9. Bố cục của luận văn
4.2.4. Xây dựng qui trình giám định
Đây là nhiệm vụ rất cần thiết trong hoạt động giám định nhằm qui chuẩn hóa một cách khoa học các bước tiến hành giám định. Đối với hoạt động xác lập quyền, thì qui trình xét nghiệm đơn vẫn đang được thực hiện từ trước đến nay theo Quy chế xét nghiệm, có chăng chỉ cần bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp hơn nữa khi có những qui định mới về việc áp dụng tiền lệ giữa hai qui trình xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN. Như vậy, căn cứ vào thực tiễn hoạt động giám định về KDCN tại Viện KHSHTT, có thể đưa ra một số bước quan trọng sau đây:
Bước 1: Phương pháp giám định
- Làm rõ các căn cứ pháp luật để tiến hành giám định xâm phạm KDCN, cụ thể là các quy định tại Điều 65.2 Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 16.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 122/2010/NĐ; Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP; Điểm 33.7 và 35.1 Thông tư 01/2007/TT- BKHCN.
- Làm rõ các điều kiện để kết luận về yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN, cụ thể là (i) Đối tượng bị xem xét không phải là đối tượng được bảo hộ, cũng không phải là đối tượng lixăng mà bên nhận là người sử dụng đối tượng đó; (ii) Đối tượng bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản
trùng hoặc không thể phân biệt được sự khác biệt với Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ (Đối tượng bị xem xét là bản sao hoặc về cơ bản là bản sao của Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ).
Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hộ
- Làm rõ các thông tin liên quan đến tình trạng bảo hộ, cụ thể là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ, thời hạn hiệu lực, tên KDCN, phân loại, phương án bảo hộ, số hình/ảnh kèm theo văn bằng.
- Làm rõ các thông tin về phạm vi bảo hộ, cụ thể là mô tả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN được bảo hộ.
Bước 3: Xác định đối tượng bị xem xét (Đối tượng giám định)
- Làm rõ đối tượng bị xem xét được thể hiện dưới dạng tài liệu giám định hoặc mẫu vật giám định; nhận dạng/đánh dấu đối tượng bị xem xét để phân biệt với KDCN được bảo hộ.
Bước 4: So sánh giữa đối tượng bị xem xét và KDCN được bảo hộ
- Xem xét các điều kiện nêu tại Bước 1 có được đáp ứng hay không, cụ thể là Đối tượng bị xem xét có hay không phải là đối tượng được bảo hộ hoặc có hay không phải là đối tượng được lixăng (chuyển giao quyền sử dụng), được chuyển nhượng (chuyển giao quyền sở hữu).
- So sánh đối tượng bị xem xét với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, cụ thể là đối tượng bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không thể phân biệt được sự khác biệt với KDCN được bảo hộ hay không (Đối tượng bị xem xét có phải là bản sao hoặc về cơ bản là bản sao của Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hay không).
Bảng 4.1: so sánh Đối tượng bị xem xét thứ nhất với KDCN được bảo hộ
KDCN được bảo hộ Đối tượng bị xem xét
Kết quả so sánh Trùng Tương
tự
Khác biệt
Tên KDCN, phân loại Các hình/ảnh thể hiện KDCN được bảo hộ
Tên đối tượng
Các hình/ảnh thể hiện đối tượng bị xem xét
X - - Mô tả tổng thể: hình khối, đường nét, bố trí (tương quan vị trí), màu sắc Mô tả tổng thể: hình khối, đường nét, bố trí (tương quan vị trí), màu sắc - X - Mô tả mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/hai mặt bên: hình khối, đường nét, bố trí (tương quan vị trí), mầu sắc
Mô tả mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/ hai mặt bên: hình khối, đường nét, bố trí (tương quan vị trí), mầu sắc
- - X
Bước 5: Phân tích, đánh giá giữa đối tượng bị xem xét và KDCN được bảo hộ
- KDCN và đối tượng bị xem xét được coi là trùng nhau nếu có tất cả các đặc điểm tạo dáng (cả đặc điểm tạo dáng cơ bản và đặc điểm tạo dáng không cơ bản) là trùng nhau về hình dạng tổng thể, các mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/hai mặt bên (hình khối, đường nét, bố trí, màu sắc). Nghĩa là về tổng thể, đối tượng bị xem xét khác biệt không đáng kể so với KDCN được bảo hộ, tức là Đối tượng bị xem xét cơ bản là bản sao của KDCN được bảo hộ.
- KDCN và đối tượng bị xem xét được coi là tượng tự nhau nếu có các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng/tương tự nhau về hình dạng tổng thể, các mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/hai mặt bên (hình khối, đường nét, bố trí, màu sắc); còn các đặc điểm tạo dáng không cơ bản khác chỉ là các đặc điểm không dễ nhận biết, không dễ ghi nhớ và không tạo nên ấn tượng về sản phẩm. Nghĩa là về tổng thể, đối tượng bị xem xét khác biệt không đáng kể so với KDCN được bảo hộ, tức là Đối tượng bị xem xét cơ bản là bản sao của KDCN được bảo hộ.
- KDCN và đối tượng bị xem xét được coi là khác biệt nhau nếu có tất cả đặc điểm tạo dáng (cả đặc điểm tạo dáng cơ bản và đặc điểm tạo dáng không cơ bản) khác biệt về hình dạng tổng thể, các mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/hai mặt bên (hình khối, đường nét, bố trí, màu sắc). Nghĩa là về tổng thể, đối tượng bị xem xét khác biệt đáng kể so với KDCN được bảo hộ, tức là Đối tượng bị xem xét cơ bản không phải là bản sao của KDCN được bảo hộ.
- KDCN và đối tượng bị xem xét được coi là khác biệt nhau nếu có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản khác biệt (cho dù các đặc điểm tạo dáng cơ bản khác và các đặc điểm tạo dáng không cơ bản là trùng/tương tự nhau) về hình dạng tổng thể, các mặt trước/mặt sau/mặt trên/mặt dưới/hai mặt bên (hình khối, đường nét, bố trí, màu sắc). Nghĩa là về tổng thể, đối tượng bị xem xét khác biệt đáng kể so với KDCN được bảo hộ, tức là Đối tượng bị xem xét cơ bản không phải là bản sao của KDCN được bảo hộ.
Bước 6: Kết luận về yếu tố xâm phạm
- Căn cứ kết luận kết luận về yếu tố xâm phạm: Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐCP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP và việc đáp ứng các điều kiện như nêu ở Bước 1. Trường hợp điều kiện thứ nhất (đối tượng bị xem xét là KDCN được bảo hộ hoặc là đối tượng li-xăng) thì không cần tiến hành Bước 4, 5 và có thể kết luận là không có yếu tố xâm phạm quyền hoặc không có căn cứ để tiến hành giám định.
- Đối tượng bị xem xét bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với KDCN được bảo hộ nếu thỏa mãn cả hai điều kiện, cụ thể là (i) Đối tượng bị xem xét không phải là đối tượng được bảo hộ, cũng không phải là đối tượng lixăng mà bên nhận là người sử dụng đối tượng đó, và (ii) Đối tượng bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản trùng hoặc không thể phân biệt được sự khác biệt với Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ (Đối tượng bị xem xét là bản sao hoặc về cơ bản là bản sao của Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ).
- Đối tượng bị xem xét không phải là yếu tố xâm phạm quyền nếu chỉ thỏa mãn một trong hai điều kiện, cụ thể là (i) Đối tượng bị xem xét không phải là đối tượng được bảo hộ, cũng không phải là đối tượng lixăng mà bên nhận là người sử dụng đối tượng đó, và (ii) Đối tượng bị xem xét không phải là bản sao hoặc về cơ bản không phải là bản sao của Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
PHẦN KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN ở Việt Nam cũng như trên thế giới, học viên đã so sánh, phân tích và đánh giá một cách tổng quát các công đoạn được thực hiện của hai quá trình này nhằm làm sáng tỏ bản chất phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN. Qua các nội dung đã được nghiên cứu từ Chương I đến chương II, có thể thấy rằng khái niệm, nội dung, trình tự thực hiện việc xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN cũng như vị trí, ý nghĩa của hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong nhiều công đoạn của quá trình giám định phải dựa vào kết quả của việc xác lập quyền (tình trạng bảo hộ, xác định phạm vi quyền, thông tin về việc theo đuổi đơn…), ngược lại kết quả của việc giám định có thể tác động đến công đoạn ra quyết định về việc cấp Bằng độc quyền KDCN (công đoạn quan trọng nhất là xét nghiệm nội dung), xử lý yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ/khiếu nại…
Đồng thời qua việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý, học thuật, thông tin và kỹ thuật của hai quá trình cũng có thể khẳng định rằng mặc dù hai quá trình này được thực hiện một cách độc lập với nhau nhưng về khía cạnh pháp lý thì kết quả của quá trình này có thể tác động đến kết quả của quá trình kia và ngược lại; có những vấn đề mang tính chất học thuật của quá trình này có thể được áp dụng tương tự ở quá trình kia, nguồn thông tin phục vụ quá trình này có thể trở thành công cụ để thực hiện quá trình kia và ngược lại; thực tiễn và kỹ thuật thực hiện một số công việc trong việc thẩm định nội dung thuộc quá trình xác lập quyền và việc xác định yếu tố xâm phạm quyền thuộc quá trình giám định có thể được áp dụng cho nhau, thống nhất với nhau về nguyên tắc và cách thức thực hiện.Qua việc nghiên cứu thực tiễn vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN ở một số
nước trên thế giới như đã đề cập tại Chương III, Nhóm tác giả cho rằng mối quan hệ này không hoàn toàn tương đồng giữa các nước. Một số nước phát triển (Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu) thì việc coi ý kiến của chuyên gia giám định có vai trò quyết định trong việc xử lý xâm phạm và quyết định tới hiệu lực bảo hộ đối với KDCN; còn một số nước khác trong đó có Việt Nam thì việc giám định xâm phạm quyền và thực thi quyền còn phụ thuộc nhiều vào việc xác lập quyền, tuy nhiên vai trò của chuyên gia giám định (giám định viên) gần đây mới được coi trọng và có xu hướng phù hợp với mô hình của những nước phát triển nói trên.
Trên cơ sở các vấn đề được nghiên cứu ở trên, học viên đã đề xuất một số nội dung liên quan đến giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật về mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN tại Chương IV.
Để vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN một cách có hiệu quả hơn, cũng như là có sự đồng bộ với việc vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm sáng chế, nhãn hiệu, học viên đã đưa ra một số nguyên tắc và giải pháp tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện các qui định pháp lý (bao gồm cả khía cạnh học thuật, thông tin và kỹ thuật thực hiện) nhằm áp dụng đối với cả hai hoạt động xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về sở hữu trí tuệ, www.vipri.gov.vn
1.1.Luật Sở hữu trí tuệ, 2005, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được sửa đổi bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009;
1.2.Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; 1.3.Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 105/2006/NĐ-CP;
1.4.Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
1.5.Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP;
1.6.Quy chế thẩm định đơn đăng ký KDCN theo Quyết định số 2381/QĐ- SHTT ngày 08/12/2009 của Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Các tài liệu, đề tài nghiên cứu khoa học:
2.1.Nguyễn Hữu Cẩn, Viện KHSHTT, 2010, Đề án “Nghiên cứu quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm sáng chế”;
2.2.Trần Nam Long, Viện KHSHTT, 2010, Đề án “Nghiên cứu quan hệ giữa quá trình xác lập quyền và giám định xâm phạm nhãn hiệu”;
2.3.Viện KHSHTT, 2009, Quy trình nghiệp vụ giám định; 2.4.Viện KHSHTT, Hướng dẫn nộp đơn giám định;
2.5.Viện KHSHTT, Hồ sơ giám định số KD 038-10 YC ngày 12/08/2010; 2.6.Viên KHSHTT, Hồ sơ giám định số KD 040-10 YC ngày 23/08/2010; 2.7.Viện KHSHTT, Hồ sơ giám định số KD 010-11 YC ngày 19/02/2010; 2.8.Viện KHSHTT, Hồ sơ giám định số KD 017-11 YC ngày 03/03/2010. 3. Kathlessn Petrich. Mark Lee. Thomson West. 2009. Expert witneses:
Intellectual Property cases 2009-2010
4. USPTO. 2009. USPTO Publisher Examination Guideline for Obviousness in Light of the Supreme Court.
5. Robert N.Mole. 2007. The Role and Function of Expert Witness. http://netk.net.au.
6. Pinsent Maisons LLP. 2010. Expert Witnesses and Expert Advisers 7. Freshlields Bruckhaus Deringer. 2003. New Community Design
Rights. www.practicallaw.com/global.
8. Christopher J. Reck. 2011. Design Patent Litigation and Procurement. 9. Freshfields Bruckhuas Derignger. 2007. Patent Design Litigation in
Europe: England, France, Germany, Italy, Spain.
10. David W.Hill and Shinichi Murata. 2007. Industrial Design in Japan. Akron Intellectual Property Journal.
11. Robynne Sandes. 2006. The Use of Expert Evidences in Court Proceedings and Oppositions.
12. J. Benjamin Bai, Peter J. Wang and Helen Cheng. 2007. What Multinational Companies Need to Know about Industrial Design Litigation in China.
13. Elliot L. Stern. 2010. Patent Design Analysis and Infringement Determination.
14. Timothy P. Maloney. 2000. Patent Design Litigation in the United State.
15. Edward W. Funk. 2008. Industrial Design Infringement.
16. James Housel. 2010. Patent Design Infringement Analysis. USPTO. 17. John L. North and Laura Fahey Fertsts. 2005. Effective Use of Exper
Witnesses in Industrial Design Litigation. Intellectual Asset Management Magazine.
18. Carlos Flores Laboy, Mary M. Calkins and Debra A. Lange. 2010. Court-Appointed Expert in Industrial Design Cases. Washington. USA. 19. International Bureau. 2004. Enlarged Concept of Novelty: Initial Study
Applications Under SPLT. WIPO.
20. Abraham J. Rosner. 2010. Infringement Analysis, www.sughrue.com. 21. Sangyook Cha (2009), Legal Protection of Design or Applied Art With
the focus on the comparison of the Korean and Japan legal approaches to design law, unfair competition law and copyright law for design, IIP Bulletin 2009.
22. Jean-François Guillot (2008), Copyright Protection for Design and Applied Art In France, Prenton, Merseyside, CH43 Full Address.
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
(Ảnh chụp/bản vẽ KDCN và đối tượng giám định)
Ảnh chụp đối tượng giám định Ảnh chụp/bản vẽ KDCN số 8121
Ảnh chụp đối tượng giám định Ảnh chụp/bản vẽ KDCN số 12543