hợp các công đoạn thì việc xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN cũng có ảnh hưởng, tác động đến nhau – các tài liệu này được gọi là các chứng cứ pháp lý. Các chứng cứ pháp lý được sử dụng làm căn cứ để thực hiện những công việc nhất định trong quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm.
Các chứng cứ pháp lý của quá trình xác lập quyền gồm có: biên nhận đơn và thông tin về KDCN tại tờ khai đăng ký KDCN; thông báo kết quả thẩm định hình thức và dữ liệu về việc công bố đơn; báo cáo kết quả thẩm định nội dung đơn và Bằng độc quyền KDCN; các tài liệu khác trong quá trình xác lập quyền liên quan đến phạm vi và hiệu lực bảo hộ, kể cả các tài liệu xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ, các thông tin về khiếu nại, hiệu lực bảo hộ.
Các chứng cứ pháp lý của quá trình giám định KDCN gồm có: biên nhận đơn và thông tin về KDCN được bảo hộ, đối tượng giám định tại tờ khai yêu cầu/trưng cầu giám định; kết quả tra cứu thông tin/dữ liệu của KDCN được bảo hộ hoặc đối tượng giám định; văn bản kết luận giám định hoặc văn bản xử lý yêu cầu phản đối kết luận giám định (nếu có yêu cầu của Người nộp đơn hoặc của các bên có liên quan).
* Các yếu tố/sự kiện pháp lý trong mối quan hệ giữa việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN
Trên cơ sở các công đoạn khác nhau trong quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN, mối quan hệ giữa các yếu tố/sự kiện pháp lý trong hai quá trình này được khái quát tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các yếu tố/sự kiện pháp lý trong mối quan hệ giữa việc xác lập quyền và việc giám định xâm phạm KDCN
Quá trình giám định xâm phạm KDCN Quá trình xác lập quyền đối với KDCN (i) Tiếp nhận/thụ lý đơn yêu cầu
giám định
(ii) Kiểm tra tình trạng bảo hộ, xác định phạm vi quyền (iii) Xác định yếu tố xâm phạm (iv) Kết luận giám định (v) Xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định
(i) Tiếp nhận đơn -
(ii) Thẩm định hình thức
-
(iii) Công bố đơn - -
(iv) Thẩm định nội dung
- (v) Ra quyết định về
việc cấp bằng độc quyền; Đăng bạ, công bố bằng độc quyền
-
(vi) Xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/khiếu nại
Ghi chú: Các ký hiệu trong Bảng 2.1 được hiểu như sau:
"-": Hai quy trình không có ảnh hưởng/không có tác động với nhau
" ": Có ảnh hưởng/có tác động một chiều từ quy trình xác lập quyền sang quy trình giám định xâm phạm quyèn
" ": Có ảnh hưởng/có tác động lẫn nhau giữa hai quy trình
Để giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa các yếu tố/sự kiện pháp lý trong các công đoạn của việc xác lập quyền và đối với KDCN và việc giám định xâm phạm KDCN tại Bảng 2.1 được hiểu như sau:
- Việc tiếp nhận đơn, thẩm định hình thức đơn đăng ký KDCN, công bố đơn (công đoạn (i), (ii) và (iii) của quá trình xác lập quyền) có ảnh hưởng (tác động) tới việc tiếp nhận/thụ lý đơn yêu cầu giám định, việc xác định phạm vi
quyền, việc xác định yếu tố xâm phạm quyền, việc kết luận giám định và xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định
Đơn đăng ký KDCN được tiếp nhận và ghi nhận ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Trong trường hợp ngày nộp đơn đăng ký KDCN được chấp nhận hợp lệ, việc đánh giá yếu tố xâm phạm phải xem xét tới thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ (mốc tính hiệu lực của văn bằng là ngày nộp đơn). Kết quả đánh giá yếu tố xâm phạm là một trong những nội dung quan trọng để đưa ra kết luận giám định và xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định.
- Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, việc cấp văn bằng bảo hộ (công đoạn (iv), (v) của quá trình xác lập quyền) có ảnh hưởng (tác động) tới việc kiểm tra tình trạng bảo hộ/xác định phạm vi quyền, việc đánh giá yếu tố xâm phạm, việc kết luận giám định, việc xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định; ngược lại, việc giám định xâm phạm có ảnh hưởng (tác động) tới việc thẩm định nội dung đơn đăng ký, việc cấp văn bằng bảo hộ.
Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký KDCN là xác định bản chất của KDCN nêu trong đơn, đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp; đồng thời xác định phạm vi bảo hộ của KDCN. Các tài liệu nêu trong đơn, bao gồm báo cáo tra cứu KDCN đối chứng, các tài liệu về phạm vi bảo hộ của Cơ quan cấp văn bằng và của người nộp đơn tại bản mô tả KDCN, báo cáo kết quả thẩm định nội dung là những căn cứ pháp lý để ra quyết định về việc cấp văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ là cơ sở pháp lý quan trọng xác định ai là chủ sở hữu, thời hạn sử dụng, phạm vi lãnh thổ sử dụng, bản chất của KDCN… Đây là cơ sở của việc kiểm tra tình trạng bảo hộ và xác định phạm vi quyền đối với KDCN trong quá trình giám định xâm phạm quyền. Việc xác định rõ phạm vi bảo hộ cũng là cơ sở để để tiến hành công việc đánh giá yếu tố xâm phạm, nghĩa là xây dựng công thức để tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng của KDCN với các đặc điểm tương ứng của đối tượng giám định để đánh giá tính tương tự của hai KDCN.
Việc đánh giá yếu tố xâm phạm và đưa ra kết luận giám định hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả công việc so sánh về kết quả so sáng nói trên. Nói cách khác, kết quả so sánh cho biết tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của đối tượng giám định có nằm trong phạm vi bảo hộ hay không và là cơ sở để kết luận có phải là yếu tố xâm phạm quyền hay không. Đây cũng là điều kiện để đưa ra kết luận giám định và xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định.
Kết quả của việc đánh giá yếu tố xâm phạm, kết luận giám định và xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định cũng có thể tác động tới việc thẩm định nội dung đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ KDCN trong trường hợp người yêu cầu/trưng cầu giám định dùng kết quả đó làm thông tin hoặc tài liệu bổ trợ nhằm đánh giá tính mới, tính sáng tạo cho việc phản đối đơn đăng ký hoặc phản đối hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Nếu kết quả của việc đánh giá yếu tố xâm phạm chỉ ra đối tượng giám định không phải là yếu tố xâm phạm quyền vì khác biệt với KDCN được bảo hộ, thì kết quả này có thể sẽ được dùng làm thông tin/căn cứ phục vụ việc đánh giá KDCN nêu trong đơn có tính mới, tính sáng tạo hay không; hoặc nếu kết quả của việc đánh giá yếu tố xâm phạm cho biết yếu tố bị nghi ngờ là yếu tố xâm phạm vì trùng hoặc tương tự với KDCN được bảo hộ, thì kết quả này có thể được sử dụng làm căn cứ tiến hành hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ KDCN nếu đối tượng giám định đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn đăng ký KDCN.
- Việc xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/khiếu nại (công đoạn 6 của việc xác lập quyền) có ảnh hưởng (tác động) tới việc tiếp nhận đơn yêu cầu giám định, việc kiểm tra tình trạng bảo hộ/xác định phạm vi quyền, xác định yếu tố xâm phạm quyền, kết luận giám định, xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định; ngược lại, việc giám định ảnh hưởng tới việc xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Đơn yêu cầu/trưng cầu giám định có thể bị từ chối tiếp nhận/thụ lý khi có cơ sở để khẳng định rằng quyền đối với KDCN đang ở trạng thái tranh chấp từ việc yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ hoặc
khiếu nại về hiệu lực văn bằng bảo hộ dẫn đến có thể không tồn tại khả năng xâm phạm quyền. Trong trường hợp có cơ sở để khẳng định kết quả xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/khiếu nại về hiệu lực bảo hộ làm cho hiệu lực của văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hoặc hủy bỏ, quyền đối với KDCN không còn tồn tại hoặc không được xác lập quyền khi đó sẽ không xảy ra khả năng xâm phạm quyền và đơn yêu cầu giám định có thể bị từ chối tiếp nhận/thụ lý hoặc nếu đang được thụ lý thì sẽ không có căn cứ để kết luận về yếu tố xâm phạm, kết luận giám định hoặc xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định. Trong trường hợp kết quả xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ/khiếu nại về phạm vi bảo hộ làm thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi bảo hộ thì việc giám định xâm phạm KDCN sẽ phụ thuộc vào kết quả xử lý.
Kết quả của việc đánh giá yếu tố xâm phạm, kết luận giám định và xử lý ý kiến phản đối kết luận giám định cũng ảnh hưởng tới việc xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ/khiếu nại về hiệu lực, phạm vi bảo hộ tương tự như ảnh hưởng tới việc thẩm định nội dung đơn đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ KDCN.