9. Bố cục của luận văn
4.2.3. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn thông tin
a) Xây dựng cơ chế khai thác thông tin bổ trợ cho việc xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền phục vụ việc tra cứu, đánh giá và đưa ra kết luận chuyên môn cho từng công đoạn trong mỗi một quy trình.
* Giải pháp thực hiện: Việc xây dựng được tiến hành một cách
chính thức, thường xuyên giữa Viện KHSHTT và Cục SHTT trên cơ sở trích xuất dữ liệu điện tử từ hệ thống IPAS của Cục sang hệ thống cơ sở dữ liệu tra cứu của Viện.
b) Xây dựng phần mềm tra cứu cơ sở dữ liệu giám định, trong đó có dữ liệu về kết quả giám định của Viện KHSHTT cũng như các tài liệu hướng dẫn khai thác, sử dụng các nguồn dữ liệu tham khảo khác phục vụ hoạt động giám định.
* Giải pháp thực hiện: Cơ sở dữ liệu giám định điện tử của Viện
KHSHTT được xây dựng độc lập với các dữ liệu tra cứu khác, dữ liệu được cập nhật từ công đoạn tiếp nhận đơn đến trả kết quả giám định và thuận tiện cho việc tra cứu, tìm kiếm chi tiết các hồ sơ giám định, các dạng kết luận của từng vụ việc giám định.
c) Xây dựng phần mềm và cơ chế khai thác có hiệu quả Thư viện điện tử về SHTT của Viện nhằm cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn vận hành mối quan hệ giữa xác lập quyền và giám định xâm phạm KDCN trong nước và trên thế giới.
* Giải pháp thực hiện: Thư viện điện tử về SHTT được xây dựng
trên cơ sở phần mềm tra cứu riêng, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận của công chúng bằng cách đưa vào website của Viện.
Để chứng minh cơ sở thực tiễn của nhận định vừa nêu, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn 01 chuyên gia đã có nhiều năm hoạt động giám định SHCN và đã thu được kết quả như sau:
Câu hỏi: Thưa Ông, xin Ông cho biết những khó khăn mà Ông đã gặp phải trong quá trình khai thác các nguồn thông tin để phục vụ cho việc giám định xâm phạm KDCN và để khắc phục những khó khăn này, theo Ông cần phải có những giải pháp gì?
Trả lời: như Anh đã biết, nghề giám định mà tôi đang phục vụ sẽ thất bại nếu không có những nguồn thông tin đáng tin cậy và chắc chắn sẽ thất bại nếu tồn tại những nguồn thông tin không đầy đủ, trong những trường hợp kết quả giám định sẽ sai, gây khó khăn cho cơ quan thực thi.
Bởi vậy, để khắc phục những bất cập vừa nêu thì nhất thiết cần có cơ chế khai thác thông tin bổ trợ cho việc xác lập quyền và giám định xâm phạm quyền phục vụ việc tra cứu, đánh giá và đưa ra kết luận chuyên môn cho cả quá trình xác lập quyền và quá trình giám định xâm phạm quyền.
Về phương án thực hiện, theo tôi, có lẽ nên xây dựng cơ sở dữ liệu để trao đổi thông tin giữa cơ quan xác lập quyền và cơ quan giám định xâm phạm quyền. Điểm rất cần lưu ý đối với việc này là tính kịp thời của thông tin trong cơ sở dữ liệu, bởi vì như Anh đã biết, đối với nghề này mà thông tin chỉ cần chậm một ngày thì hậu quả sẽ khó lường, khi cơ quan thực thi đã ban hành quyết định xử lý trên cơ sở sử dụng kết luận giám định thiếu thông tin!
(Nam, chuyên gia về SHCN)